Tin tức / Việt Nam
Quan chức Việt Nam ‘xạc’ nhà thầu Trung Quốc
Liên quan tới nguồn vốn cho dự án triển khai thực hiện từ năm 2008, ngoài khoản gần 140 triệu đôla từ chính phủ Việt Nam, số còn lại là vốn vay ưu đãi hơn 400 triệu đôla của Trung Quốc.
07.01.2015
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mới trực tiếp chỉ trích một nhà thầu Trung Quốc vì để xảy ra hai sự cố làm một người chết và ít nhất 3 người bị thương tại một dự án đường sắt trọng điểm ở thủ đô của Việt Nam.
Trước đó, một cơ quan thuộc Bộ này đã yêu cầu ông Thăng có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để yêu cầu chấn chỉnh tổng thầu EPC của nước này.
Trong đoạn video đăng tải trên mạng, ông Thăng lớn tiếng chỉ thẳng tay vào mặt một đại diện của nhà thầu Trung Quốc đứng im nghe quan chức Việt Nam chỉ trích.
Ông Nguyễn Tuấn Dinh, Trưởng phòng Công trình đường sắt thuộc Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng việc lựa chọn tập đoàn của Trung Quốc được tiến hành “kỹ càng, theo đúng quy định của phấp luật”.
Theo báo chí trong nước, liên quan tới nguồn vốn cho dự án triển khai thực hiện từ năm 2008, ngoài khoản gần 140 triệu đôla từ chính phủ Việt Nam, số còn lại là vốn vay ưu đãi hơn 400 triệu đôla của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay, khoản tiền “đội giá” của dự án này đã lên tới hơn 300 triệu đôla.
Về vấn đề vốn của Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố:
“Và kể cả các ông hướng vào chuyện vay vốn thì chúng tôi báo cáo Chính phủ ngừng việc vay vốn lại, dùng nguồn vốn khác, chứ không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để vay vốn được”.
Tin cho hay, tổng thầu là của Trung Quốc, nhưng các nhà thầu phụ thực hiện công trình lại là phía Việt Nam.
Trong các bình luận đăng tải trên website của VOA tiếng Việt, một độc giả viết:
“Cũng phải thấy rằng các nhà thầu phụ Việt Nam năng lực và thiết bị thi công quá kém nên mới xảy ra như vậy. Tại sao mà nước ngoài rất ngại khi thuê họ. Chỉ có ham rẻ kèm theo mục đích chính trị thì họ mới thuê thôi!”
Sau khi bị ông Thăng cảnh cáo, ông Châu Vũ, đại diện nhà thầu chính của Trung Quốc, nói:
“Chúng tôi cũng hiểu là dự án này ảnh hưởng rất lớn tới cả xã hội Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía chúng tôi”.
Mới đây nhất, hôm 6/1, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ nhiệm một tân tổng giám đốc người Việt phụ trách dự án đường sắt trên cao gặp nhiều sự cố ở Hà Nội, sau khi giáng chức người tiền nhiệm của ông này.
Bộ này cũng đình chỉ, không cho một nhà thầu phụ của Việt Nam tham gia thi công bất kỳ một hạng mục nào trong dự án trị giá hàng trăm triệu đôla.
Trong khi đó, Tổng thầu Trung Quốc thay giám đốc điều hành, bổ sung tư vấn Việt Nam để giám sát hạng mục xây lắp dự án.
Sau nhiều trì hoãn, dự kiến, tuyến đường sắt trên cao với thiết kế được cho là của Trung Quốc sẽ được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm nay.
Hiện chưa rõ là chính quyền trong nước có lùi thời gian khánh thành công trình này nữa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-dinh-la-thang-mang-nha-thau-cua-trung-quoc/2588965.html
Trước đó, một cơ quan thuộc Bộ này đã yêu cầu ông Thăng có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để yêu cầu chấn chỉnh tổng thầu EPC của nước này.
Trong đoạn video đăng tải trên mạng, ông Thăng lớn tiếng chỉ thẳng tay vào mặt một đại diện của nhà thầu Trung Quốc đứng im nghe quan chức Việt Nam chỉ trích.
Giới chức Việt Nam nói: “Cứ mỗi lần xảy ra tai nạn thì các ông lại nhận khuyết điểm rồi cứ trơ ra. Tôi đề nghị ông Phó Tổng giám đốc phải thay tổng chỉ huy công trường, đuổi tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát để chúng tôi chỉ định, đuổi toàn bộ thầu phụ, thay bằng các nhà thầu phụ lớn của Việt Nam. Nếu không chấp nhận như vậy thì chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ thay tổng thầu EPC vì không đủ năng lực”.
Sau khi xảy ra một loạt các sự cố trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Bộ Giao thông Vận tải đã đình chỉ một loạt các đơn vị, cá nhân để xảy ra vụ việc này.
Và kể cả các ông hướng vào chuyện vay vốn thì chúng tôi báo cáo Chính phủ ngừng việc vay vốn lại, dùng nguồn vốn khác, chứ không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để vay vốn được.
Theo báo chí trong nước, liên quan tới nguồn vốn cho dự án triển khai thực hiện từ năm 2008, ngoài khoản gần 140 triệu đôla từ chính phủ Việt Nam, số còn lại là vốn vay ưu đãi hơn 400 triệu đôla của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay, khoản tiền “đội giá” của dự án này đã lên tới hơn 300 triệu đôla.
Về vấn đề vốn của Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng tuyên bố:
“Và kể cả các ông hướng vào chuyện vay vốn thì chúng tôi báo cáo Chính phủ ngừng việc vay vốn lại, dùng nguồn vốn khác, chứ không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để vay vốn được”.
Tin cho hay, tổng thầu là của Trung Quốc, nhưng các nhà thầu phụ thực hiện công trình lại là phía Việt Nam.
Trong các bình luận đăng tải trên website của VOA tiếng Việt, một độc giả viết:
“Cũng phải thấy rằng các nhà thầu phụ Việt Nam năng lực và thiết bị thi công quá kém nên mới xảy ra như vậy. Tại sao mà nước ngoài rất ngại khi thuê họ. Chỉ có ham rẻ kèm theo mục đích chính trị thì họ mới thuê thôi!”
Chúng tôi cũng hiểu là dự án này ảnh hưởng rất lớn tới cả xã hội Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía chúng tôi.
“Chúng tôi cũng hiểu là dự án này ảnh hưởng rất lớn tới cả xã hội Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía chúng tôi”.
Mới đây nhất, hôm 6/1, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ nhiệm một tân tổng giám đốc người Việt phụ trách dự án đường sắt trên cao gặp nhiều sự cố ở Hà Nội, sau khi giáng chức người tiền nhiệm của ông này.
Bộ này cũng đình chỉ, không cho một nhà thầu phụ của Việt Nam tham gia thi công bất kỳ một hạng mục nào trong dự án trị giá hàng trăm triệu đôla.
Trong khi đó, Tổng thầu Trung Quốc thay giám đốc điều hành, bổ sung tư vấn Việt Nam để giám sát hạng mục xây lắp dự án.
Sau nhiều trì hoãn, dự kiến, tuyến đường sắt trên cao với thiết kế được cho là của Trung Quốc sẽ được đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm nay.
Hiện chưa rõ là chính quyền trong nước có lùi thời gian khánh thành công trình này nữa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-dinh-la-thang-mang-nha-thau-cua-trung-quoc/2588965.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten