Tân Cương: Tấn công "khủng bố" làm 15 người chết
Vụ tấn công diễn ra sau khi giáo sư Ilham Tohti và các sinh viên Duy Ngô Nhĩ bị kết án - REUTERS /Stringer/Files
Mười lăm người thiệt mạng và 14 người khác bị thương trong vụ « tấn công khủng bố » tại Tân Cương. Báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay 29/11/2014 cho biết như trên.
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, « một nhóm khủng bố » hôm qua đã tấn công vào các thường dân tại huyện Sa Xa (Shache hay Yarkand theo tiếng Duy Ngô Nhĩ), làm 4 người chết và 14 người bị thương. Mười một « kẻ khủng bố » đã bị bắn hạ trong vụ này. Tân Hoa Xã dẫn thông báo của chính quyền địa phương cũng xác nhận con số trên.
Tân Hoa Xã cho biết vào khoảng 13 giờ 30 địa phương (5 giờ 30 GMT) hôm qua, các hung thủ đã quăng chất nổ và lăn xả vào đám đông tại một khu phố thương mại, dùng dao đâm loạn xạ. Mười một kẻ tấn công đã bị công an đang tuần tra trong khu vực nổ súng giết chết. Các chất nổ, dao và búa đã bị tịch thu tại hiện trường, những người bị thương được đưa đến bệnh viện.
Vùng đất Hồi giáo Tân Cương thường xuyên bị chấn động bởi các vụ đụng độ do căng thẳng giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Chính quyền luôn lên án « chủ nghĩa khủng bố » hay « chủ nghĩa ly khai » của những người đấu tranh Duy Ngô Nhĩ.
Nằm cách thành phố Khách Thập (Kachgar) 200 km về hướng đông nam, tại huyện Sa Xa đã từng xảy ra một vụ bạo động lớn hồi tháng Bảy, ngay trước khi mùa chay Ramadan kết thúc. Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, công an đã « bắn hạ hàng mấy chục hung thủ đã tấn công vào thường dân và xe cộ ».
Vụ bạo động mới này khẳng định tình trạng ở Tân Cương đang xấu đi. Trong khi những tháng gần đây Bắc Kinh đã tung ra một chiến dịch đàn áp quy mô với việc hàng mấy chục vụ hành quyết được chính thức loan báo, hàng trăm vụ bắt người, các phiên tòa vội vã kết án hàng loạt bị cáo và những « tên khủng bố » bị công khai bêu riếu.
Sự kiện này cũng diễn ra năm ngày sau khi các sinh viên của giáo sư đại học người Duy Ngô Nhĩ đang bị tù đày, ông Ilham Tohti đã bị bí mật đưa ra tòa với cáo buộc tội danh « ly khai », tương tự như người thầy. Bốn hôm trước đó, ông Tohti trong phiên tòa phúc thẩm cũng đã bị y án chung thân. Tuy lâu nay tố cáo tình trạng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhà kinh tế uy tín được coi là một tiếng nói ôn hòa này chưa bao giờ đòi hỏi độc lập cho Tân Cương.
Bản án hết sức nặng nề trên dành cho nhà trí thức được các chuyên gia coi là điềm báo rất xấu cho vùng đất này, nơi đã có hàng trăm người chết do bạo lực và đàn áp từ mùa hè qua. Theo các nhà phân tích và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh đã gây thêm căng thẳng tại Tân Cương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141129-tan-cuong-tan-cong-khung-bo-lam-15-nguoi-chet/
Tân Hoa Xã cho biết vào khoảng 13 giờ 30 địa phương (5 giờ 30 GMT) hôm qua, các hung thủ đã quăng chất nổ và lăn xả vào đám đông tại một khu phố thương mại, dùng dao đâm loạn xạ. Mười một kẻ tấn công đã bị công an đang tuần tra trong khu vực nổ súng giết chết. Các chất nổ, dao và búa đã bị tịch thu tại hiện trường, những người bị thương được đưa đến bệnh viện.
Vùng đất Hồi giáo Tân Cương thường xuyên bị chấn động bởi các vụ đụng độ do căng thẳng giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Chính quyền luôn lên án « chủ nghĩa khủng bố » hay « chủ nghĩa ly khai » của những người đấu tranh Duy Ngô Nhĩ.
Nằm cách thành phố Khách Thập (Kachgar) 200 km về hướng đông nam, tại huyện Sa Xa đã từng xảy ra một vụ bạo động lớn hồi tháng Bảy, ngay trước khi mùa chay Ramadan kết thúc. Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, công an đã « bắn hạ hàng mấy chục hung thủ đã tấn công vào thường dân và xe cộ ».
Vụ bạo động mới này khẳng định tình trạng ở Tân Cương đang xấu đi. Trong khi những tháng gần đây Bắc Kinh đã tung ra một chiến dịch đàn áp quy mô với việc hàng mấy chục vụ hành quyết được chính thức loan báo, hàng trăm vụ bắt người, các phiên tòa vội vã kết án hàng loạt bị cáo và những « tên khủng bố » bị công khai bêu riếu.
Sự kiện này cũng diễn ra năm ngày sau khi các sinh viên của giáo sư đại học người Duy Ngô Nhĩ đang bị tù đày, ông Ilham Tohti đã bị bí mật đưa ra tòa với cáo buộc tội danh « ly khai », tương tự như người thầy. Bốn hôm trước đó, ông Tohti trong phiên tòa phúc thẩm cũng đã bị y án chung thân. Tuy lâu nay tố cáo tình trạng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhà kinh tế uy tín được coi là một tiếng nói ôn hòa này chưa bao giờ đòi hỏi độc lập cho Tân Cương.
Bản án hết sức nặng nề trên dành cho nhà trí thức được các chuyên gia coi là điềm báo rất xấu cho vùng đất này, nơi đã có hàng trăm người chết do bạo lực và đàn áp từ mùa hè qua. Theo các nhà phân tích và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Bắc Kinh đã gây thêm căng thẳng tại Tân Cương.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141129-tan-cuong-tan-cong-khung-bo-lam-15-nguoi-chet/
Một trí thức Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng bị Trung Quốc kết án chung thân
Giáo sư Ilham Tohti trong phiên tòa tại Urumqi, Tân Cương. Ảnh chụp màn hình ngày 17-18/09/2014.REUTERS/CCTV via Reuters TV
Hôm nay 23/09/2014, theo AFP, nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng, Giáo sư Ilham Tohti, đại biểu cho quan điểm chỉ trích nhưng ôn hòa đối với chính quyền Trung Quốc, đã bị một tòa án ở Urumqi, Tân Cương kết án tù chung thân vì tội hậu thuẫn cho các hoạt động « ly khai lãnh thổ ».
Theo các nhà quan sát, hình phạt đối với ông Ilham Tohti là bản án khắc nghiệt nhất từ nhiều năm nay mà chính quyền Trung Quốc nhắm vào một người chỉ trích chế độ. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và trí thức Trung Quốc lên án Bắc Kinh đàn áp người bất đồng chính kiến ôn hòa.
Sau hai ngày diễn ra phiên xét xử hồi tuần trước, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của an ninh, hôm nay, một tòa án của thành phố Urumqi đã ra phán quyết kết án tù chung thân đối với Giáo sư Ilham Tohti. Khoảng 10 nhà ngoại giao nước ngoài cũng như nhiều phóng viên quốc tế đã có mặt tại Urumqi để tham dự phiên tòa, nhưng đều không được phép vào.
Trả lời AFP từ Bắc Kinh, hơn ba giờ sau khi phiên xử kết thúc, luật sư Li Fangping của ông Ilham Tohti cho biết chắc chắn ông sẽ kháng cáo. Một luật sư khác của nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ thuật lại câu nói duy nhất của ông Ilham Tohti : « Tôi không chấp nhận phán quyết này. Tôi phản đối ». Bên cạnh việc bị tù chung thân, tòa án Trung Quốc còn ra quyết định tịch thu toàn bộ tài sản của ông, vì tội ủng hộ việc « ly khai lãnh thổ ».
Bảy sinh viên của ông bị bắt và các lời khai của họ được sử dụng để làm chứng chống lại ông. Theo luật sư Li Fangping, bên công tố đã trưng ra một số video về các bài giảng của ông Tohti và các bình luận được đưa lên trang mạng của ông, để khép ông vào tội lãnh đạo một nhóm ly khai.
Giáo sư Tohti đã lập ra một trang mạng tin mang tên Uighurbiz.net, bằng tiếng Trung và tiếng Duy Ngô Nhĩ, nhưng trang mạng bị ngăn chặn sau các bạo động giữa các sắc tộc hồi 2009.
Phản ứng trước bản án vừa tuyên, ông Raphael Droszewski, Thư ký thứ nhất của phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh, tuyên bố : « Ilham Tohti thực thi các hoạt động phù hợp với luật pháp Trung Quốc và chúng tôi cho rằng ông ấy phải được trả tự do ».
Đại diện Ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu vừa ra tuyên bố chính thức kêu gọi chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Ilham Tohti, và tất cả những người bị bắt trong vụ án này. Thông cáo của Liên Âu chỉ rõ, thủ tục tư pháp trong vụ này đã không được bảo đảm, đặc biệt quyền bào chữa của người bị cáo buộc.
Người chống chính sách đồng hóa sắc tộc Duy Ngô Nhĩ
Giáo sư Ilham Tohti, 44 tuổi, là một nhà kinh tế có uy tín, giảng viên trường Đại học các Dân tộc Bắc Kinh. Ông đồng thời cũng là một nhà quan sát độc lập, được các cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Bắc Kinh lắng nghe về những diễn biến hiện nay tại Tân Cương, nơi bạo động bùng phát trở lại từ năm ngoái.
Ông Ilham Tohti có quan điểm đối lập với chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác của chính quyền Bắc Kinh. Là một tín đồ Hồi giáo, nhưng Giáo sư Ilham Tohti phản đối hoàn toàn việc chia cắt Tân Cương ra khỏi Trung Quốc, cũng như phong trào Hồi giáo cực đoan. Theo chính quyền Trung Quốc, phong trào Hồi giáo cực đoan là thủ phạm của một loạt các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương và tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc từ hơn một năm nay.
Giáo sư Ilham Tohti bị bắt tại Bắc Kinh vào tháng 1/2014, và bị giam giữ tại một nơi bí mật. Theo gia đình, nhà bất đồng chính kiến Duy Ngô Nhĩ đã bị cùm và bị bỏ đói trong những giai đoạn dài trong thời gian bị giam giữ.
Một « Mandela người Duy Ngô Nhĩ »
Bình luận về sự kiện này, tiểu thuyết gia Trung Quốc Vương Lực Hùng (Wang Lixong), người nổi tiếng về các phê phán nhắm vào chính sách của Bắc Kinh tại Tây Tạng, nhận xét : « Ngày 23 tháng 9 năm 2014, chính quyền (Trung Quốc) đã tạo ra một Mandela người Duy Ngô Nhĩ ».
Amnesty International lên án phiên tòa « ô nhục », « biến những lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về sự thông hiểu và đoàn kết giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán trở thành một trò hề ». Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo phiên tòa « mạo danh công lý », chỉ càng khẳng định thêm tình trạng bị kỳ thị của người Duy Ngô Nhĩ.
Theo Giáo sư Joseph Cheng, Đại học Hồng Kông, bản án này gửi đi « một tín hiệu rất xấu » cho mối quan hệ giữa hai dân tộc Hán và Duy Ngô Nhĩ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140923-mot-tri-thuc-duy-ngo-nhi-noi-tieng-bi-trung-quoc-ket-an-chung-than/
Sau hai ngày diễn ra phiên xét xử hồi tuần trước, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của an ninh, hôm nay, một tòa án của thành phố Urumqi đã ra phán quyết kết án tù chung thân đối với Giáo sư Ilham Tohti. Khoảng 10 nhà ngoại giao nước ngoài cũng như nhiều phóng viên quốc tế đã có mặt tại Urumqi để tham dự phiên tòa, nhưng đều không được phép vào.
Trả lời AFP từ Bắc Kinh, hơn ba giờ sau khi phiên xử kết thúc, luật sư Li Fangping của ông Ilham Tohti cho biết chắc chắn ông sẽ kháng cáo. Một luật sư khác của nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ thuật lại câu nói duy nhất của ông Ilham Tohti : « Tôi không chấp nhận phán quyết này. Tôi phản đối ». Bên cạnh việc bị tù chung thân, tòa án Trung Quốc còn ra quyết định tịch thu toàn bộ tài sản của ông, vì tội ủng hộ việc « ly khai lãnh thổ ».
Bảy sinh viên của ông bị bắt và các lời khai của họ được sử dụng để làm chứng chống lại ông. Theo luật sư Li Fangping, bên công tố đã trưng ra một số video về các bài giảng của ông Tohti và các bình luận được đưa lên trang mạng của ông, để khép ông vào tội lãnh đạo một nhóm ly khai.
Giáo sư Tohti đã lập ra một trang mạng tin mang tên Uighurbiz.net, bằng tiếng Trung và tiếng Duy Ngô Nhĩ, nhưng trang mạng bị ngăn chặn sau các bạo động giữa các sắc tộc hồi 2009.
Phản ứng trước bản án vừa tuyên, ông Raphael Droszewski, Thư ký thứ nhất của phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh, tuyên bố : « Ilham Tohti thực thi các hoạt động phù hợp với luật pháp Trung Quốc và chúng tôi cho rằng ông ấy phải được trả tự do ».
Đại diện Ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu vừa ra tuyên bố chính thức kêu gọi chính quyền Bắc Kinh trả tự do cho ông Ilham Tohti, và tất cả những người bị bắt trong vụ án này. Thông cáo của Liên Âu chỉ rõ, thủ tục tư pháp trong vụ này đã không được bảo đảm, đặc biệt quyền bào chữa của người bị cáo buộc.
Người chống chính sách đồng hóa sắc tộc Duy Ngô Nhĩ
Giáo sư Ilham Tohti, 44 tuổi, là một nhà kinh tế có uy tín, giảng viên trường Đại học các Dân tộc Bắc Kinh. Ông đồng thời cũng là một nhà quan sát độc lập, được các cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Bắc Kinh lắng nghe về những diễn biến hiện nay tại Tân Cương, nơi bạo động bùng phát trở lại từ năm ngoái.
Ông Ilham Tohti có quan điểm đối lập với chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác của chính quyền Bắc Kinh. Là một tín đồ Hồi giáo, nhưng Giáo sư Ilham Tohti phản đối hoàn toàn việc chia cắt Tân Cương ra khỏi Trung Quốc, cũng như phong trào Hồi giáo cực đoan. Theo chính quyền Trung Quốc, phong trào Hồi giáo cực đoan là thủ phạm của một loạt các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương và tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc từ hơn một năm nay.
Giáo sư Ilham Tohti bị bắt tại Bắc Kinh vào tháng 1/2014, và bị giam giữ tại một nơi bí mật. Theo gia đình, nhà bất đồng chính kiến Duy Ngô Nhĩ đã bị cùm và bị bỏ đói trong những giai đoạn dài trong thời gian bị giam giữ.
Một « Mandela người Duy Ngô Nhĩ »
Bình luận về sự kiện này, tiểu thuyết gia Trung Quốc Vương Lực Hùng (Wang Lixong), người nổi tiếng về các phê phán nhắm vào chính sách của Bắc Kinh tại Tây Tạng, nhận xét : « Ngày 23 tháng 9 năm 2014, chính quyền (Trung Quốc) đã tạo ra một Mandela người Duy Ngô Nhĩ ».
Amnesty International lên án phiên tòa « ô nhục », « biến những lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về sự thông hiểu và đoàn kết giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán trở thành một trò hề ». Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tố cáo phiên tòa « mạo danh công lý », chỉ càng khẳng định thêm tình trạng bị kỳ thị của người Duy Ngô Nhĩ.
Theo Giáo sư Joseph Cheng, Đại học Hồng Kông, bản án này gửi đi « một tín hiệu rất xấu » cho mối quan hệ giữa hai dân tộc Hán và Duy Ngô Nhĩ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140923-mot-tri-thuc-duy-ngo-nhi-noi-tieng-bi-trung-quoc-ket-an-chung-than/
Vụ Ilham Tohti : 7 sinh viên Duy Ngô Nhĩ bị xử kín
Cảnh sát Tân Cương chống bạo động đứng canh gác chung quanh toà án - Reuters
Bốn ngày sau phiên phúc thẩm với phán quyết chung thân đối với ông Ilham Tohti, một trí thức nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ, hôm qua, 26/11/2014, bảy sinh viên của giáo sư Tohti đã bị đưa ra xử kín tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, cũng với tội danh « ly khai ».
Tờ Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cho biết sáu sinh viên trong số họ là người Duy Ngô Nhĩ, người thứ bảy thuộc một dân tộc thiểu số khác. Các sinh viên nói trên đã giúp ông Ilhama Tohti duy trì một trang mạng song ngữ Hán-Duy Ngô Nhĩ, nhằm khuyến khích các giao lưu giữa người Hán, dân tộc đa số, với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.
Bảy sinh viên bị chính quyền cáo buộc kích động « hận thù sắc tộc » và cổ vũ cho « nền độc lập của khu Tân Cương ». Một luật sư của ông Ilham Tohti cho biết phiên tòa đã diễn ra hết sức bí mật.
Tòa án Urumqi từ chối trả lời các câu hỏi của AFP hôm nay. Thời điểm tòa sẽ ra phán quyết cũng không được xác định rõ. Vẫn theo Hoàn cầu thời báo, 7 sinh viên này có thể bị kết án từ năm đến 15 năm tù.
Giáo sư Ilham Tohti – giảng dạy tại Đại học trung ương các dân tộc (Bắc Kinh) - là một nhà kinh tế học nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông cũng được coi là một người có quan điểm ôn hòa.
Đã từ lâu ông phản đối các đàn áp của chính quyền nhắm vào cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhưng không đòi hỏi độc lập cho xứ « tự trị » này. Trong phiên tòa xét xử ông, giáo sư Ilham Tohti đã bác bỏ mọi cáo buộc đòi ly khai, và khẳng định chỉ đơn giản bày tỏ các quan điểm của mình trong thời gian giảng dạy.
Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền khác đã nhiều lần lên án phiên tòa, và kêu gọi trả tự do cho nhà giáo Ilham Toti, nhưng đòi hỏi này đã không được chính quyền Trung Quốc đáp ứng.
Theo các nhà quan sát, bản án hết sức khắc nghiệt đối với nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng cho thấy khó có triển vọng hòa dịu được tình hình tại Tân Cương, vùng đất cư trú lâu đời của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, và nơi mà bạo lực và các đàn áp của chính quyền khiến hàng trăm người thiệt mạng kể từ mùa hè năm ngoái.
http://vi.rfi.fr/141126-tq-toa-an//
Bảy sinh viên bị chính quyền cáo buộc kích động « hận thù sắc tộc » và cổ vũ cho « nền độc lập của khu Tân Cương ». Một luật sư của ông Ilham Tohti cho biết phiên tòa đã diễn ra hết sức bí mật.
Tòa án Urumqi từ chối trả lời các câu hỏi của AFP hôm nay. Thời điểm tòa sẽ ra phán quyết cũng không được xác định rõ. Vẫn theo Hoàn cầu thời báo, 7 sinh viên này có thể bị kết án từ năm đến 15 năm tù.
Giáo sư Ilham Tohti – giảng dạy tại Đại học trung ương các dân tộc (Bắc Kinh) - là một nhà kinh tế học nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông cũng được coi là một người có quan điểm ôn hòa.
Đã từ lâu ông phản đối các đàn áp của chính quyền nhắm vào cộng đồng Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhưng không đòi hỏi độc lập cho xứ « tự trị » này. Trong phiên tòa xét xử ông, giáo sư Ilham Tohti đã bác bỏ mọi cáo buộc đòi ly khai, và khẳng định chỉ đơn giản bày tỏ các quan điểm của mình trong thời gian giảng dạy.
Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền khác đã nhiều lần lên án phiên tòa, và kêu gọi trả tự do cho nhà giáo Ilham Toti, nhưng đòi hỏi này đã không được chính quyền Trung Quốc đáp ứng.
Theo các nhà quan sát, bản án hết sức khắc nghiệt đối với nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng cho thấy khó có triển vọng hòa dịu được tình hình tại Tân Cương, vùng đất cư trú lâu đời của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, và nơi mà bạo lực và các đàn áp của chính quyền khiến hàng trăm người thiệt mạng kể từ mùa hè năm ngoái.
http://vi.rfi.fr/141126-tq-toa-an//
Trung Quốc: Ba án tử hình cho vụ tấn công nhà ga Côn Minh
Phiên toà phúc thẩm Vân Nam y án tử hình ba bị cáo - REUTERS /CCT
Tòa phúc thẩm tỉnh Vân Nam Trung Quốc hôm nay 31/10/2014 đã y án tử hình ba bị cáo trong vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh làm cho 31 người chết. Chính quyền quy tội cho « những người ly khai » ở khu tự trị Hồi giáo Tân Cương.
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra một tháng rưỡi sau bản án sơ thẩm. Trong một bản tin ngắn, Tân Hoa Xã cho biết một bị cáo nữ trong vụ này cũng bị y án chung thân, thoát được án tử nhờ đang mang thai.
Bốn bị cáo bị kết tội « chỉ huy một nhóm khủng bố » đều mang những cái tên Duy Ngô Nhĩ. Đó là Iskandar Ehet, Turgun Tottunyaz, Hasayn Muhammad và Patigul Tohti.
Vụ tấn công bằng dao xảy ra hôm 01/03/2014 tại nhà ga Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, cũng đã làm cho trên 140 người bị thương, được báo chí chính thức Trung Quốc gọi là « sự kiện ngày 11 tháng Chín » của nước này.
Nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cho rằng họ là nạn nhân của nạn kỳ thị, bị bỏ ngoài lề sự phát triển kinh tế mà mọi ưu đãi đều dành cho người Hán tộc được di dân ồ ạt đến vùng đất giàu tài nguyên nơi họ sinh sống từ bao đời nay.
Các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định, chính sách của Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tín ngưỡng của người Duy Ngô Nhĩ chỉ làm gây thêm căng thẳng tại Tân Cương.
http://vi.rfi.fr/tq-3-an-tu-hinh-con-minh//
Bốn bị cáo bị kết tội « chỉ huy một nhóm khủng bố » đều mang những cái tên Duy Ngô Nhĩ. Đó là Iskandar Ehet, Turgun Tottunyaz, Hasayn Muhammad và Patigul Tohti.
Vụ tấn công bằng dao xảy ra hôm 01/03/2014 tại nhà ga Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, cũng đã làm cho trên 140 người bị thương, được báo chí chính thức Trung Quốc gọi là « sự kiện ngày 11 tháng Chín » của nước này.
Nhiều người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cho rằng họ là nạn nhân của nạn kỳ thị, bị bỏ ngoài lề sự phát triển kinh tế mà mọi ưu đãi đều dành cho người Hán tộc được di dân ồ ạt đến vùng đất giàu tài nguyên nơi họ sinh sống từ bao đời nay.
Các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền nhận định, chính sách của Bắc Kinh đàn áp văn hóa và tín ngưỡng của người Duy Ngô Nhĩ chỉ làm gây thêm căng thẳng tại Tân Cương.
http://vi.rfi.fr/tq-3-an-tu-hinh-con-minh//
Geen opmerkingen:
Een reactie posten