donderdag 18 december 2014

Cuba-Hoa Kỳ bình thường hóa bang giao được cả thế giới hoan nghênh, đặc biệt là tại Châu Mỹ và Châu Âu và... Hà Nội




Thế giới hoan nghênh Mỹ và Cuba xích lại gần nhau


mediaTổng thống Mỹ Barack Obama (T) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Catro, nhân lễ tang Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, tại Johannesburg, ngày 10/12/2013REUTERS/Kai Pfaffenbach/files
    Ngày 17/12/2014, sẽ đi vào lịch sử với sự kiện Hoa Kỳ và Cuba sau nhiều thập niên căng thẳng, đã xích lại gần nhau một cách ngoạn mục, loan báo sẽ tái lập bang giao và gia tăng hợp tác kinh tế. Sự kiện này đã được cả thế giới hoan nghênh, đặc biệt là tại Châu Mỹ và Châu Âu.
    Một trong những người đã góp phần làm nên sự kiện này là Đức Giáo hoàng Phanxicô, hôm qua đã là người đầu tiên lên tiếng hoan nghênh “quyết định lịch sử”, được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Cstro thông báo cùng một lúc tại Washington và La Habana.
    Trong bản thông cáo, Vatican cũng xác nhận là vào tháng 10 vừa qua đã tiếp hai phái đoàn Mỹ và Cuba và đã đứng ra làm trung gian “để tạo thuận lợi cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề nhạy cảm” giữa hai nước.
    Thủ tướng Stephen Harper của Canada, quốc gia cũng đã từng đón tiếp các lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ và Cuba kể từ tháng 06/2013, hoan nghênh Washington và La Habana về cuộc đối thoại và các cuộc đàm phán giữa hai bên, cho phép dẫn đến bình thường hóa quan hệ. Canada là một trong số hiếm hoi các quốc gia Châu Mỹ đã không cắt đứt quan hệ với Cuba sau cuộc cách mạng năm 1959.
    Họp Thượng đỉnh nhóm Mercosur tại Achentina, các nước Châu Mỹ Latin cũng đã hoan nghênh bước “tiến đến hòa bình” tại châu lục này.
    Liên Hiệp Châu Âu cũng đang cố nối lại quan hệ bị đình chỉ từ năm 2003 với Cuba, thì hoan nghênh “bước ngoặt lịch sử”, biểu hiện cho “thắng lợi của đối thoại thay vì đối đầu”. Nhưng Châu Âu nhấn mạnh, nhân quyền sẽ vẫn là trọng tâm trong chính sách của khối này đối với Cuba.
    Trong khi đó, qua lời Ngoại trưởng Laurent Fabius, Pháp tỏ ý hy vọng là sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Cuba sẽ nhanh chóng dẫn đến việc bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với La Habana.
    Còn tại Cuba, theo hãng tin AFP, trên đường phố La Habana, dân chúng rất phấn khởi khi nghe tin Hoa Kỳ và Cuba sắp tái lập bang giao, ai cũng hy vọng là cuộc sống của họ sẽ thay đổi. Nhưng các nhà bất đồng chính kiến Cuba thì không tỏ ra hào hứng bằng. Đối với ông Hugo Cancio, một cựu tù chính trị, Chủ tịch tổ chức mang tên Liên hiệp yêu nước Cuba ( UPACU), lẽ ra Hoa Kỳ nên chờ Cuba có những tiến bộ về nhân quyền.
    Tại Miami, những người Cuba lưu vong chống chế độ Castro thì xem việc Washington và La Habana xích lại gần nhau là “một sư phản bội”.

    http://vi.rfi.fr/141218-qt-my-cuba/

    Thứ sáu, 19/12/2014




    Tin tức / Hoa Kỳ

    Tổng thống Obama: Mỹ tiếp tục thúc đẩy dân chủ-nhân quyền ở Cuba

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
    Tổng thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cực lực lên tiếng vì sự tự do của người dân Cuba sau khi ông loan báo một động thái tiến tới việc bình thường hóa quan hệ với Cuba và mở một đại sứ quán trên đảo quốc cộng sản này.
    Trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức ABC News, ông Obama cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc có sự hiện diện ngoại giao tại Cuba và nói rằng Hoa Kỳ ở vị thế tốt hơn để tác động tới các nước độc đảng khi có một đại sứ tại chỗ.
    Tổng thống Obama nói đã tới lúc mở ra một mối quan hệ mới với Cuba:
    “Tôi tin rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để ủng hộ người dân Cuba và cổ xúy các giá trị của nước Mỹ thông qua việc giao tiếp. Rốt cuộc 50 năm qua cho thấy sự cô lập không mang lại kết quả tốt. Đã tới lúc phải áp dụng phương thức mới.”
    Trong khi ông Obama đưa ra lời tuyên bố này, Chủ tịch Cuba Raul Castro đọc bài diễn văn công khai tại Havana rằng Tổng thống Obama đáng được người dân Cuba tôn trọng và công nhận. Ông Castro cũng kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận mà ông cho là đã ảnh hưởng rất nặng nề tới Cuba.
    Tổng thống Mỹ cho biết các mối quan hệ thương mại và du lịch với Cuba sẽ được mở ra, nhưng ông cần phải thương lượng với Quốc hội Mỹ về việc chấm dứt các trừng phạt kinh tế đối với Cuba.
    Nhìn vào các thử thách phía trước, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner thuộc đảng Cộng hòa cho rằng “Các mối quan hệ với chế độ Castro cân nhắc lại cũng không nên, huống hồ là bình thường hóa.”
    Hướng tới phía trước, một số nhân vật bất đồng chính kiến người Cuba lạc quan một cách dè dặt về tương lai mối quan hệ Cuba-Hoa Kỳ.
    Bước tiến chính trị này diễn ra giữa lúc Cuba trả tự do cho ông Alan Gross. Công dân Mỹ này đã trở về Hoa Kỳ sau 5 năm bị tù tại Cuba vì đã mang các thiết bị thông tin liên lạc tới đảo quốc này.
    Cùng lúc đó, Chủ tịch Castro cũng chào đón 3 tù nhân Cuba vừa được Hoa Kỳ phóng thích.

    http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-my-tiep-tuc-thuc-day-dan-chu-nhan-quyen-o-cuba/2564474.html

    Thứ sáu, 19/12/2014
    http://www.voatiengviet.com/content/ha-noi-hoan-nghenh-cuba-hoa-ky-binh-thuong-hoa-bang-giao/2564190.html


    Hoa KỳMỹCubaChâu MỹQuốc tếNgoại giao
    Châu Mỹ LatinhCubaHoa KỳMỹNgoại giaoQuan hệ



    Phòng Thương mại Mỹ : Cần một chương mới trong quan hệ Hoa Kỳ-Cuba


    mediaChủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ Thomas Donohue (G) và các quan chức Cuba, sau cuộc gặp tại đại học La Habana, ngày 29/05/2014REUTERS/Enrique De La Osa
      Theo hãng tin AFP hôm nay 30/05/2014, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Thomas Donohue hôm qua, 29/05/2014, tại La Habana tuyên bố, đã đến lúc mở ngay một chương mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba.
      Ông Thomas Donohue, một trong những quan chức cao cấp nhất của Mỹ đến thăm Cuba trong những năm gần đây khẳng định : « Đã quá lâu, quan hệ giữa hai nước chúng ta được hoạch định qua các bất đồng. Nay đến lúc mở ra một chương mới trong quan hệ Hoa Kỳ và Cuba, và thời điểm đó chính là lúc này ».
      Phòng Thương mại Hoa Kỳ đại diện cho khoảng ba triệu doanh nghiệp « tin rằng đây là lúc để tháo gỡ những rào cản chính trị lập ra xưa nay, và xóa bỏ các bất đồng ». Ông Donohue, người đứng đầu một trong những lực lượng vận động hậu trường quan trọng ở Mỹ, dẫn đầu một đoàn chủ doanh nghiệp khá hùng hậu, trong chuyến viếng thăm Cuba ba ngày, nhận định : « Còn rất nhiều việc phải làm đối với cả hai phía ».
      Theo ông Thomas Donohue, Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn đã mở cửa một phần cho những người Mỹ gốc Cuba được sang đảo quốc này và gởi tiền về Cuba, « có thể đưa ra những biện pháp giảm nhẹ mới, mở ra những hướng mới để xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ». Về phía Cuba « cần phải mở rộng và đẩy nhanh các cải cách kinh tế, có lợi cho nhân dân Cuba ».
      Nhân chuyến viếng thăm Cuba, các chủ doanh nghiệp Mỹ đã gặp gỡ nhiều doanh nhân độc lập và thăm các hợp tác xã mới được thành lập trong khuôn khổ cuộc cải cách kinh tế được chính phủ Cuba đưa ra từ ba năm qua.

      http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140530-chu-tich-phong-thuong-mai-hoa-ky-can-mot-chuong-moi-trong-quan-he-my-cuba/

      Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ


      mediaTổng thống Mỹ Barack Obama (T) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro, tại tang lễ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, Johannesburg, 10/12/2013REUTERS/Kai Pfaffenbach
        Hôm qua (21/12/2013), Chủ tịch Cuba Raul Castro bất ngờ tuyên bố « sẵn sàng đối thoại » với Hoa Kỳ trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Quan hệ giữa La Habana và Washington có dấu hiệu được cải thiện. Quốc hội Cuba chuẩn bị thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài.
        Trong bài diễn văn kết thúc khóa họp thường niên của Quốc hội vào ngày 21/12/2013, Chủ tịch Raul Castro, cho biết : « Nếu thực sự muốn cải thiện quan hệ song phương, chúng ta cần phải biết tôn trong những khác biệt của nhau và phải quen sống hòa bình với những khác biệt đó. Bằng không (Cuba) sẵn sàng tiếp tục với tình trạng này thêm 55 năm nữa ». Ông Castro ngụ ý trong hơn 50 năm qua, Hoa Kỳ và Cuba đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và Washington đã liên tục áp dụng chính sách cấm vận đối với hòn đảo này.
        Chủ tịch Raoul Castro nói thêm, phía Cuba đã « nhiều lần bày tỏ mong muốn đối thoại trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau với Hoa Kỳ (…) Chúng tôi không đòi Mỹ phải thay đổi chế độ chính trị và xã hội, thì chúng tôi cũng không đồng ý thương lượng về chế độ của Cuba ».
        Đến dự tang lễ cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, hôm 10/12/2013, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro. Đây là một cử chỉ hiếm thấy kể từ khi Washington và La Habana cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1961 và vẫn duy trì chính sách cấm vận đối với hòn đảo này.
        Ông Raul Castro, 82 tuổi, lên cầm quyền thay người anh ruột là Fidel Castro từ năm 2006. Ông đã tiến hành nhiều công cuộc cải tổ. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, La Habana trong hơn 6 năm qua đã từng bước cởi trói cho nền kinh tế Cuba đang bị kiệt quệ. Nhiều người cho rằng, tiến trình cải tổ của Cuba còn quá chậm.
        Trong khi đó, La Habana thông báo, vào tháng 3/2014, Quốc hội sẽ thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài. Theo Chủ tịch Raul Castro, hiện tại « đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cuba chưa cân xứng với tiềm năng kinh tế và xã hội » của nước này. Bộ luật đang hiện hành đã được thông qua từ năm 2005 chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với các doanh nghiệp Nhà nước.

        http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131222-cuba-san-sang-doi-thoai-voi-my/

        Quốc tếCubaMỹQuan hệTrừng phạt

        Cuba – Mỹ : Hơn nửa thế kỷ sống trong thù hằn

        mediaẢnh tư liệu chup tổng thống John F.Kennedy lên truyền hình ngày 22/10/1962 tuyên bố cấm vận phong tỏa Cuba do vụ khủng hoảng tên lửa.REUTERS/Brian Snyder
          Ngày 17/12 là một cái mốc lớn trong quan hệ Mỹ -Cuba. Nhân quan hệ hai nước đi vào bước ngoặt mới. Ngược dòng lịch sử để hiểu về cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn hơn một nửa thế kỷ qua nay đang được khép lại.
          Ngày 3 tháng Giêng năm 1961, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba bị cắt đứt. Chủ tịch Fidel Castro trở thành đồng minh của Liên Xô, biến hoàn đảo chỉ cách Florida có 150 km thành tiền đồn chống Mỹ và chủ nghĩa tư bản.
          Tháng Tư năm 1961, 1400 kiều dân Cuba lưu vong tại Mỹ, được CIA huấn luyện và đưa về đổ bộ lên hòn đảo để lật đổ chế độ Castro. Trong chiến dịch mang tên "Vịnh con heo" này, Mỹ đã thất bại thậm chí có thể nói đã bị hạ nhục. Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào năm 1962 khi nhờ hệ thống không ảnh, người Mỹ đã phát hiện thấy các tên lửa của Liên Xô được đặt tại Cuba đang hướng về nước Mỹ. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra chưa bao giờ cận kề như khi đó.
          Đáp trả vụ khủng hoảng tên lửa này, Hoa Kỳ ra lệnh cấm vận toàn bộ: Phong tỏa mọi quan hệ thương mại kinh tế, tài chính và ngoại giao đối với Cuba. Chế độ cộng sản Fidel Castro được xây dựng trên tình thần chống Mỹ kịch liệt từ đó.
          Thế nhưng, sau sự kiện bức Tường Berlin năm 1989 kéo theo cả hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Cuba mất nguồn tài trợ từ Liên Xô và rơi vào tình thế cô lập hoàn toàn. Đảo quốc nhỏ bé Cuba tồn tại được từ những năm 1990 nhờ vào nền kinh tế tự cung tự cấp. Fidel Castro đổ cho Mỹ đã gây ra nỗi khốn khổ cho Cuba.
          Hàng nghìn người Cuba đã vượt biển qua Florida trên những con thuyền tồi tàn. Dười thời của cha con tổng thống Bush, các biện pháp phong tỏa, cấm vận Cuba lại càng được thắt chặt hơn. Việc đi lại và chuyển tiền giữa Hoa Kỳ và Cuba hầu như bị cấm hoàn toàn.
          Đến năm 2008, cùng lúc ông Raul Castro lên thay thế người anh Fidel nắm quyền ở Cuba và tại Mỹ, ông Barack Obama đắc cử tổng thống . Những thay đổi trong quan hệ hai nước bắt đầu chớm nở. Tân Chủ tịch Cuba tỏ ý muốn thiết lập đối thoại bình đẳng và cho đến năm ngoái, một cái bắt tay nhanh chóng tại lễ tang Nelson Mandela tại Nam Phi đã như một dự báo cho việc cải thiện quan hệ hai nước.

           http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141219-cuba-%E2%80%93-my-hon-nua-the-ky-song-trong-thu-han/

          Geen opmerkingen:

          Een reactie posten