maandag 15 december 2014

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử tại Hạ viện với số phiếu áp đảo

Thứ hai, 15/12/2014 | 08:33 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 15/12/2014 | 08:33 GMT+7

Đảng của thủ tướng Nhật thắng lớn tại Hạ viện

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử tại Hạ viện với số phiếu áp đảo.
abe-5821-1418605427.jpg
Liên minh cầm quyền của ông Abe tuyên bố chiến thắng tại Hạ viện. Ảnh: JapanTimes
Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông Abe và đảng liên minh Komeito giành được 324 ghế trong Hạ viện. Trong đó, LDP có 290 ghế, Komeito có 35 ghế. Đảng đối lập chỉ giành được 150 ghế, Kyodo cho biết kết quả bầu cử cuối cùng đêm qua, theo giờ địa phương. 
Thành quả đúng như dự đoán này cho phép liên minh cầm quyền của Thủ tướng Abe được quyền nắm giữ vị trí đứng đầu các ủy ban trong Hạ viện và có quyền phủ quyết tại Thượng viện. 
Toshimitsu Motegi, người phụ trách chiến dịch tranh cử của LDP, nói ông tin rằng người dân ủng hộ các chính sách kinh tế của ông Abe. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso trước đó cho biết chương trình cải cách Abenomics mới thực hiện được một nửa và Nhật cần phải thực hiện đến cùng.
Phát biểu sau chiến thắng, ông Abe nói ông sẽ theo đuổi mục tiêu sửa đổi Hiến pháp, một vấn đề gây tranh cãi mà thủ tướng Nhật từng né tránh. Điều này hứa hẹn về sự thay đổi mạnh mẽ trong tình hình quốc phòng của Nhật. 
Khánh Lynh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dang-cua-thu-tuong-nhat-thang-lon-tai-ha-vien-3120427.html

Thứ hai, 15/12/2014 | 10:38 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 15/12/2014 | 10:38 GMT+7

Hai nhiệm vụ của Thủ tướng Abe sau chiến thắng

Sau chiến thắng vang dội của liên minh cầm quyền tại Hạ viện, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giành được ưu thế chính trị áp đảo để thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy cải cách kinh tế và tăng cường sức mạnh quân sự.
Theo Kyodo, đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Abe và đảng liên minh Komeito giành được 324 ghế trong Hạ viện, thắng áp đảo trước đảng Dân chủ đối lập. Trong đó LDP có 290 ghế, Komeito có 35 ghế.
2014-12-14T152618Z-711110248-G-3194-1496
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm qua. Ảnh: Reuters
Với việc giành được hơn hai phần ba số ghế trong Hạ viện, liên minh cầm quyền sẽ có đủ ưu thế để thông qua các dự luật cần thiết. Thủ tướng Abe thông qua chiến thắng này đã củng cố được vị thế và uy tín cá nhân trên chính trường Nhật Bản.
"Ông Abe đã củng cố được địa vị chính trị gia quyền lực nhất trong những người cùng thế hệ. Ông đã cực kỳ thành công trong một nền chính trị luôn bị ảnh hưởng bởi xu hướng của cử tri", bình luận viên Yuka Hayashi của Wall Street Journal cho biết.
Thúc đẩy Abenomics
Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản suy thoái hai quý liên tiếp, Thủ tướng Abe quyết định giải tán Hạ viện, tiến hành bầu cử sớm. Ông cho biết cuộc bầu cử là một lần bỏ phiếu toàn dân trước chính sách kinh tế của chính phủ.
"Người dân đã công nhận những thành tựu mà chính phủ đạt được trong hai năm qua", Thủ tướng Abe phát biểu sau chiến thắng. "Abenomics vẫn chưa kết thúc". Abenomics là chiến lược khôi phục nền kinh tế Nhật Bản của ông, gồm "ba mũi tên" là nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu kinh tế.
Theo các nhà phân tích, cải cách kinh tế là phần quan trọng nhất của Abenomics, nhưng cũng là phần khó khăn nhất, ẩn chứa nhiều trở ngại nhất. Đây là được cho là nhiệm vụ hàng đầu trong nhiệm kỳ mới của Thủ tướng Abe.
"Ông Abe đã nêu ra rất nhiều những cải cách cần thiết, từ mở cửa ngành nông nghiệp đến bảo hiểm y tế, rồi Hiệp ước hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ và 10 nước khác", Financial Times dẫn lời Giáo sư Takatoshi Ito thuộc Đại học Tokyo cho biết. "Sau bầu cử, ông ấy sẽ phải dồn vốn chính trị để thực hiện các chính sách trên".
Áp lực từ cử tri là thách thức lớn nhất của Thủ tướng Abe. Tỷ lệ đi bỏ phiểu lần này chỉ đạt mức 52%, thấp hớn 7 điểm so với lần bầu cử hai năm về trước. Rất nhiều cử tri cũng cho biết họ không còn sự lựa chọn nào khác mới bầu cho LDP.
"Tôi bỏ phiếu không phải vì Abenomics, mà bởi các đảng khác không đáng để tôi bầu", New York Times dẫn lời Masashi Shibata, một cử tri Nhật Bản 38 tuổi, cho biết. 
Một thách thức khác của chính phủ mới đến từ phe bảo thủ trong nội bộ đảng LDP. Theo ông Tobias Harris, chuyên gia về Nhật Bản của Công ty tư vấn tình báo Teneo, việc các nghị sĩ bảo thủ tái cử sẽ không giúp được nhiều cho Thủ tướng Abe, mà ngược lại họ còn sẽ khẳng định hơn nữa lập trường của mình.
"Ngay cả khi ông Abe có thể khắc phục thành công trở ngại trong nước, thì tương lai hiệp định này còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình tại Washington", chuyên gia Harris cho biết. "Tổng thống Barack Obam còn đang tranh thủ quyền đàm phán tắt từ Quốc hội".
Tăng cường sức mạnh quân sự
11chinajapan2-articleLarge-6528-14186122
Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm bên lề APEC. Ảnh: New York Times
Thắng lợi vang dội hôm qua được cho là cơ hội để Thủ tướng Abe thực hiện mục tiêu dài kỳ khác là thay đổi Hiến pháp và tăng cường phát huy lực lượng quân sự. Theo dự kiến, trong năm 2015, Quốc hội Nhật Bản sẽ triển khai thảo luận việc sửa đổi luật quốc phòng. 
Tháng 7, Tokyo đã ra quyết định nới lỏng những hạn chế trong chính sách quân sự, cho phép Nhật Bản có thể tham chiến để bảo vệ đồng minh. Theo đó, Nhật Bản có thể hỗ trợ một quốc gia có quan hệ chặt chẽ trong trường hợp nước đó bị tấn công, sự tấn công đó tạo ra mối đe dọa rõ ràng tới cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc của người dân Nhật Bản. Việc sử dụng quân lực được giới hạn ở mức cần thiết tối thiểu.
"Bất kể đó là trường hợp nào, tôi sẽ bảo vệ cuộc sống người dân và nền hòa bình của Nhật Bản. Với tư cách thủ tướng, tôi có trách nhiệm nặng nề này. Với quyết định trên, Nội các đã thông qua chính sách cơ bản về an ninh quốc gia", AFP dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Abe phát biểu. 
Tuy nhiên, kết quả bầu cử cũng ẩn chứa những trở ngại nhất định cho chính sách quân sự của ông Abe, đặc biệt là với kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới của Mỹ tại Okinawa. Bốn nghị sĩ của đảng LDP tại tỉnh này đã thất bại trước ứng viên của đảng đối lập. Trong cuộc bầu cử tỉnh trưởng Okinawa hồi tháng 11, ứng viên của LDP cũng thất bại.
Chính sách đối ngoại của ông Abe sẽ phải đối diện với những thách thức lớn vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai. Đây là vấn đề lịch sử nhạy cảm, gây tranh cãi trong quan hệ Nhật - Trung - Hàn.
Cuối năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm đền Yasukuni, nơi thờ 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai, trong đó có hàng chục tội phạm chiến tranh. Chuyến thăm vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai nước chỉ trích ông Abe có ý đồ che giấu tội ác của chế độ quân phiệt Nhật trong quá khứ.
Bên lề Hội nghị APEC hồi tháng 11, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội đàm, đánh dấu sự cải thiện trong quan hệ song phương, nhưng giới phân tích đánh giá rằng tương lai quan hệ Nhật - Trung vẫn đầy bất định do tồn tại những bất đồng sâu sắc.
"Khoảng cách giữa hai bên quá xa, khó lòng điều hòa được, nên không thể nói đến chuyện kéo gần quan hệ trong một cuộc hội đàm như trên", ông Dương Tây Vu, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, bình luận.
Đức Dương

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/hai-nhiem-vu-cua-thu-tuong-abe-sau-chien-thang-3120448.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten