miền Trung, từ Phú yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh... đều nhan nhản các nhà nuôi yến mà trên thực tế là các chuồng nhử yến bằng âm thanh để tận thu sản vật thiên nhiên. Điều này tạo ra cơn rối loạn thị trường yến sào tại Việt Nam.
Nhan nhản nhà nhử yến
Một người có ba nhà nhử yến tại Quảng Ngãi, tên Ngãi, chia sẻ: "Thì người Trung Quốc họ qua đó. Chi phí ít nhất trên tỷ, tiền xây thì bình thường nhưng tiền máy nhử yến đó, nhiều tiền lắm. Nói chung là nhiều lắm chứ không phải đơn giản đâu."
Theo ông Ngãi, trước đây chừng ba tháng, số lượng người nuôi yến ở các tỉnh miền Trung có thể đếm trên đầu ngón tay, trong đó đáng kể nhất là những nhà nuôi yến do người Trung Quốc làm chủ, lúc đó công nghệ nhử yến của họ nằm ở tầng số thấp. Hiện tại thì mọi việc đã phát triển theo chiều hướng khác.
Nếu như trước đây, các nhà nhử yến của người Trung Quốc và một số nhà nhử yến của các quan chức chiếm vị trí độc tôn thì hiện tại, họ khộng giữ vị trí đó nữa nhưng thay vào đó, họ có những nhà nhử yến độc chiếm thị trường và những nhà nhử yến của dân trở thành tấm thảm lót đường cho sự phát triển của họ.
Lý giải về vấn đề này, ông Ngãi nói rằng trước đây, người Trung Quốc đã giữ riêng bí quyết nhử chim yến và chỉ dạy cho một số quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương của người Việt để cùng nhau thu lợi nhuận. Tầng số phát sóng và công nghệ gọi chim yến về nhả tổ cũng thô sơ. Sau này, họ tìm ra tầng số và công nghệ nhử mới, họ lại bán công nghệ cũ cho người dân.
Khi người dân xây nhà nhử chim yến sẽ gọi nhử với tầng số thấp đủ để gọi chim yến từ ngoài khơi vào đất liền nhưng khi vào đến đất liền, nó lại bị lôi cuốn bởi tầng số mới của các nhà quan chức và người Trung Quốc, cuối cùng, nhà nhử yến của người dân chỉ lèo tèo vài con vào nhả tổ, đa phần chui vào nhà nhử của người Trung Quốc và các quan chức. Nhà nhử yến của người dân trở thành phông nền để làm đông thêm cho nhà nhử của người Trung Quốc và quan chức.
Hiện nay, số lượng nhà nhử yến ở miền Trung có thể đếm trên con số vài chục ngàn nhưng chất lượng cũng như lợi tức thu được lại rất kém. Và theo ông Ngãi nhận định thì đây cũng là bài học cay đắng vốn lặp đi lặp lại đối với người Việt Nam, từ chuyện nuôi chim cút cho đến nuôi ốc bươu vàng, nuôi hải ly, trồng cau, bán rễ tiêu, bán hoa thanh long, bán cau non... cho đến chuyện nhử chim yến tự nhiên, hầu như ở chuyện nào, người Việt cũng thể hiện rất rõ cá tính hay bắt chước nhưng lại thiếu suy nghĩ và chưa bao giờ đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc ở tầm vĩ mô.
Cũng theo ông Ngãi, với cá tính này, không ngoại trừ bản thân ông, có lẽ người Việt sẽ còn mãi mãi sống trong lạc hậu và nghèo khổ bởi thói quen "thấy người ta ăn khoai mình cũng về vác mai đi đào", thấy người ta làm việc đó hái ra tiền, mình không hiểu gì mấy cũng lao đầu vào làm và nhận kết cục bi thảm. Ngay cả việc mở quán xá, cửa hàng ở Việt nam cũng tràn lan y hệt kiểu nuôi chim yến, nuôi cút, nuôi ốc bươu vàng. Không dừng lại ở cá nhân bị thiệt hại mà điều này dẫn đến những cơn khủng hoảng thị trường rất buồn cười.
Thị trường yến sào loạn cào cào
Một người nuôi yến khác tên Tân, ở Hội An, Quảng Nam, chia sẻ thêm: "Nếu mà không lãi thì tại sao mà họ phát triển dữ vậy, nhưng mà tùy theo vùng, có vùng làm ra mà không có. Những vùng ven, vùng biển, vùng vắng thì nuôi tốt. Còn những vùng khác thì nuôi vậy thôi chứ Yến rủ về ít, có nhưng không nhiều."
Theo ông Tân, thị trường yến sào hiện nay có thể nói là loạn cào cào. Bởi việc khai thác yến tự nhiên và yến nhử lẫn lộn cộng thêm cách xử lý yến sào bằng công nghệ hóa học đã dẫn đến thị trường yến sào tiềm ẩn nhiều sản phẩm gây độc nhưng chưa thấy rõ. Lý do chưa thấy rõ sự độc hại của các tổ yến bán trên thị trường là nó quá đắt, không thông dụng nên chưa bị phát hiện tính độc hại của yến xử lý hóa chất.
Ở vấn đề thứ nhất, nếu như yến tự nhiên bu bám vào các hang đá, các mỏm đá vôi trên các đảo vốn đã trải qua triệu năm tuổi để nhả tổ, khi tổ yến đủ ngày đủ tháng thì người dân làm giàn tre leo lên khai thác, về xử lý theo cách truyền thống để sử dụng là loại yến bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe thì các tổ yến trong các nhà nhử yến có nguy cơ tác dụng ngược lại.
Vì khi làm tổ, chim yến đã nhả nước bọt có chứa các hóc môn của chủng loài vào vách đá, chính nước bọt này phản ứng hóa học với caxi trong vách đá và oxy trong không khí để tạo nên thể cứng, tạo thành tổ yến. Việc chim yến nhả nước bọt vào các vách ciment mới xây dựng với hàm lượng clinke còn nồng nặc trong vách tường thẩm thấu vào tổ yến trong quá trình phản ứng hóa học và chất này không thể nào tẩy sạch cho dù xử lý bất cứ cách gì. Chính vì vậy, khi ăn tổ yến nuôi cũng đồng nghĩa đưa một số chất hóa học độc hại vào cơ thể.
Còn một vấn đề khác là hiện nay, trên thị trường có các loại sản phẩm khá bắt mắt như "hồng yến", "hoàng yến", "bạch yến"... Đây là cách gọi theo kiểu tàu những tổ yến có màu hồng, màu vàng và màu trắng, những tổ yến kiểu này được xếp vào loại thượng hạng. Nhưng trên thực tế, theo kinh nghiệm khai thác yến lâu năm trên đảo Cù Lao Chàm của ông Tân, ngoài màu trắng đục, không có các loại tổ yến màu như thế này trong tự nhiên. Màu sắc là do nhuộm trong quá trình xử lý hóa học mà có. Tất cả các màu đều do con người nhuộm thành, giả sử như có thật những tổ yến màu như thế, khi xử lý rửa sạch đá vôi bu bám theo cách truyền thống, nó chỉ còn màu trắng.
Có thể nói rằng hiện nay, thị trường yến sào đã rơi vào giai đoạn loạn cào cào bởi cách làm ăn rất cẩu thả trong khâu sản xuất, chỉ chú trọng vào khâu tiếp thị của một số công ty, và trên hết là sự vô cảm, không cần quan tâm đến sức khỏe đồng loại mà chỉ quan tâm đến doanh thu cá nhân của một số công ty yến sào mới mọc gần đây!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Nhan nhản nhà nhử yến
Một người có ba nhà nhử yến tại Quảng Ngãi, tên Ngãi, chia sẻ: "Thì người Trung Quốc họ qua đó. Chi phí ít nhất trên tỷ, tiền xây thì bình thường nhưng tiền máy nhử yến đó, nhiều tiền lắm. Nói chung là nhiều lắm chứ không phải đơn giản đâu."
Theo ông Ngãi, trước đây chừng ba tháng, số lượng người nuôi yến ở các tỉnh miền Trung có thể đếm trên đầu ngón tay, trong đó đáng kể nhất là những nhà nuôi yến do người Trung Quốc làm chủ, lúc đó công nghệ nhử yến của họ nằm ở tầng số thấp. Hiện tại thì mọi việc đã phát triển theo chiều hướng khác.
Nếu như trước đây, các nhà nhử yến của người Trung Quốc và một số nhà nhử yến của các quan chức chiếm vị trí độc tôn thì hiện tại, họ khộng giữ vị trí đó nữa nhưng thay vào đó, họ có những nhà nhử yến độc chiếm thị trường và những nhà nhử yến của dân trở thành tấm thảm lót đường cho sự phát triển của họ.
Lý giải về vấn đề này, ông Ngãi nói rằng trước đây, người Trung Quốc đã giữ riêng bí quyết nhử chim yến và chỉ dạy cho một số quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương của người Việt để cùng nhau thu lợi nhuận. Tầng số phát sóng và công nghệ gọi chim yến về nhả tổ cũng thô sơ. Sau này, họ tìm ra tầng số và công nghệ nhử mới, họ lại bán công nghệ cũ cho người dân.
Khi người dân xây nhà nhử chim yến sẽ gọi nhử với tầng số thấp đủ để gọi chim yến từ ngoài khơi vào đất liền nhưng khi vào đến đất liền, nó lại bị lôi cuốn bởi tầng số mới của các nhà quan chức và người Trung Quốc, cuối cùng, nhà nhử yến của người dân chỉ lèo tèo vài con vào nhả tổ, đa phần chui vào nhà nhử của người Trung Quốc và các quan chức. Nhà nhử yến của người dân trở thành phông nền để làm đông thêm cho nhà nhử của người Trung Quốc và quan chức.
Hiện nay, số lượng nhà nhử yến ở miền Trung có thể đếm trên con số vài chục ngàn nhưng chất lượng cũng như lợi tức thu được lại rất kém. Và theo ông Ngãi nhận định thì đây cũng là bài học cay đắng vốn lặp đi lặp lại đối với người Việt Nam, từ chuyện nuôi chim cút cho đến nuôi ốc bươu vàng, nuôi hải ly, trồng cau, bán rễ tiêu, bán hoa thanh long, bán cau non... cho đến chuyện nhử chim yến tự nhiên, hầu như ở chuyện nào, người Việt cũng thể hiện rất rõ cá tính hay bắt chước nhưng lại thiếu suy nghĩ và chưa bao giờ đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc ở tầm vĩ mô.
Cũng theo ông Ngãi, với cá tính này, không ngoại trừ bản thân ông, có lẽ người Việt sẽ còn mãi mãi sống trong lạc hậu và nghèo khổ bởi thói quen "thấy người ta ăn khoai mình cũng về vác mai đi đào", thấy người ta làm việc đó hái ra tiền, mình không hiểu gì mấy cũng lao đầu vào làm và nhận kết cục bi thảm. Ngay cả việc mở quán xá, cửa hàng ở Việt nam cũng tràn lan y hệt kiểu nuôi chim yến, nuôi cút, nuôi ốc bươu vàng. Không dừng lại ở cá nhân bị thiệt hại mà điều này dẫn đến những cơn khủng hoảng thị trường rất buồn cười.
Thị trường yến sào loạn cào cào
Một người nuôi yến khác tên Tân, ở Hội An, Quảng Nam, chia sẻ thêm: "Nếu mà không lãi thì tại sao mà họ phát triển dữ vậy, nhưng mà tùy theo vùng, có vùng làm ra mà không có. Những vùng ven, vùng biển, vùng vắng thì nuôi tốt. Còn những vùng khác thì nuôi vậy thôi chứ Yến rủ về ít, có nhưng không nhiều."
Theo ông Tân, thị trường yến sào hiện nay có thể nói là loạn cào cào. Bởi việc khai thác yến tự nhiên và yến nhử lẫn lộn cộng thêm cách xử lý yến sào bằng công nghệ hóa học đã dẫn đến thị trường yến sào tiềm ẩn nhiều sản phẩm gây độc nhưng chưa thấy rõ. Lý do chưa thấy rõ sự độc hại của các tổ yến bán trên thị trường là nó quá đắt, không thông dụng nên chưa bị phát hiện tính độc hại của yến xử lý hóa chất.
Ở vấn đề thứ nhất, nếu như yến tự nhiên bu bám vào các hang đá, các mỏm đá vôi trên các đảo vốn đã trải qua triệu năm tuổi để nhả tổ, khi tổ yến đủ ngày đủ tháng thì người dân làm giàn tre leo lên khai thác, về xử lý theo cách truyền thống để sử dụng là loại yến bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe thì các tổ yến trong các nhà nhử yến có nguy cơ tác dụng ngược lại.
Vì khi làm tổ, chim yến đã nhả nước bọt có chứa các hóc môn của chủng loài vào vách đá, chính nước bọt này phản ứng hóa học với caxi trong vách đá và oxy trong không khí để tạo nên thể cứng, tạo thành tổ yến. Việc chim yến nhả nước bọt vào các vách ciment mới xây dựng với hàm lượng clinke còn nồng nặc trong vách tường thẩm thấu vào tổ yến trong quá trình phản ứng hóa học và chất này không thể nào tẩy sạch cho dù xử lý bất cứ cách gì. Chính vì vậy, khi ăn tổ yến nuôi cũng đồng nghĩa đưa một số chất hóa học độc hại vào cơ thể.
Còn một vấn đề khác là hiện nay, trên thị trường có các loại sản phẩm khá bắt mắt như "hồng yến", "hoàng yến", "bạch yến"... Đây là cách gọi theo kiểu tàu những tổ yến có màu hồng, màu vàng và màu trắng, những tổ yến kiểu này được xếp vào loại thượng hạng. Nhưng trên thực tế, theo kinh nghiệm khai thác yến lâu năm trên đảo Cù Lao Chàm của ông Tân, ngoài màu trắng đục, không có các loại tổ yến màu như thế này trong tự nhiên. Màu sắc là do nhuộm trong quá trình xử lý hóa học mà có. Tất cả các màu đều do con người nhuộm thành, giả sử như có thật những tổ yến màu như thế, khi xử lý rửa sạch đá vôi bu bám theo cách truyền thống, nó chỉ còn màu trắng.
Có thể nói rằng hiện nay, thị trường yến sào đã rơi vào giai đoạn loạn cào cào bởi cách làm ăn rất cẩu thả trong khâu sản xuất, chỉ chú trọng vào khâu tiếp thị của một số công ty, và trên hết là sự vô cảm, không cần quan tâm đến sức khỏe đồng loại mà chỉ quan tâm đến doanh thu cá nhân của một số công ty yến sào mới mọc gần đây!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten