Tin tức / Thế giới / Châu Á
Trung Quốc cấm dân lên Bắc Kinh khiếu kiện
Luật mới dành cho các chính quyền địa phương 60 ngày để giải đáp thắc mắc khiếu nại. Những người có các vấn đề không được giải quyết ở cấp địa phương bị cấm không được kháng cáo với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
HONG KONG — Từ nhiều thập niên, thủ đô Trung Quốc là phương tiện cuối cùng để công dân tìm đến với những khiếu kiện mà hệ thống pháp lý ở cấp địa phương không giải quyết được. Nhưng kể từ hôm nay, các cải cách pháp lý đã cấm người khiếu tố đưa vụ việc lên các cấp cao hơn, trong một quyết định mà các nhà phân tích nói là nêu bật sự bất an của giới lãnh đạo với những khiếu tố địa phương được đưa lên thủ đô. Từ Hong Kong, thông tín viên VOA Rebecca Valli gửi về bài tường thuật cho đài VOA.
Các luật lệ mới dành cho các chính quyền địa phương 60 ngày để giải đáp thắc mắc khiếu kiện. Những người có các vấn đề không được giải quyết ở cấp địa phương bị cấm không được kháng cáo với chính quyền trung ương.
Các nhà quyết định chính sách ở Trung Quốc nói quyết định vừa kể nằm trong khuôn khổ một cuộc cải cách chung để cổ súy cho pháp trị và hiệu năng ở cấp độ địa phương.
Nhưng giới chỉ trích tin rằng nhà cầm quyền đã trở nên lo ngại về khả năng có thể xảy ra bất ổn do người khiếu nại đem đến thủ đô khi họ đi nộp đơn kháng cáo.
Ông Hoàng Kỳ là một nhà hoạt động cho nhân quyền ở tỉnh Tứ Xuyên.
Ông Hoàng nói họ không mưu tìm một cách để xử lý các vấn đề của công dân. Ông tin rằng cái được gọi là “cải cách hệ thống khiếu tố” được thực hiện chỉ có tác dụng đuổi người khiếu tố ra khỏi Bắc Kinh và bảo vệ quyền lợi của chính quyền trung ương.
Các nhà phân tích cũng coi cuộc cải tổ là một sự thú nhận thất bại của hệ thống.
Chính thức thiết lập vào năm 1951, hệ thống khiếu tố bảo đảm trên giấy tờ rằng công dân có thể khiếu nại lên chính quyền trung ương khi họ nhận thấy có bất công trong cách thức xử lý vụ việc của họ ở địa phương.
Nhưng các cuộc thăm dò cho thấy rằng giải quyết một khiếu nại qua hệ thống là một trường hợp ngoại lệ, và đa số các đơn khiếu tố đều bị làm lơ.
Ông Hoàng nói người đi khiếu nại đến Bắc Kinh vì vụ việc của họ có liên quan đế tham nhũng ở địa phương. Chuyển trách nhiệm trở lại cấp địa phương sẽ không có ích gì.
Ông Hoàng nói khái niệm các chính quyền địa phương có thể giải quyết những vấn đề của hơn 10 triệu người đi khiếu nại ở Trung Quốc là một giấc mơ rất ngây ngô của các học giả, chứng tỏ rằng họ không biết các khiếu nại này xuất phát từ đâu.
Người khiếu nại đã viện tới Bắc Kinh về các vấn đề cá nhân từ việc chiếm dụng đất cho đến cưỡng bức dời cư hay tham nhũng.
Năm 2002, một tòa án địa phương ở tỉnh Hồ Bắc đã phán quyết chống lại bà Lưu Ngọc Khiết trong một vụ xử ly dị với lý do là không biết tung tích bà ở đâu. Bà Lưu nói chồng cũ của bà đã toa rập với tòa án và bà bị mất hết nhà cửa và phải một mình chăm sóc cho đứa con bị khuyết tật.
Bà đã khiếu nại với tòa để xin thay đổi phán quyết và đã đi nhiều lần đến thủ đô bởi vì bà nói bà không còn lựa chọn nào khác nữa.
Trong lần cuối đến thủ đô, nhà chức trách Hồ Nam phát hiện bà ở Bắc Kinh và đã đưa bà trở về nguyên quán.
Bà nói bà đã trở về điểm xuất phát. Nếu chính quyền địa phương không chấp nhận các vụ việc của chúng ta, mà chúng ta cũng không thể đi Bắc Kinh nữa, chúng ta không còn cách nào để giải quyết vấn đề của chúng ta.
Cải cách hệ thống pháp lý đã trở thành khẩu hiệu ở Trung Quốc, nơi giới lãnh đạo thừa nhận tham nhũng và tòa án thiếu tính cách độc lập như một mối đe dọa chính cho tính chính đáng của toà.
Các đề nghị giảm thiểu ảnh hưởng của các chính quyền địa phương đối với các tòa án bằng cách chuyển trách nhiệm về ngân sách và nhân viên cho các chính quyền cấp cao hơn đã được tranh luận từ nhiều năm.
Ðề tài này đã nổi lên trở lại vào mùa thu, khi ông Tập Cận Bình loan báo dự án cải tổ.
Các nhà phân tích đồng ý thực ra quyết định có thể giúp các tòa án trở nên độc lập hơn, và giảm thiểu con số các vụ khiếu nại không được giải quyết ở địa phương.
Các luật lệ mới dành cho các chính quyền địa phương 60 ngày để giải đáp thắc mắc khiếu kiện. Những người có các vấn đề không được giải quyết ở cấp địa phương bị cấm không được kháng cáo với chính quyền trung ương.
Các nhà quyết định chính sách ở Trung Quốc nói quyết định vừa kể nằm trong khuôn khổ một cuộc cải cách chung để cổ súy cho pháp trị và hiệu năng ở cấp độ địa phương.
Nhưng giới chỉ trích tin rằng nhà cầm quyền đã trở nên lo ngại về khả năng có thể xảy ra bất ổn do người khiếu nại đem đến thủ đô khi họ đi nộp đơn kháng cáo.
Ông Hoàng Kỳ là một nhà hoạt động cho nhân quyền ở tỉnh Tứ Xuyên.
Ông Hoàng nói họ không mưu tìm một cách để xử lý các vấn đề của công dân. Ông tin rằng cái được gọi là “cải cách hệ thống khiếu tố” được thực hiện chỉ có tác dụng đuổi người khiếu tố ra khỏi Bắc Kinh và bảo vệ quyền lợi của chính quyền trung ương.
Các nhà phân tích cũng coi cuộc cải tổ là một sự thú nhận thất bại của hệ thống.
Chính thức thiết lập vào năm 1951, hệ thống khiếu tố bảo đảm trên giấy tờ rằng công dân có thể khiếu nại lên chính quyền trung ương khi họ nhận thấy có bất công trong cách thức xử lý vụ việc của họ ở địa phương.
Nhưng các cuộc thăm dò cho thấy rằng giải quyết một khiếu nại qua hệ thống là một trường hợp ngoại lệ, và đa số các đơn khiếu tố đều bị làm lơ.
Ông Hoàng nói người đi khiếu nại đến Bắc Kinh vì vụ việc của họ có liên quan đế tham nhũng ở địa phương. Chuyển trách nhiệm trở lại cấp địa phương sẽ không có ích gì.
Ông Hoàng nói khái niệm các chính quyền địa phương có thể giải quyết những vấn đề của hơn 10 triệu người đi khiếu nại ở Trung Quốc là một giấc mơ rất ngây ngô của các học giả, chứng tỏ rằng họ không biết các khiếu nại này xuất phát từ đâu.
Người khiếu nại đã viện tới Bắc Kinh về các vấn đề cá nhân từ việc chiếm dụng đất cho đến cưỡng bức dời cư hay tham nhũng.
Năm 2002, một tòa án địa phương ở tỉnh Hồ Bắc đã phán quyết chống lại bà Lưu Ngọc Khiết trong một vụ xử ly dị với lý do là không biết tung tích bà ở đâu. Bà Lưu nói chồng cũ của bà đã toa rập với tòa án và bà bị mất hết nhà cửa và phải một mình chăm sóc cho đứa con bị khuyết tật.
Bà đã khiếu nại với tòa để xin thay đổi phán quyết và đã đi nhiều lần đến thủ đô bởi vì bà nói bà không còn lựa chọn nào khác nữa.
Trong lần cuối đến thủ đô, nhà chức trách Hồ Nam phát hiện bà ở Bắc Kinh và đã đưa bà trở về nguyên quán.
Bà nói bà đã trở về điểm xuất phát. Nếu chính quyền địa phương không chấp nhận các vụ việc của chúng ta, mà chúng ta cũng không thể đi Bắc Kinh nữa, chúng ta không còn cách nào để giải quyết vấn đề của chúng ta.
Cải cách hệ thống pháp lý đã trở thành khẩu hiệu ở Trung Quốc, nơi giới lãnh đạo thừa nhận tham nhũng và tòa án thiếu tính cách độc lập như một mối đe dọa chính cho tính chính đáng của toà.
Các đề nghị giảm thiểu ảnh hưởng của các chính quyền địa phương đối với các tòa án bằng cách chuyển trách nhiệm về ngân sách và nhân viên cho các chính quyền cấp cao hơn đã được tranh luận từ nhiều năm.
Ðề tài này đã nổi lên trở lại vào mùa thu, khi ông Tập Cận Bình loan báo dự án cải tổ.
Các nhà phân tích đồng ý thực ra quyết định có thể giúp các tòa án trở nên độc lập hơn, và giảm thiểu con số các vụ khiếu nại không được giải quyết ở địa phương.
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-cam-dan-len-bac-kinh-khieu-nai-ve-van-de-dia-phuong/1905498.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten