Vô tuyến truyền hình Thái Lan chiếu cảnh trong buổi lễ ngày hôm nay, được tổ chức trong Tổng hành dinh, tướng Prayut Chan-O-Cha, chỉ huy cuộc đảo chính, trong bộ quân phục màu trắng, đã quỳ gối trước ảnh chân dung Vua Bhumibol, vắng mặt trong buổi lễ, vì lý do sức khỏe. Theo chiếu chỉ của Nhà Vua được đọc trong buổi lễ : « Nhằm khôi phục hòa bình, trật tự và thống nhất của đất nước, Nhà Vua đã chỉ định tướng Prayut Chan-O-Cha », nhận trách nhiệm « quản lý đất nước kể từ bây giờ ».
Trong cuộc họp báo sau đó, tướng Prayut đã cảnh cáo những người phản đối cuộc đảo chính là ông không tha thứ cho bất cứ một cuộc biểu tình nào và điều này được áp dụng ngay lập tức. Nếu những người phản đối tiếp tục biểu tình, viên tướng này tuyên bố : « Tôi sẽ gia tăng thi hành luật pháp và các vị sẽ phải ra trước tòa án binh ».
Như vậy, từ nay, quân đội dựa trên sự chấp thuận của Nhà Vua để khẳng định tính chính đáng của cuộc đảo chính và vai trò lãnh đạo của mình. Theo ông Paul Chambers, chuyên gia phân tích chính trị, được AFP trích dẫn, thì « giới quân sự cần có một sự chấp thuận rõ ràng và nhanh chóng của Hoàng gia », tại một quốc gia mà Nhà Vua được coi thánh sống. Theo thông lệ tại Thái Lan, các cuộc đảo chính đều được tiến hành với sự chấp thuận của Hoàng gia.
Trong bẩy tháng biểu tình liên tục do phe đối lập tổ chức, 28 người đã thiệt mạng. Từ sau cuộc đảo chính (và âm mưu đảo chính) lần thứ 19, ngày 22/05, tình hình tại Thái Lan vẫn rất căng thẳng và mong manh.
Hôm thứ Bẩy, 24/05, chính quyền quân sự đã giải thể nốt Thượng Viện. Như vậy, toàn bộ quyền lực được tập trung vào tay giới tướng lãnh.
Kể từ hôm qua, 25/05, tội khi quân và tội « đe dọa an ninh vương quốc » thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án binh, không có kháng án. Trong khi đó, Thái Lan đã có một đạo luật về tội khi nghiêm khắc nhất trên thế giới.
Giới tướng lãnh trấn an là quân đội mong muốn sớm rút khỏi chính trường, nhưng không đưa ra ngày cụ thể tổ chức bầu cử Quốc hội.
Ông Pavin Chachavalpongpun, nghiên cứu khoa học chính trị tại trường Đai học Kyoto cho rằng, việc tướng Prayut giải tán Thượng viện, nắm cả quyền lập pháp, báo hiệu sự trước việc hình thành một chế độ chuyên quyền hoặc quân sự độc đoán. « Khi làm chủ toàn bộ hành pháp, lập pháp và tư pháp, … quân đội giờ đây đang trong vị thế có quyền lực tối cao ».
Cuộc đảo chính đã dấy lên nhiều chỉ trích từ phía cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ đã đình chỉ viện trợ quân sự, hủy bỏ cuộc tập trận chung hàng năm và kêu gọi Thái Lan sớm « quay trở lại nền dân chủ ».
Tình hình chính trị Thái Lan vẫn bất ổn kể từ sau cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, tháng 09/2006. Xã hội Thái Lan bị chia rẽ nặng nề, được thể hiện rõ qua các đợt biểu tình liên tiếp của phe Áo Vàng, thân Hoàng Gia và phe Áo Đỏ, được cho là ủng hộ gia đình Shinawatra.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhấn mạnh, từ nửa thế kỷ qua, tại Thái Lan, có một sự liên minh trên thực tế giữa giới lãnh đạo chính trị, Hoàng gia và quân đội. Đất nước này không thể thoát khỏi khủng hoảng triền miên nếu không tiến hành các cải cách để quân đội đứng ngoài chính trường, Hoàng gia đóng vai trò đoàn kết dân tộc và quyền lực lãnh đạo đất nước phải nằm trong tay giới lãnh đạo chính trị dân sự.
Trong cuộc họp báo sau đó, tướng Prayut đã cảnh cáo những người phản đối cuộc đảo chính là ông không tha thứ cho bất cứ một cuộc biểu tình nào và điều này được áp dụng ngay lập tức. Nếu những người phản đối tiếp tục biểu tình, viên tướng này tuyên bố : « Tôi sẽ gia tăng thi hành luật pháp và các vị sẽ phải ra trước tòa án binh ».
Như vậy, từ nay, quân đội dựa trên sự chấp thuận của Nhà Vua để khẳng định tính chính đáng của cuộc đảo chính và vai trò lãnh đạo của mình. Theo ông Paul Chambers, chuyên gia phân tích chính trị, được AFP trích dẫn, thì « giới quân sự cần có một sự chấp thuận rõ ràng và nhanh chóng của Hoàng gia », tại một quốc gia mà Nhà Vua được coi thánh sống. Theo thông lệ tại Thái Lan, các cuộc đảo chính đều được tiến hành với sự chấp thuận của Hoàng gia.
Trong bẩy tháng biểu tình liên tục do phe đối lập tổ chức, 28 người đã thiệt mạng. Từ sau cuộc đảo chính (và âm mưu đảo chính) lần thứ 19, ngày 22/05, tình hình tại Thái Lan vẫn rất căng thẳng và mong manh.
Hôm thứ Bẩy, 24/05, chính quyền quân sự đã giải thể nốt Thượng Viện. Như vậy, toàn bộ quyền lực được tập trung vào tay giới tướng lãnh.
Kể từ hôm qua, 25/05, tội khi quân và tội « đe dọa an ninh vương quốc » thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án binh, không có kháng án. Trong khi đó, Thái Lan đã có một đạo luật về tội khi nghiêm khắc nhất trên thế giới.
Giới tướng lãnh trấn an là quân đội mong muốn sớm rút khỏi chính trường, nhưng không đưa ra ngày cụ thể tổ chức bầu cử Quốc hội.
Ông Pavin Chachavalpongpun, nghiên cứu khoa học chính trị tại trường Đai học Kyoto cho rằng, việc tướng Prayut giải tán Thượng viện, nắm cả quyền lập pháp, báo hiệu sự trước việc hình thành một chế độ chuyên quyền hoặc quân sự độc đoán. « Khi làm chủ toàn bộ hành pháp, lập pháp và tư pháp, … quân đội giờ đây đang trong vị thế có quyền lực tối cao ».
Cuộc đảo chính đã dấy lên nhiều chỉ trích từ phía cộng đồng quốc tế. Hoa Kỳ đã đình chỉ viện trợ quân sự, hủy bỏ cuộc tập trận chung hàng năm và kêu gọi Thái Lan sớm « quay trở lại nền dân chủ ».
Tình hình chính trị Thái Lan vẫn bất ổn kể từ sau cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, tháng 09/2006. Xã hội Thái Lan bị chia rẽ nặng nề, được thể hiện rõ qua các đợt biểu tình liên tiếp của phe Áo Vàng, thân Hoàng Gia và phe Áo Đỏ, được cho là ủng hộ gia đình Shinawatra.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhấn mạnh, từ nửa thế kỷ qua, tại Thái Lan, có một sự liên minh trên thực tế giữa giới lãnh đạo chính trị, Hoàng gia và quân đội. Đất nước này không thể thoát khỏi khủng hoảng triền miên nếu không tiến hành các cải cách để quân đội đứng ngoài chính trường, Hoàng gia đóng vai trò đoàn kết dân tộc và quyền lực lãnh đạo đất nước phải nằm trong tay giới lãnh đạo chính trị dân sự.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten