Phát biểu tại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh đến việc tất cả các nước đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, một cách nói hàm ý chỉ trích thái độ gây hấn về mặt quân sự của Trung Quốc.
Thủ tướng Shinzo Abe nói : « Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ». Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để « bảo vệ hòa bình tại Châu Á và trên thế giới ».
Hiện tại, quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - Nhật Bản và Trung Quốc - tiếp tục căng thẳng do các tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á – trước hết là Việt Nam và Philippines – có các bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông với nhiều tiềm năng dầu khí. Chủ trương của Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông với yêu sách đường 9 đoạn (còn gọi là « đường lưỡi bò »), và nhiều động thái đơn phương, cụ thể như việc hạ đặt giàn khoan mới đây tại vùng thềm lục địa Việt Nam, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại xung đột vũ trang có thể bùng phát.
Cũng về Shangri-la, trong một cuộc trả lời báo giới thường nhật, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn Singapore sẽ « trình bày đầy đủ quan niệm của Trung Quốc về an ninh tại Châu Á ».
Thủ tướng Shinzo Abe nói : « Nhật Bản sẽ mang lại mọi trợ giúp có thể để hỗ trợ các quốc gia Asean trong các hoạt động của họ nhằm bảo đảm an ninh trên biển và trên không, và để bảo vệ tuyệt đối tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ». Lãnh đạo Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẵn sàng giữ một vai trò quan trọng và tích cực hơn từ trước đến giờ để « bảo vệ hòa bình tại Châu Á và trên thế giới ».
Hiện tại, quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - Nhật Bản và Trung Quốc - tiếp tục căng thẳng do các tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Trong khi đó, nhiều nước Đông Nam Á – trước hết là Việt Nam và Philippines – có các bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông với nhiều tiềm năng dầu khí. Chủ trương của Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông với yêu sách đường 9 đoạn (còn gọi là « đường lưỡi bò »), và nhiều động thái đơn phương, cụ thể như việc hạ đặt giàn khoan mới đây tại vùng thềm lục địa Việt Nam, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại xung đột vũ trang có thể bùng phát.
Cũng về Shangri-la, trong một cuộc trả lời báo giới thường nhật, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố phái đoàn Trung Quốc tham dự Diễn đàn Singapore sẽ « trình bày đầy đủ quan niệm của Trung Quốc về an ninh tại Châu Á ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten