Phát biểu với một số nhà báo, ông Antonio Spilimbergo cho rằng nguyên nhân chính đẩy nước Nga vào vòng suy thoái là hiện tượng đầu tư sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ông giải thích : « Nếu định nghĩa của suy thoái là hai quý liên tiếp tăng trưởng âm, thì kinh tế Nga đang trải qua một cuộc suy thoái ».
Cho năm 2014 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng GDP của Nga xuống còn vỏn vẹn 0,2% so với mức 1,3% dự trù trước đây. Qua năm 2015, cũng theo FMI, tăng trưởng của Nga cũng chỉ còn là 1% so với mức 2,3% dự trù trước đó.
Đây là lần thứ hai trong không đầy một tháng mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế giảm dự báo tăng trưởng của Nga. Chỉ mới đầu tháng Tư vừa qua, định chế tài chánh quốc tế này đã giảm dự báo về Nga năm 2014 từ 1,5% xuống 1,3%, do cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên lần này tỷ lệ giảm đã dữ dội hơn rất nhiều.
Giải thích về quyết định của FMI, ông Spilimbergo cho biết : « Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo để tính tới tính chất phức tạp của tình hình và tình hình bấp bênh đáng kể liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và các biện pháp trừng phạt ». Theo ông Spilimbergo : « Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng rất tiêu cực đến không khí đầu tư ».
Các nước phương Tây đã áp dụng biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao thân cận với Điện Kremly cũng như lãnh đạo một số đại tập đoàn Nhà nước Nga chẳng hạn như ông Igor Sechin, chủ nhân tạp đoàn dầu hỏa Rosneft, nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Hoa Kỳ đã cảnh cáo rằng trong trường hợp Nga leo thang hơn nữa, Washington sẽ tấn công vào những mảng lớn của nền kinh tế Nga. Trước mắt, Mỹ đã bắt đầu nhắm vào một số tập đoàn do các doanh nhân thân Putin kiểm soát, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty dầu khí.
Đối với ông Spilimbergo : « Nỗi lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả hơn bản thân các biện pháp trừng phạt ». Lý do là vì đối với giới đầu tư, chính cảm giác bấp bênh mới là điều đáng sợ nhất.
Cho năm 2014 này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm đáng kể dự báo tăng trưởng GDP của Nga xuống còn vỏn vẹn 0,2% so với mức 1,3% dự trù trước đây. Qua năm 2015, cũng theo FMI, tăng trưởng của Nga cũng chỉ còn là 1% so với mức 2,3% dự trù trước đó.
Đây là lần thứ hai trong không đầy một tháng mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế giảm dự báo tăng trưởng của Nga. Chỉ mới đầu tháng Tư vừa qua, định chế tài chánh quốc tế này đã giảm dự báo về Nga năm 2014 từ 1,5% xuống 1,3%, do cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên lần này tỷ lệ giảm đã dữ dội hơn rất nhiều.
Giải thích về quyết định của FMI, ông Spilimbergo cho biết : « Chúng tôi đã điều chỉnh dự báo để tính tới tính chất phức tạp của tình hình và tình hình bấp bênh đáng kể liên quan đến những căng thẳng địa chính trị và các biện pháp trừng phạt ». Theo ông Spilimbergo : « Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng rất tiêu cực đến không khí đầu tư ».
Các nước phương Tây đã áp dụng biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức cấp cao thân cận với Điện Kremly cũng như lãnh đạo một số đại tập đoàn Nhà nước Nga chẳng hạn như ông Igor Sechin, chủ nhân tạp đoàn dầu hỏa Rosneft, nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Hoa Kỳ đã cảnh cáo rằng trong trường hợp Nga leo thang hơn nữa, Washington sẽ tấn công vào những mảng lớn của nền kinh tế Nga. Trước mắt, Mỹ đã bắt đầu nhắm vào một số tập đoàn do các doanh nhân thân Putin kiểm soát, đặc biệt là các ngân hàng và các công ty dầu khí.
Đối với ông Spilimbergo : « Nỗi lo ngại các biện pháp trừng phạt có thể có hiệu quả hơn bản thân các biện pháp trừng phạt ». Lý do là vì đối với giới đầu tư, chính cảm giác bấp bênh mới là điều đáng sợ nhất.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten