Nghệ sĩ trẻ nhân "Ngày hội các ca khúc tiếng Pháp"
Racine Carrée (Căn Bậc Hai) tựa đề album thứ nhì của Stromae (DR)
Được thành lập cách đây vừa đúng 10 năm, chương trình La Fête de la Chanson Française được duy trì cho đến tận bây giờ vì thu hút được nhiều tầng lớp khán giả. Đó là dấu gạch nối giữa các thế hệ thời trước cũng như thời nay và giúp bảo tồn cái vốn âm nhạc tiếng Pháp, vào lúc có khá nhiều nghệ sĩ xuất thân từ khối Pháp ngữ, hát tiếng Anh (trong làng nhạc rock & nhạc điện tử) để dễ chinh phục thị trường quốc tế.
Sinh nhật lần thứ 10 cũng là dịp để nghe các nghệ sĩ thời nay bậc đàn anh có Serge Lama hay Eddy Mitchell, độ tuổi trung niên có Patrick Bruel, Florent Pagny hay Garou, trẻ hơn nữa thì có Nolwenn Leroy, Julien Doré, Grand Corps Malade, Emmanuel Moire hay M. Pokora …Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều ca sĩ trẻ chen chân vào thị trường châu Âu dù họ chủ yếu hát tiếng Pháp, vào lúc mà ngành sản xuất đĩa hát vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Hai ca sĩ Zaz và Vincent Niclo mỗi người vừa trình làng một album thứ nhì và lưu diễn các nước Đông Âu. Ca sĩ Tal bắt đầu chinh phục Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi thành công tại Pháp. Còn Stromae, ca sĩ người Bỉ có lẽ là gương mặt trẻ đến từ khối Pháp ngữ thành công nhất hiện giờ trên thị trường quốc tế.
Tên thật là Paul Van Haver, Stromae năm nay 28 tuổi, sinh trưởng tại Bruxelles trong một gia đình có hai dòng máu : mẹ anh là người Bỉ, bố anh người Rwanda. Mồ côi cha năm lên 6, Stromae cho biết là từ nhỏ anh thích đi chơi hơn là đi học. Gia đình khuyến khích anh học nhạc, ghi tên anh vào một trường âm nhạc (Học viện thành phố Jette) để tránh cho cậu bé chơi bời lêu lỏng trong những lúc nhàn rỗi.
Ở cấp trung học phổ thông, Stromae hai lần không được lên lớp. Ở nhà cậu bé càng lúc càng cứng đầu ngỗ nghịch, nên bị gia đình tống vào trường nội trú. Ban đầu Stromae xem đó như là một hình phạt, sau này đến khi trưởng thành, anh mới nhận thức đó lại là một dịp may : một cơ hội để tập trung vào việc học hành, học chữ cũng như học nhạc.
Stromae thành lập ban nhạc rap đầu tiên vào năm 18 tuổi (2003), cùng với nhóm anh tham gia vào nhiều liên hoan địa phương, sáng tác cũng như học cách biểu diễn slam. Chính trong giai đọan này anh chọn nghệ danh là Stromae, tức là Maestro theo kiểu nói lái. Ở bậc đại học, Stromae theo học trường điện ảnh, nhưng lại thịên về khoa âm thanh ứng dụng nhiều hơn là phim ảnh. Cả hai yếu tố này sẽ giúp cho Stromae thành công sau đó : hiệu quả âm thanh và chuyển tải thông điệp qua hình ảnh.
Stromae thành công với album đầu tay phát hành vào năm 2009. Nhạc phẩm Alors On Danse kết hợp cách diễn slam, hip hop với dòng nhạc điện tử electro, mở đường cho Stromae chinh phục ban đầu các hộp đêm sàn nhảy, rồi sau đó là thị trường châu Âu. Sau khi đọat hàng lọat giải thưởng âm nhạc, trong đó có giải Victoires của Pháp, giải ADISQ của vùng Québec, giải Octaves của Bỉ, giải MTV châu Âu, Stromae gần đây đã trình làng album thứ nhì với tựa đề Racine Carrée (Căn Bậc Hai - 2013).
Đằng sau cái tựa đề rất là toán học này có cả hai nghĩa : Trong nghĩa đen, Stromae muốn nhắc đến sự tìm tòi thử nghiệm trong quá trình sáng tác. Anh tiếp cận âm thanh qua công nghệ số, dùng máy móc để diễn đạt cảm xúc nội tâm. Còn trong nghĩa bóng, các ca khúc trên album Căn Bậc Hai đều nhắc đến các vấn đề trong gia đình, xã hội, mà đa phần đều là những bài toán nan giải.
Tiêu biểu nhất là ca khúc trích đọan đầu tiên mang tựa đề Papaoutai (phiên âm của chữ Papa où t’es hiểu theo nghĩa Bố đang ở đâu ?) hiện đang chiếm hạng đầu thị trường khối Pháp ngữ. Bài hát nói về sự thiếu vắng tình phụ tử, một đứa bé sẽ không bao giờ hiểu vì sao nó bị người cha bỏ rơi. Đến khi khôn lớn, sáng tác là một cách để cho Stromae hàn gắn những vết thương tâm hồn tuổi thơ.
Trong số những nghệ sĩ mới nổi danh gần đây, có cô ca sĩ Tal chuyên hát nhạc trẻ dung hoà nhạc nhẹ với pop điện tử, nối bước sự thành công của Shy’m và Amel Bent. Tên thật là Tal Benyerzi, cô năm nay 24 tuổi, sinh tại Israel rồi lớn lên tại Pháp. Tal có nghĩa là Giọt sương mai trong tiếng Do Thái. Thời còn nhỏ, Tal tự học đàn piano và ghi ta, rồi bát đầu sáng tác năm cô 15 tuổi.
Trên mạng YouTube, cô bé tải lên hai đoạn video, trình bày lại ca khúc Man in the Mirror của Michael Jackson. Ca khúc này lọt vào tai của giám đốc hãng đĩa Warner, nên Tal ký được hợp đồng ghi âm album đầu tay, phát hành vào cuối năm 2011. Mặc dù có sự hỗ trợ của một hãng đĩa lớn, được biểu diễn trong phần mở đầu vòng lưu diễn châu Âu của danh ca người Mỹ Alicia Keys, nhưng Tal lại không thành công nhanh chóng.
Mãi đến gần một năm sau, Tal thực hiện một showcase diễn trực tiếp rồi tải lên internet các đọan phim video ghi âm lại các ca khúc Diamonds của Rihanna, Money của Jessie J và Just The Way You Are của Bruno Mars, thì lúc đó Tal mới nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng cư dân mạng.
Sự nghiệp của Tal bắt đầu cất cánh và cùng với nam ca sĩ M. Pokora, cô trở thành cánh chim đầu đàn của nhóm nghệ sĩ trẻ ghi âm tập nhạc Génération Goldman (Thế hệ Goldman). Sau khi phá kỷ lục số bán với ca khúc Envole Moi, cô ca sĩ trở lại phòng thâu để ghi âm tập nhạc thứ nhì của Thế hệ Goldman. Sáng tác của Jean Jacques Goldman mà cô đã chọn là nhạc phẩm Pas Toi.
Vào lúc mà cuộc thi hát truyền hình The Voice, phiên bản tiếng Pháp lần thứ ba sắp được phát sóng trở lại, tập đầu tiên của chương trình sẽ được chiếu vào tháng Giêng năm 2014, ban tổ chức đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục khi mời nam ca sĩ Mika làm thành viên ban giám khảo. Một cách để đáp trả các lời chỉ trích, trong đó có ý kiến cho rằng thí sinh dự thi hát hay hơn nhiều so với người chấm thi.
Cách đây gần một năm, nam ca sĩ Olympe chỉ về nhì cho dù đa số khán giả đều nghĩ rằng Olympe rất xứng đáng đọat giải. Tuy không đọat giải nhất, nhưng Olympe mới thật sự là người thắng cuộc. Trước hết bởi vì ngay sau cuộc thi anh đã ký hợp đồng ghi âm hai album. Tập nhạc đầu tay của Olympe phát hành vào mùa hè vừa qua đã lập kỷ lục số bán, trở thành đĩa bạch kim trong vòng một tháng, và kể từ đó Olympe liên tục lưu diễn vòng quanh nước Pháp để chuẩn bị cho việc phát hành album kế tiếp của anh.
Cùng một trang lứa với Tal, nam ca sĩ Olympe tên thật là Joffrey Boulanger, năm nay 24 tuổi sinh trưởng tại thành phố Amiens, ở vùng Picardie. Từ thời niên thiếu, Olympe thường xuyên tham gia các cuộc thi hát cấp tỉnh. Tinh đến nay anh đã đọat 15 giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chương trình The Voice là bệ phóng lý tưởng đưa giọng ca này vào quỹ đạo thành công, giúp cho Olympe chinh phục một tầng lớp khán giả đông đảo hơn trước.
Cũng như Tal, Olympe thu hút sự chú ý của giới chuyên nghiệp nhờ các đọan phim video mà anh đã tải lên YouTube, trong đó anh trình bày lại nhạc phẩm Si Mamamn Si của France Gall và nhất là bản Zombie của ban nhạc người Ai Len The Cranberries. Album thứ nhì của anh dự trù phát hành đầu năm 2014, hầu như cùng thời điểm phát sóng chương trình The Voice tại Pháp. Hy vọng là album này giúp cho anh đạt đến một đỉnh cao hơn nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nam ca sĩ trẻ tuổi này đã chọn Olympe làm nghệ danh.
Sinh nhật lần thứ 10 cũng là dịp để nghe các nghệ sĩ thời nay bậc đàn anh có Serge Lama hay Eddy Mitchell, độ tuổi trung niên có Patrick Bruel, Florent Pagny hay Garou, trẻ hơn nữa thì có Nolwenn Leroy, Julien Doré, Grand Corps Malade, Emmanuel Moire hay M. Pokora …Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều ca sĩ trẻ chen chân vào thị trường châu Âu dù họ chủ yếu hát tiếng Pháp, vào lúc mà ngành sản xuất đĩa hát vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Tên thật là Paul Van Haver, Stromae năm nay 28 tuổi, sinh trưởng tại Bruxelles trong một gia đình có hai dòng máu : mẹ anh là người Bỉ, bố anh người Rwanda. Mồ côi cha năm lên 6, Stromae cho biết là từ nhỏ anh thích đi chơi hơn là đi học. Gia đình khuyến khích anh học nhạc, ghi tên anh vào một trường âm nhạc (Học viện thành phố Jette) để tránh cho cậu bé chơi bời lêu lỏng trong những lúc nhàn rỗi.
Ở cấp trung học phổ thông, Stromae hai lần không được lên lớp. Ở nhà cậu bé càng lúc càng cứng đầu ngỗ nghịch, nên bị gia đình tống vào trường nội trú. Ban đầu Stromae xem đó như là một hình phạt, sau này đến khi trưởng thành, anh mới nhận thức đó lại là một dịp may : một cơ hội để tập trung vào việc học hành, học chữ cũng như học nhạc.
Stromae thành công với album đầu tay phát hành vào năm 2009. Nhạc phẩm Alors On Danse kết hợp cách diễn slam, hip hop với dòng nhạc điện tử electro, mở đường cho Stromae chinh phục ban đầu các hộp đêm sàn nhảy, rồi sau đó là thị trường châu Âu. Sau khi đọat hàng lọat giải thưởng âm nhạc, trong đó có giải Victoires của Pháp, giải ADISQ của vùng Québec, giải Octaves của Bỉ, giải MTV châu Âu, Stromae gần đây đã trình làng album thứ nhì với tựa đề Racine Carrée (Căn Bậc Hai - 2013).
Đằng sau cái tựa đề rất là toán học này có cả hai nghĩa : Trong nghĩa đen, Stromae muốn nhắc đến sự tìm tòi thử nghiệm trong quá trình sáng tác. Anh tiếp cận âm thanh qua công nghệ số, dùng máy móc để diễn đạt cảm xúc nội tâm. Còn trong nghĩa bóng, các ca khúc trên album Căn Bậc Hai đều nhắc đến các vấn đề trong gia đình, xã hội, mà đa phần đều là những bài toán nan giải.
Tiêu biểu nhất là ca khúc trích đọan đầu tiên mang tựa đề Papaoutai (phiên âm của chữ Papa où t’es hiểu theo nghĩa Bố đang ở đâu ?) hiện đang chiếm hạng đầu thị trường khối Pháp ngữ. Bài hát nói về sự thiếu vắng tình phụ tử, một đứa bé sẽ không bao giờ hiểu vì sao nó bị người cha bỏ rơi. Đến khi khôn lớn, sáng tác là một cách để cho Stromae hàn gắn những vết thương tâm hồn tuổi thơ.
Trên mạng YouTube, cô bé tải lên hai đoạn video, trình bày lại ca khúc Man in the Mirror của Michael Jackson. Ca khúc này lọt vào tai của giám đốc hãng đĩa Warner, nên Tal ký được hợp đồng ghi âm album đầu tay, phát hành vào cuối năm 2011. Mặc dù có sự hỗ trợ của một hãng đĩa lớn, được biểu diễn trong phần mở đầu vòng lưu diễn châu Âu của danh ca người Mỹ Alicia Keys, nhưng Tal lại không thành công nhanh chóng.
Mãi đến gần một năm sau, Tal thực hiện một showcase diễn trực tiếp rồi tải lên internet các đọan phim video ghi âm lại các ca khúc Diamonds của Rihanna, Money của Jessie J và Just The Way You Are của Bruno Mars, thì lúc đó Tal mới nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng cư dân mạng.
Vào lúc mà cuộc thi hát truyền hình The Voice, phiên bản tiếng Pháp lần thứ ba sắp được phát sóng trở lại, tập đầu tiên của chương trình sẽ được chiếu vào tháng Giêng năm 2014, ban tổ chức đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục khi mời nam ca sĩ Mika làm thành viên ban giám khảo. Một cách để đáp trả các lời chỉ trích, trong đó có ý kiến cho rằng thí sinh dự thi hát hay hơn nhiều so với người chấm thi.
Cách đây gần một năm, nam ca sĩ Olympe chỉ về nhì cho dù đa số khán giả đều nghĩ rằng Olympe rất xứng đáng đọat giải. Tuy không đọat giải nhất, nhưng Olympe mới thật sự là người thắng cuộc. Trước hết bởi vì ngay sau cuộc thi anh đã ký hợp đồng ghi âm hai album. Tập nhạc đầu tay của Olympe phát hành vào mùa hè vừa qua đã lập kỷ lục số bán, trở thành đĩa bạch kim trong vòng một tháng, và kể từ đó Olympe liên tục lưu diễn vòng quanh nước Pháp để chuẩn bị cho việc phát hành album kế tiếp của anh.
Cũng như Tal, Olympe thu hút sự chú ý của giới chuyên nghiệp nhờ các đọan phim video mà anh đã tải lên YouTube, trong đó anh trình bày lại nhạc phẩm Si Mamamn Si của France Gall và nhất là bản Zombie của ban nhạc người Ai Len The Cranberries. Album thứ nhì của anh dự trù phát hành đầu năm 2014, hầu như cùng thời điểm phát sóng chương trình The Voice tại Pháp. Hy vọng là album này giúp cho anh đạt đến một đỉnh cao hơn nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nam ca sĩ trẻ tuổi này đã chọn Olympe làm nghệ danh.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten