NASA bất ngờ vì một viên đá trên sao Hỏa
Khi robot thăm dò tự hành Curiosity tới một viên đá để thử máy đo
quang phổ, nó phát hiện ra rằng mục tiêu có cấu tạo hóa học giống đá trên trái
đất, điều mà các nhà khoa học của Mỹ chưa hề nghĩ tới.
> Dấu tích
của suối trên sao Hỏa
Viên đá mang tên Jake Jake Matijevic trên sao Hỏa. Những chấm đỏ là nơi mà thiết bị ghi hình và phân tích hóa học ChemCam phóng tia laser vào ngày 21 và 24/9, còn hai vòng tròn tím là nơi máy đo quang phổ tia X hạt alpha nghiên cứu. Ảnh: NASA. |
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, máy đo quang phổ
tia X hạt Alpha trên cánh tay của thiết bị thăm dò Curiosity bắt đầu hoạt động
từ hôm 11/10. Mục tiêu đầu tiên của nó là Jake Matijevic - một viên đá có kích
thước tương đương quả bóng đá. Kết quả phân tích cho thấy Jake Matijevic có
thành phần hóa học giống nhiều loại đá bên dưới bề mặt địa cầu.
"Viên đá này có thành phần hóa học gần giống với đá macma, một
loại đá có nguồn gốc từ sự phun trào của núi lửa trên trái đất. Do Curiosity mới
chỉ phát hiện một viên đá như thế trên sao Hỏa, chúng tôi không biết nó có nguồn
gốc giống đá macma hay không", Edward Stolper, một nhà nghiên cứu của Viện Công
nghệ California tại Mỹ, phát biểu. Ông là một trong những nhà khoa học tham gia
dự án Curiosity.
Trên trái đất, những viên đá có cấu tạo hóa học giống Jake
Matijevic thường hình thành nhờ những quá trình địa chất bên trong lớp vỏ của
hành tinh.
Đây là viên đá đầu tiên mà máy đo quang phổ tia X hạt alpha phân
tích, nhưng là viên đá thứ 23 mà thiết bị ghi hình và phân tích hóa học ChemCam
quan sát. ChemCam đã phóng tia laser vào viên đá hai lần vào ngày 21 và
24/9.
"Chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên khi tìm thấy Jake Matijevic. Đó
là một viên đá sao Hỏa kỳ lạ. Tỷ lệ phenpat (nhóm khoáng vật tạo đá chiếm 60% vỏ
trái đất) của nó rất cao, trong khi tỷ lệ magie và sắt rất thấp", Ralf Gellert,
nhà nghiên cứu của Đại học Guelph tại Canada và tham gia dự án Curiosity, phát
biểu.
Minh Long
Geen opmerkingen:
Een reactie posten