donderdag 12 april 2018

Mẹ Lào đẻ "thuê" con Trung Quốc 4 năm sau khi cha mẹ thật chết + Mitsutoki Shigeta: Ông bố Nhật 'sản xuất trẻ em' Mitsutoki Shigeta được quyền nuôi 13 con "đẻ thuê" ở Thái Lan

Mẹ Lào đẻ con TQ 4 năm sau khi cha mẹ thật chết

  • 8 giờ trước
Trẻ sơ sinh ở Trung QuốcBản quyền hình ảnh China Photos
Image caption Trẻ sơ sinh ở Trung Quốc
Một em bé sinh ra qua thụ tinh ống nghiệm tại Trung Quốc nhờ người mang thai là một phụ nữ Lào sau khi cha mẹ em đã tử nạn năm 2013 trong tai nạn xe hơi.
Trang Beijing News đưa tin tuần này cũng nói em bé Tiantian ra đời hồi tháng 12/2017 nhưng nay mọi việc mới hoàn tất nhờ nỗ lực của ông bà, và em nhỏ đã có quốc tịch Trung Quốc.
Một khúc mắc xảy ra khi người mẹ mang thai hộ đến từ Lào và vào Trung Quốc bằng visa du lịch.
Nhưng về mặt khoa học, đây là chuyện hy hữu, theo BBC News hôm 12/04/2018.
Cặp vợ chồng Trung Quốc giữ trứng đã thụ tinh của người vợ tại một bệnh viện ở Nam Kinh để tìm cách thụ tinh nhân tạo sau nhiều cố gắng có con mà không thành.

Nỗ lực của ông bà nội ngoại

Nhưng nỗ lực của ông bà nội ngoại để có được đứa bé cũng là câu chuyện đánh chú ý.
Sau khi bố mẹ đứa bé thiệt mạng trong một tai nạn xe hơi, cả hai bên ông bà nội ngoại đã ra toà yêu cầu bệnh viện trao lại quyền sở hữu các bào thai dự trữ.
Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'?
TQ: Muốn hiến tinh trùng phải trung thành với Đảng
Tự kỷ ‘không phải do cha mẹ thiếu quan tâm’
Mitsutoki Shigeta: Ông bố 'sản xuất trẻ em' được quyền nuôi con
Nhưng khi giành được quyền đó, họ vấp phải khó khăn khi ở Trung Quốc, việc thuê tử cung để mang thai (surogacy) là phi pháp.
Thụ tinh ống nghiệmBản quyền hình ảnh Science Photo Library
Image caption Thụ tinh ống nghiệm
Còn ở Lào, việc thuê người mang thai giúp lại không có vấn đề pháp lý.
Khó khăn tiếp theo cho họ là không hãng hàng không nào đồng ý chuyên chở bào thai ở nhiệt độ âm 196 độ C.
Họ đã đem 'cháu chưa sinh ra' sang Lào bằng đường xe hơi.
Sau khi cháu bé ra đời cuối 2017, bốn ông bà nội ngoại phải nộp mẫu máu để chứng minh họ có quan hệ ruột thịt và được quyền nuôi cháu.
Và vì họ là công dân Trung Quốc, nay em bé đó được cấp quốc tịch Trung Quốc dù người mẹ sinh ra là công dân Lào.
Nhu cầu cần tinh trùng gia tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng chính sách một con nhưng vấn đề thụ tinh ống nghiệm (in vitro) vẫn còn nhiều rào cản pháp lý.
Gần đây nhất, dư luận trong và ngoài Trung Quốc lại chú ý đến câu chuyện một ngân hàng tinh trùng ở Bắc Kinh yêu cầu người hiến tinh trùng phải trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc, gây ra đàm tiếu nhiều trên mạng xã hội .
Xem thêm:
Lo sợ sữa trẻ nhiễm khuẩn 'có từ Pháp năm 2005'
Thế giới bí mật của trẻ sơ sinh
Giây phút cuối cùng của nghệ sĩ TQ bị bắt giữ

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43734746

Mitsutoki Shigeta: Ông bố 'sản xuất trẻ em' được quyền nuôi con

Thái Lan
quyền hình ảnh EPA
Image caption Chín trẻ được tìm thấy ở một căn hộ tại Thái Lan vào năm 2014
Một tòa án ở Bangkok đã trao quyền làm cha 13 đứa bé cho một người đàn ông Nhật Bản, có con qua những người phụ nữ đẻ thuê.
Phán quyết này cho phép ông Mitsutoki Shigeta, 28 tuổi, có được quyền nuôi con.
Là con trai của một doanh nhân giàu có, ông gây ra tranh cãi lớn tại Thái Lan vào năm 2014 khi bị phát hiện là bố của ít nhất 16 bé qua những người mang thai hộ.
Vì sao phụ nữ khó làm thêm việc phụ kiếm sống?
Campuchia cấm xuất khẩu sữa mẹ
Trường hợp của ông và một số người khác, được gọi là "nhà máy sản xuất trẻ em", dẫn đến việc Thái Lan cấm đẻ thuê thương mại cho những người nước ngoài.
Ông Shigeta, người không có mặt trong phiên xử, đã được trao quyền "người bố đơn thân" vì theo toà án, những người hộ sinh đã mất đi quyền nuôi con khi không nêu tên ông.
"Vì hạnh phúc và cơ hội mà 13 đứa trẻ sẽ nhận được từ cha ruột, người cha mà chưa từng có lịch sử những hành vi xấu, toà cho rằng 13 đứa trẻ được sinh qua những người mang thai hộ là con hợp pháp của nguyên đơn," Toà án thành phố Bangkok cho hay trong một tuyên bố.
Anh Shigeta đã từng nhận được quyền nuôi nấng ba đứa trẻ khác vào năm 2015.
Năm 2014, ông bị điều tra bởi Interpol về buôn bán người sau khi có tin ông là cha của 16 đứa trẻ qua mang thai hộ tại Thái Lan.
Biệt thự của ông tại Bangkok đã bị đột nhập và cảnh sát phát hiện ra 9 em bé, vú em và một người phụ nữ đang mang thai hộ ở đó.
Ông rời Thái Lan ngay sau đó, nhưng đã đệ đơn cho Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Nhân dân để nhận được quyền nuôi con.

"Ông mong muốn một gia đình rộng lớn"

Khi một bức ảnh an ninh đã được làm mờ tại sân bay được tung ra, hơn 3 năm trước, của ông Mitsutoko, khi đó ông đang bế một đứa trẻ sơ sinh ngay khi rời Thái Lan, đã có nhiều suy đoán về động cơ của ông vì có nhiều con với những người mang thai hộ.
Một vài bé đã được đưa tới Campuchia, và cảnh sát Thái Lan bắt đầu điều tra ông vì tình nghi buôn người.
Nhưng luật sư của ông nhấn mạnh ông chỉ đơn giản mong muốn có một gia đình rộng lớn, và cho rằng là con trai của một doanh nhân giàu có tại Nhật Bản, ông hoàn toàn có thể chăm sóc cho những đứa bé một cách đầy đủ.
Toà án tại Bangkok giờ đây đã chấp nhận lời giải thích đó: Các quan chức Thái Lan tuyên bố với toà rằng họ đã đến Campuchia và Nhật Bản, và nhận thấy ông có đủ những người chăm sóc và cơ sở vật chất để nuôi nấng được 13 đứa trẻ mà hiện tại đang được chăm sóc tại Thái Lan.

Thân thế người cha

Chỉ ít chi tiết đã được tiết lộ về thân thế của ông Shigeta.
Theo truyền thông Nhật Bản, ông là con trai của một tỷ phú giới công nghệ thông tin và trả từ 9,300 đô đến 12,500 đô la cho mỗi người mang thai hộ.
Truyền thông Thái Lan cho hay ông Shigeta chưa lập gia đình, sở hữu nhiều công ty và đã lên kế hoạch cho những đứa con của ông trong tương lai, bao gồm cả việc thành lập những quỹ tín thác cho chúng.
Tướng Thái Lan và bộ đồng hồ tiền triệu
Hình ảnh làm chấn động cả Thái Lan
Sau khi rời Thái Lan bốn năm trước, ông được cho là đã chuyển đến Hong Kong và hiện tại đang sống ở Nhật Bản.
Một vài tin trên truyền thông thì cho rằng ông có thể đã đi đến Ấn Độ và Ukraine để sinh con ở đó.

Chuyển dần quyền giám hộ

Ông Shigeta sẽ không được phép ngay lập tức nhận được quyền nuôi 13 đứa trẻ.
Luật sư của ông nói với hãng tin AFP rằng ông sẽ phải liên hệ với Bộ Phúc lợi xã hội cho các bước tiếp theo, và tiến độ cần phải được thông qua để tránh "những thay đổi đột ngột" cho những đứa trẻ.
Bé GammyBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Cậu bé Gammy và người mẹ Thái
Trường hợp của ông Shigeta đã gây chú ý về ngành công nghiệp mang thai hộ ở Thái Lan, và trường hợp của "bé Gammy" là tiêu biểu khi được đưa ra vào năm 2014.
Người mẹ Thái của bé Gammy cáo buộc bé đã bị bỏ rơi bởi cha mẹ người Úc của bé khi họ phát hiện ra bé bị hội chứng Down's nhưng họ lại mang hai chị em sinh đôi của bé về nước.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten