maandag 8 januari 2018

Việt Nam : Vụ án Tham Nhũng... khét tiếng (!) : Ðinh La Thăng+Trịnh Xuân Thanh+Trầm Bê+Phạm Công Danh+mấy chục đồng phạm... phải ra tòa... "không vành móng ngựa" (!) + Đinh La Thăng đổ tội cho... Nguyễn Tấn Dũng


Đến lượt Đinh La Thăng đổ tội cho Nguyễn Tấn Dũng


Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị CSVN bị dẫn giải vào tòa án ở Hà Nội hôm 8 Tháng Giêng 2018 vì bị cáo buộc “Cố ý làm trái...” (Hình: AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Đinh La Thăng đổ tội “Cố ý làm trái…” tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) bắt nguồn từ “chủ trương đúng, có quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
Trong ngày thứ hai của vụ án xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm về các tội “Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng…” và “Tham ô tài sản,” qua dự án nhiệt điện Thái Bình II, người ta lần đầu tiên nghe thấy ông Đinh La Thăng xác định trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng khi đó là thủ tướng chính phủ.
Ông Đinh La Thăng nhìn nhận “chỉ đạo quyết liệt và có lúc nôn nóng” để thực hiện thật nhanh dự án nhiệt điện Thái Bình 2 nên đã giao cho Tổng Công Ty PVC của Trịnh Xuân Thanh làm “tổng thầu.” Tuy nhiên, ông khai rằng vì việc cấp bách nên “đã thay mặt HĐTV (Hội Đồng Thành Viên Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam) ký báo cáo gửi thủ tướng chính phủ, xin phép giao PVC làm tổng thầu.”
Ông Thăng cho rằng khi nhận dự án nhiệt điện Thái Bình II, tổng công ty PVC “năm 2010, có lãi 1,000 tỷ đồng đồng thời PVN cũng bán 40% cổ phần của PVC, thu được 2,500 tỷ đồng” và nếu có khó khăn “nhất thời cũng là bình thường.”
Lời khai của ông khác với lời khai của thuộc cấp xác nhận khi được “tạm ứng” số tiền hơn 6 triệu đô la và hơn 1,300 tỉ đồng, PVC của Trịnh Xuân Thanh đang cơn khốn đốn tài chính, vội vã đem trả nợ ngân hàng 700 tỉ đồng và đắp vào các dự án khác gần hết số tiền đó, thay vì dùng để tiến hành xây dựng nhiệt điện Thái Bình II.
Bản cáo trạng cáo buộc ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo thực hiện dự án nhiệt điện Thái Bình II bằng những văn bản trái luật. Lúc đầu là hợp đồng số 33, sau thấy sai vì “không phù hợp với nghị đình số 48 của chính phủ,” đổi thành hợp đồng khác, nhưng vẫn sai.
Theo tường thuật phiên tòa của VNExpress, “Ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên phó tổng giám đốc PVC) là người tiếp theo đối chất. Ông khai hợp đồng 33 không đủ điều kiện thực hiện, tạm ứng; dù sau đó đổi sang hợp đồng 4194 nhưng chỉ đổi chủ thể nên bản chất vẫn là chưa đủ điều kiện.”
“Vì sao chưa đủ điều kiện tạm ứng mà bị cáo cùng bị cáo Đinh La Thăng lại có bút phê về việc tạm ứng?,” thẩm phán hỏi. Ông Khánh phủ nhận có bút phê. Thẩm Phán Toàn ngay sau đó giơ công văn và đọc bút phê của ông Thăng với nội dung “chuyển anh Khánh – phó tổng giám đốc xử lý, cho PVC tạm ứng 1,000 tỷ đồng.”
Các thuộc cấp của ông Thăng khai họ bị thúc ép chuyển tiền gấp cho PVC của Trịnh Xuân Thanh bất chấp luật lệ. Giải thích tại sao lại “cố ý làm trái,” ông Đinh La Thăng nhìn nhận “làm sai quy trình,” tức trái luật lệ của chế độ.
Theo báo Kinh Tế và Tiêu Dùng “Bị cáo Chương khai tại cuộc họp 31 Tháng Ba, ông Đinh La Thăng có chỉ đạo rà soát lại hợp đồng để ký lại giữa PVC và PVN. Đến 1 Tháng Sáu thì yêu cầu ban quản lý dự án tạm ứng 10% giá trị hợp đồng. Theo lời bị cáo Chương, ông ta còn bị ông Đinh La Thăng gọi lên hỏi tại sao không chuyển tiền cho PVC. Bị “sếp” hỏi, ông Chương đã bảo Thăng xem lại công văn hợp đồng 33 không phù hợp với nghị định số 48 của chính phủ… “Sau đó bị cáo Thăng gọi Nguyễn Xuân Sơn lên hỏi tại sao các ông không chuyển tiền. Lúc đó tôi thấy hợp đồng mới chuyển đổi chủ thể, hợp đồng có 2 trang, chưa có phòng ban nào ký nháy vào đó,” bị cáo Chương khai tại tòa.
Các thuộc cấp đều đổ hết tội lên đầu ông Thăng. Ông Thăng lại đẩy tội lên Bộ Chính Trị và đặc biệt là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Người ta không rõ liệu ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị bị triệu đến tòa để đối chất hay không. Trong các vụ án tham nhũng và “cố ý làm trái…” tại tổng công ty tàu biển Vinalines và tập đoàn đóng tàu Vinashin mấy năm trước, từng có tin ông Dũng bị truy trách nhiệm, ảnh hưởng tới cái ghế thủ tướng cũng như sự nghiệp chính trị của ông, nhưng ông ta chỉ có ít lời công khai nhận lỗi là xong.
Ông Nguyễn Tấn Dũng là đối thủ chính trị tranh cái ghế tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng. Đinh La Thăng và một số chức sắc tại Bộ Công Thương bị kỷ luật thời gian vừa qua được coi như tay chân thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng lúc đương quyền. (TN)
Trịnh Xuân Thanh chối không tham nhũng

Bài liên quan





Tóm tắt

  1. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hôm 21/1/2018, trang Thông tin Chính Phủ cho hay. Hơn 40 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.
  2. Ông Đinh La Thăng bị truy tố tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165, đối diện bản án 10-20 năm tù.
  3. Ông Trịnh Xuân Thanh bị truy tố về cả hai tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".
  4. Phiên tòa "không vành móng ngựa, đại diện Viện kiểm sát ngồi đối diện các luật sư, đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội," truyền thông Việt Nam tường thuật.
  5. Ba ngày trước phiên xử, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
  6. Trước phiên tòa, hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty luật Viên An rút khỏi danh sách luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.




Tường thuật trực tiếp

Thời gian tính bằng giờ Anh




Cuộc trấn áp tham nhũng có ý nghĩa gì về mặt chính trị?

Reuters bình luận hôm 8/1: Cuộc trấn áp tham nhũng cho thấy nỗ lực to lớn trong việc kiểm soát nạn tham nhũng quy mô lớn vốn giúp một số quan chức kiếm đươc những khoản tư lợi kếch sù và làm hại hình ảnh của đảng cầm quyền. Nó cũng giúp cho bộ máy lãnh đạo hiện thời của Đảng Cộng sản, dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, củng cố sức mạnh sau khi chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực với cưu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dù có xảy ra vụ bắt giữ nào ở cấp cao hơn nữa hay không, thì ưu thế quyền lực của ông Trọng cũng đã được đảm bảo cho tới hết nhiệm kỳ, 2021, và phe của ông có lợi thế hơn trong việc duy trì sức mạnh ngay cả sau thời điểm đó.




LUONG THAI LINH/AFP/Getty Images

Phiên tòa xử Trầm Bê: chăm sóc y tế và cựu lãnh đạo BIDV vắng mặt

Cũng trong ngày 8/1 đang diễn ra phiên xử ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về hành vi gây thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng cho VNCB.
Theo tờ Tuổi trẻ, ông Phạm Công Danh được chủ tọa cho ra ngoài để các bác sĩ chăm sức khỏe một lần trong phiên buổi sáng và hai lần trong phiên buổi chiều.
Ông Trầm Bê thì “tỏ ra khá tự tin, bình tĩnh trong phiên buổi sáng”. Tuy nhiên, buổi chiều, khi Hội đồng xét xử tiếp tục phần thủ tục thì ông Trầm Bê cũng biểu hiện cho thấy sức khỏe có vấn đề.
Tin cho hay tòa đã triệu tập gần 200 người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, có ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng (hai cựu Phó giám đốc BIDV) và nhiều cựu lãnh đạo ngân hang và lãnh đạo doanh nghiệp khác.
Trong phần kiểm tra căn cước chiều 8-1, cả ông Trần Bắc Hà và ông Đoàn Ánh Sáng đều vắng mặt không lý do, cũng không ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa. Thư ký phiên tòa thông báo chỉ có khoảng 155 người có quyền và nghĩa vụ liên quan có mặt.
Trước khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên, tòa chấp nhận đề nghị triệu tập ông Trần Bắc Hà và một số người liên quan cần thiết của hội đồng xét xử.







TAND Hà Nội trong ngày đầu xử vụ Trịnh Xuân Thanh

Phiên tòa xử ông Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh La Thăng cùng 20 bị cáo khác bắt đầu diễn ra hôm 8/1 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, và theo dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 21/1/2018.




TAND Hà Nội trong ngày đầu xử vụ Trịnh Xuân Thanh

Ông Thăng 'giam chung với người buôn ma túy'

Một bài báo của ông Xuân Ba trên tờ Tiền Phong ngày 8/1 cho biết một vài chi tiết về việc tạm giam ông Đinh La Thăng.

Tác giả Xuân Ba nói chuyện với ông Nguyễn Huy Thiệp, một luật sư bào chữa cho ông Thăng.
“Như bị cáo Đinh La Thăng từng chót vót những đỉnh cao quyền lực này khác nhưng LS được biết ông đang được giam với 2 bị cáo khác không cùng tội danh như mình. Một buôn lậu ma túy. Một nữa trộm cắp tài sản. Chắc có người sẽ sợ ngay rằng, liệu như thế có xảy ra chuyện kiểu như “đầu gấu”, “đại bàng” này nọ?
Nhưng LS Thiệp được các nhà chức việc cho phép nhắn cho người nhà ông Đinh La Thăng nguyện vọng của ông Thăng là gửi đồ tiếp tế dôi dôi ra một chút vì hai ông cùng buồng giam điều kiện kinh tế không được dư dật để họ được hưởng ké!
Qua ông Thăng, LS Thiệp cũng biết được thêm là trong buồng giam chung ba nhân vật ấy là không có sự ganh ghét thù nghịch nào cả. Lần gặp mới đây nhất, chỉ còn có hai. Một bị can hình như đã chuyển đi?

Trong câu chuyện LS Thiệp cũng đề cập đến một cái bóng điện nào đó của buồng giam mờ khiến khó đọc sách báo. Ông Thăng nhờ LS Thiệp đề đạt hộ. Lần sau vào gặp, bóng điện mờ ấy đã được thay.”





Ông Đinh La Thăng ra tòa ngày 8/1

Chiến dịch chống tham nhũng có thể khiến các nhà đầu tư 'lo ngại'

Bài viết “Việt Nam tìm cách thanh trừng các lãnh đạo Đảng cộng sản “tham nhũng”” hôm 8/1 của tờ Financial Times  có đoạn:
“Các nhà quan sát ở Việt Nam thường liên hệ chiến dịch chống tham nhũng với tranh giành quyền lực và tính chính danh ở quốc gia do Đảng Cộng sản nắm quyền.

Tuy nhiên một số người nói chiến dịch này có thể làm lung lay các công ty làm ăn ở Việt Nam.
“Điều này sẽ làm các nhà đầu tư lo ngại,” bà Nguyen Phuong Linh, nhà phân tích của hãng tư vấn Control Risks có trụ sở ở Singapore, nói.
“Việt Nam từng là quốc gia ổn định chính trị nhất ở Đông Nam Á, nhưng điều này có thể tạo ra cảm nhận [Việt Nam] có rủi ro lớn hơn.”

An ninh thắt chăt

Reuters tường thuật: Vụ xử liên quan tới PetroVietnam tại Tòa án Nhân dân Hà Nội không mở công khai cho công chúng vào dự, và công tác an ninh được thắt chặt.




HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

'Lo ngại của phe bảo thủ'

Phóng viên BBC Jonathan Head từ Bangkok bình luận:

"Không mấy người Việt có thể nhớ được liệu từng có ai đó ở vị trí quyền lực như ông Đinh La Thăng phải ra hầu tòa.
Cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh và là cựu ủy viên Bộ Chính trị là một trong số 22 người bị cáo buộc tội làm thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thăng cũng là người thân tín (protégé) của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người hai năm trước đã thua trong cuộc đua giành chức lãnh đạo Đảng.
Người chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực công khai đến bất thường đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng, và hàng chục quan chức đã bị sờ đến. Nhiều người trong số này từng được sự ủng hộ của cựu Thủ tướng, người mà trong thời gian nắm quyền cả chục năm của ông, nền kinh tế đã tăng trưởng chưa từng có.
Nhưng đây không chỉ là cuộc chiến giữa hai phe phái trong Đảng; tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam cũng đã khiến cho nạn tham nhũng trở nên lan tràn, và phe bảo thủ nay nắm quyền trong Đảng sợ rằng điều này sẽ làm xói mòn tính chính danh của Đảng."




Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
MINH HOANG/AFP/Getty Images
Phóng viên BBC Jonathan Head: "Ông Đinh La Thăng, người đang bị xét xử, cũng là người thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"
Ông Đinh La Thăng
AFP
Ông Đinh La Thăng ra tòa ngày 8/1 tại Hà Nội

Phiên tòa "chưa có tiền lệ"

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận với BBC từ Hà Nội chiều 8/1 về phiên tòa:
"Phiên tòa này là rất quan trọng và chưa có tiền lệ vì đây là lần đầu tiên một ủy viên Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bị đưa ra tòa xét xử.
Thứ hai, phiên tòa cũng được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nhất là từ phía Đức, sau khi có vụ ông Trịnh Xuân Thanh được cho là bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam.
Liên minh Châu Âu và Sứ quán Đức có cử đại diện đến dự phiên tòa từ đầu đến cuối.
Thứ ba, đây là lần đầu Việt Nam áp dụng luật tố tụng hình sự mới với những quy định tiến bộ. Chẳng hạn, không có vành móng ngựa, luật sư và đại diện viện kiểm soát ngồi đối diện nhau, tức là bố trí hành chính là bình đẳng."
Nói về quan hệ Việt Đức, TS Doanh nói:
"Việc luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức đến Nội Bài không được nhập cảnh làm quan hệ giữa hai bên phức tạp hơn. Hy vọng vụ xét xử này được phía Đức công nhận là theo đúng luật pháp."






Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
BBC
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

Ngoại giao nước ngoài 'dự phiên tòa'

EU và Đại sứ quán Đức cử đại diện tham dự phiên toà xét xử ông Trịnh Xuân Thanh ngày 8/1, theo báo Tuổi Trẻ.
"Đại diện của EU và sứ quán Đức sẽ tham dự toàn bộ phiên toà," Đại sứ Bruno Angelet khẳng định với báo này.
TAND TP Hà Nội được dẫn lời nói đã cấp một thẻ tham dự phiên tòa cho các nhân viên ngoại giao trên.





TAND TP Hà Nội
Reuters

'Có nhiều người buồn khi các anh ra toà'

Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan viết trên Facebook cá nhân: Nhìn ảnh anh Thăng bị còng tay dẫn ra tòa sáng nay, mình cũng có chút băn khoăn. Những người phạm tội theo điều 79, 88 hay 258 ra tòa là có bao bạn hữu đến để bày tỏ tình đoàn kết, sự ủng hộ; dù bị cản trở, đàn áp thập chí đánh đập họ vẫn tới. Trong khi các anh, những người lẫy lừng một thời, thở ra một câu, ho ra một lời, báo chí cũng vồ lấy tán tụng; giờ co ro, cúm rúm một mình.
Nhưng sự thực không hẳn vậy. Vẫn có nhiều người buồn lắm khi các anh ra toà, người dưng nước lã hẳn hoi, chứ không phải gia đình đâu nhé. Đó là những người đã đầu tư vào cửa của anh...”

Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và phiên tòa 'không vành móng ngựa'





Đinh La Thăng
AFP/Getty Images
Đinh La Thăng 'khai trương' phiên tòa không móng ngựa ngày 8/1
Trịnh Xuân Thanh
AFP/Getty Images
Theo cáo trạng được VKS công bố ngày 8/1: Trịnh Xuân Thanh 'quanh co, cản trở điều tra'
Trịnh Xuân Thanh
AFP/Getty Images
Trịnh Xuân Thanh có thể đối mặt với án tử hình





Đinh La Thăng
AFP/Getty Images
Luật sư của ông Thăng đề nghị cách ly người làm chứng phiên tòa của ông
Đinh La Thăng
AFP/ Getty Images
Ông Đinh La Thăng được lực lượng công an dẫn giải vào tòa sáng 8/1
Trịnh Xuân Thanh
AFP/ Getty Images
Trước phiên tòa 8/1, luật sư người Đức của ông Thanh bị chính quyền Việt Nam từ chối nhập cảnh
Phiên tòa Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng
AFP/ Getty Images
Phiên tòa thu hút sự chú ý của báo giới và dư luận
Phiên tòa
AFP/ Getty Images
An ninh được thắt chặt trước phiên xét xử
Phiên tòa
AFP/ Getty Images
Đoàn xe trở phạm nhân, trong đó có Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, tiến vào tòa án sáng sớm 8/1
Phiên tòa
AFP/ Getty Images
Một xe chở phạm nhân tiến vào sân Tòa án Nhân dân TP Hà Nội trước phiên xử Trịnh Xuân Thanh

Ông Thăng và ông Thanh bị đưa vào khu vực cách ly

Chiều 8/1, sau khi công tố viên đọc xong cáo trạng, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly. Tòa cũng áp dụng việc cách ly trong quá trình thẩm vấn với bị cáo Trịnh Xuân Thanh, theo truyền thông trong nước.

Cách hành xử của chính phủ VN chỉ 'đổ dầu vào lửa'

Liên quan đến việc luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh bị chính quyền Việt Nam cấm nhập cảnh, luật sư Vũ Đức Khanh từ Canana bình luận trên Facebook cá nhân:
"Tôi không đồng ý với cách hành xử của chính quyền Việt Nam và lấy làm tiếc cho sự cố này nhưng tôi không hiểu bà luật sư này dựa trên cơ sở pháp luật nào để cho rằng đây là một việc làm "bất hợp pháp" của Chính phủ Việt Nam."
"Theo công pháp quốc tế thì đây thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Việt Nam có quyền từ chối nhập cảnh bất cứ ai cho dù người đó có đầy đủ giấy tờ hợp lệ để nhập cảnh. Cũng như quyền cho ai vào nhà là của chủ nhà chứ không phải của khách!"
"Chiếu theo Điều 21 khoản 9 của Luật xuất nhập cảnh, vì lý do "quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội", Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có đủ thẩm quyền từ chối 'nhập cảnh'."
"Tuy nhiên, cách hành xử của Chính phủ Việt Nam như vậy chỉ là "đổ dầu vào lửa" khi quan hệ Việt-Đức đã quá nóng. Hậu quả của vụ TXT có thể phải mất cả chục năm mới có thể khắc phục được và, hơn thế nữa, sự rạn nứt này còn có hiệu ứng dây chuyền trong quan hệ với các nước EU nói riêng và, thế giới phương Tây nói chung."

'Thời Thăng cầm quyền đàn áp khủng khiếp nhất'

Nhạc sỹ Tuấn Khanh bình luận trên Facebook cá nhân:
"Sách vở và miệng đời vẫn còn ghi rõ, là trong thời điểm mọi người phẫn nộ và đòi Formosa phải chịu trách nhiệm cho thảm họa của đất nước, Thăng với vai trò là Bí thư Thành ủy Saigon, đã nghe thấy tiếng kêu của hàng chục Hội Đoàn, hàng trăm nhân sĩ trí thức... về việc đừng đàn áp người dân khi họ bộc lộ tình yêu nước. Nhưng trong lịch sử tất cả các cuộc đàn áp tại Sài Gòn, thời cầm quyền của Thăng là những cuộc đàn áp khủng khiếp và sâu rộng nhất."

VOV: 'Lần đầu tiên, một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra, truy tố'

Đài tiếng nói Việt Nam có bài ‘Ông Đinh La Thăng và phiên tòa lịch sử’
Bài có đoạn:
Lịch sử ngành tư pháp chưa khi nào có một phiên tòa đặc biệt như thế. Lịch sử Đảng chưa khi nào mất một cán bộ đau xót như thế. Lần đầu tiên, một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra, truy tố.
Đau xót nhưng không thể không làm. Giờ đây, nhân dân có thể trả lời câu hỏi, chống tham nhũng là đánh “từ đầu trở xuống” hay “từ vai trở xuống”.
Không phải cứ hạ cánh là an toàn, cứ luân chuyển là được bình yên, tại vị. Pháp luật công bằng với mọi công dân, dù người đó là ai, làm gì. Tiền của nhà nước không phải để các nhóm lợi ích thao túng, không thể chui vào túi người này, người kia. Họ phải có trách nhiệm bồi hoàn cho nhân dân những khoản tiền “không trong sáng” đó.
Lò đã nóng, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tuyên chiến với giặc nội xâm. Sự thật đó nhân dân thấy rõ. Nhưng đây đó, vẫn còn những kẻ xấu muốn lợi dụng thực tế này để rêu rao về những cuộc “thanh trừng nội bộ”, đấu đá bè cánh, gây tâm lý hoang mang, bất ổn. Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm sẽ làm rõ công, tội của các cá nhân, tập thể và chỉ xét xử những ai vi phạm pháp luật.




VOV: Lần đầu tiên, một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra, truy tố.
AFP/GettyImages
VOV: Lần đầu tiên, một nguyên Ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra, truy tố.

Trầm Bê gầy rộc, Phạm Công Danh bị choáng

VnExpress:
Trong phiên xét xử 'đại án tham nhũng' tại Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh, ông Trầm Bê trông khá tiều tụy cầm theo túi nylon thuốc, còn ông Phạm Công Danh phải nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ y tế.
Ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) mặc áo sơ mi tối màu, được mô tả "trông già đi nhiều, tóc bạc trắng".
Ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) "gầy rộc, vẻ tiều tụy, tay cầm túi nylon thuốc tây."
"Luật sư của ông Bê cho biết ông bị bệnh tiểu đường, sức khỏe giảm sút so với thời điểm bị bắt hơn bốn tháng trước."





Trầm Bê
VnExpress
Ông Trầm Bê trong phiên xét xử 45 bị cáo vụ 'đại án tham nhũng' tại Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày 8/1.

Trịnh Xuân Thanh có thể đối diện án tử hình

Hãng tin AFP ngày 8/1 phân tích:
"Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trước tòa cùng với nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và 20 quan chức cấp cao khác trrong một phiên tòa kéo dài hai tuần, ông Thăng và ông Thanh có thể đối mặt với bản án tù 20 năm.
"Ngoài ra, Thanh phải đối mặt với tội danh tham ô với khung hình phạt lên tới tử hình."
"Họ bị buộc tội gây thất thoát 5,2 triệu đôla trong vụ việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện."
"Nhà chức trách Đức cho biết Thanh đã bị bắt cóc từ một công viên ở Berlin vào tháng Bảy, đồng thời chỉ trích cách thức bắt cóc đáng hổ thẹn theo kiểu thời Chiến tranh Lạnh này là một "sự vi phạm đáng xấu hổ" chủ quyền của Đức."
"Việt Nam phủ nhận việc bắt cóc và thay vào đó nhấn mạnh rằng kẻ trốn chạy Nguyễn Xuân Thanh tự nguyện trở về để đối mặt với những cáo buộc."
"Đây là một vụ rất nghiêm trọng, thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng", Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố trong một thông cáo điện tử, và nói thêm rằng các bị cáo đều nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các cơ quan trọng điểm của nhà nước."






Trịnh Xuân Thanh
Getty Images
Trịnh Xuân Thanh có thể đối diện án tử hình

Cáo trạng: 'Trịnh Xuân Thanh quanh co, cản trở điều tra'

Trang tin Soha:
Cáo trạng của Viện kiểm sát cho hay: Quá trình điều tra, bị can Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc...
Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng trên 6,6 triệu USD và trên 1.300 tỷ đồng.
Quyết định sử dụng trên 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút trên 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản"...

Dự là sẽ có các tuyên bố hoặc ra thêm những quyết định về ông Thanh, người đã bị bắt đi từ Đức đưa về Việt Nam hồi tháng 7.2017.




Lê Nguyễn Hương TràBlogger

Hai luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh 'rút lui'

Một trong hai luật sư rút khỏi vai trò bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa hôm 8/1 nói với BBC rằng bà "rất cân nhắc, nhưng một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ."
Hôm 7/1, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, giám đốc Công ty Luật Viên An, nói: "Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa."
"Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ tết Dương lịch."
"Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh."




Phòng xử dự kiến diễn ra phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh hôm 8/1
PHAP LUAT TPHCM
Phòng xử dự kiến diễn ra phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh hôm 8/1

Đinh La Thăng: ‘Lên nhanh xuống chóng’

Trước khi bị kỷ luật, ông Đinh La Thăng, sinh năm 1960, là Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI, XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Đại biểu Quốc hội Khoá XI, XIII.




Sự nghiệp chính trị của ông Đinh La Thăng
BBC
Sự nghiệp chính trị của ông Đinh La Thăng

Xét xử 'đại án' Phạm Công Danh giai đoạn 2: Trầm Bê, Phan Huy Khang hầu tòa

Thanh Niên:
Cũng trong ngày 8/1, Vụ 'đại án tham nhũng' liên quan đến Phạm Công Danh, Trầm Bê, Phan Huy Khang và 43 đồng phạm khác về tội 'cố ý làm trái' gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỉ đồng cũng được đưa ra xét xử.
Phiên xét xử dự kiến kéo dài trong 1 tháng, do Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Phạm Lương Toản làm chủ tọa.
Trong số 46 bị cáo, có Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh); Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank); Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank). Các bị cáo đều bị truy tố theo khoản 3 điều 165 Bộ luật Hình sự 1999, khung hình phạt 10 - 20 năm tù. Hơn 70 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người liên quan. Trong đó, Phạm Công Danh có 7 luật sư, Trầm Bê có 2 luật sư.




Phạm Công Danh
VIETNAM NEWS AGENCY/AFP/Getty Images
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa ngày 8/8/2017

'Hiệu ứng phụ' tăng quyền lực cá nhân Tổng Bí thư

Việc bắt ông Đinh La Thăng thể hiện quyết tâm 'chính trị cao' của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, và ban lãnh đạo, theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC cách đây đúng một tháng.
Bình luận với BBC Việt ngữ hôm 08/12/2017, nhà phân tích chính trị Việt Nam từ Singapore nói:
"Việc bắt và truy tố ông Đinh La Thăng cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng cũng như giàn lãnh đạo hiện nay đã thể hiện một quyết tâm chính trị rất cao trong việc xử lý vấn nạn tham nhũng.
"Và ở một khía cạnh nào đấy, cuộc chiến chống tham nhũng cũng tạo ra một hiệu ứng phụ là giúp cho ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ban lãnh đạo hiện nay củng cố hơn nữa sự kiểm soát hệ thống chính trị cũng như tăng cường quyền lực cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng cũng như ban lãnh đạo hiện nay.
"Điều đó giúp củng cố hoặc tập trung hóa quyền lực ở Việt Nam và cho thấy xu thế quyền lực ở Việt Nam hiện nay có sự cô đọng, tập trung hơn so với thời kỳ của nhiệm kỳ trước," nhà nghiên cứu nói với BBC Tiếng Việt.




Việc ông Đinh La Thăng bị bắt không làm giới quan sát bất ngờ, theo TS. Lê Hồng Hiệp.

Đinh La Thăng: Nốt trầm trong sự nghiệp

Video nhìn lại những cột mốc quan trọng trong quá trình làm việc của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, người vừa bị khởi tố và bắt tạm giam hồi đầu tháng 12/2017.




Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp

Mong tìm ra người "chống lưng" các bị cáo

Độc giả của BBC bình luận trên BBC Vietnamese Facebook
Bao SonTôi mong xử đúng người đúng tội và tìm ra được ông vua thật sự đứng phía sau những người này.
Nguyễn Quốc Trung
Cũng chỉ là tranh quyền đoạt lợi mà ra cớ sự nên không mong gì nhiều phiên toà này, bởi họ còn có gia đình, người thân và bản thân lại đang nằm trên thớt. Họ sẽ chấp nhận cam chịu như số phận đã an bài. Còn nếu cố tình tranh biện, gây sức ép nóng lên phiên toà e rằng lợi bất cập hại, họ hiểu điều đó hơn ai hết.
Nguyễn Ngọc Phương TrangTôi chẳng mong chờ gì ở phiên tòa này, vì phiên tòa này có xử thế nào đi nữa thì băng đảng CS vẫn duy trì độc quyền, chính phủ vẫn không minh bạch, tỷ lệ tham nhũng vẫn không giảm xuống, các tập đoàn nhà nước vẫn không ngừng báo lỗ chục nghìn tỷ, quan chức vẫn không ngừng vẽ bánh, tài nguyên đất nước vẫn không ngừng bị bán rẻ cho trung cộng, đồng tiền vẫn không ngừng mất giá, chi phí y tế vẫn không ngừng đắt cắt cổ, giá xăng vẫn không ngừng tăng lên.
Tian Nguyenhững gì tui trông đợi là khai thêm nhiều đồng chí chưa bị lộ nữa để vào tù thành lập chi bộ ở trỏng, cập nhật chỉ thị nghị quyết cho đàng hoàng.
Huong Voquy
Trước tiên thu hồi được tối đa tài sản chúng lấy và công bố cho toàn Dân. Rồi tính tiếp....
Khôi Nguyễn Văn
Cuộc chơi tàn canh, năm xưa cũng còi hú, sáng dậy cũng còi hú. Khác nhau ở vị trí mà thôi.
Dac Nguyen
Sử VN rồi chép có anh họ Đinh tên Thăng và anh họ Trịnh tên Thanh là các quan đại tham nhũng làm nghèo đất nước.
Thang Viet Nguyen
Có gì đâu mà trông đợi khi đất nước ngày càng tan nát đủ đường!
Đoàn Lãng
Chả giải quyết được gì. Dân vẫn nghèo và khổ , xã hội vẫn như thế , xăng thì đã lên giá :v
Thi Bich Lieu Nguyen
Đi xe thùng kín gió không bụi mới nhập về dành cho cán bộ cao cấp đi. Nhìn oách nhỉ, sang lắm.
Tung Nguyen
Bản án nhẹ nhất áp dụng cho tất cả lũ chuột này là tử hình trước nhân dân!
Trấn Thành
Trước ngồi xe biển xanh còi inh ỏi như bố đời giờ xe cũng biển xanh nhưng là xe thùng có người áp tải.
Jolie Chu
Còn cái chế độ CS độc đảng độc quyền này thì dân ta còn bị cướp tiền túi dài dài, Lâu lâu được an ủi cho xem mấy cuốn phim hình sự "cố ý làm trái" "cố ý tham ô tài sản". Để tăng tính phấn kích, đến hẹn lại lên, năm sau lại được xem tiếp các tập khác, cứ như thế đời ta có đảng. đảng ta thật là chí công vô tư cần kiệm liêm chính.
Vũ Thịnh
Thu hết tài sản rồi tử hình.
Dinh HK
Thu hồi tài sản bị thất thoát.
Chuong Tran
Ông Trọng kỳ này được ông Tập Cận Bình ban bằng khen, học trò giỏi
Gia Sư
Án đã có rồi,xử gì nữa?
Reyna Turner
Hình phạt có từ lâu rồi. Giờ chỉ xử cho có lệ thôi.
Nguyen Quang
Xăng vẫn lên giá, vẫn tiếp tay cho TQ, đúng là ko có hy vọng gì.

Chống tham nhũng 'có động cơ chính trị'

Hãng thông tấn Reuters
"Việt Nam đưa 22 quan chức ra xử trong phiên tòa về thất thoát tại Tập đoàn dầu khí nhà nước vào hôm thứ Hai trong đó có một doanh nhân phía Đức cáo buộc Hà Nội bắt cóc tại một công viên ở Berlin và một ủy viên bộ chính tri ra hầu tòa lần đầu tiên trong nhiều thập niên.
“...Giới phê bình Chính phủ nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng ít nhất có phần mang động cơ chính trị” “và nhắm vào những người gần với cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bi thua trong một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ vào năm 2016.”
Reuters cho biết phóng viên hãng này “không thể liên lạc với luật sư đại diện cho họ.”





chở các bị cáo tới tòa từ sáng sớm hôm 8/1/
Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages
Xe chở các bị cáo tới tòa từ sáng sớm hôm 8/1/

Đề nghị cách ly người làm chứng phiên tòa ông Đinh La Thăng

Tuổi Trẻ:
Luật sư Nguyễn Chiến (bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh) nêu 5 kiến nghị:
  1. Vụ án phức tạp, có nhiều lời khai có ảnh hưởng đến các bị cáo, đề nghị cho cách ly những người làm chứng có quyền và nghĩa vụ đối lập nhau.
  2. Đây là vụ án để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử rát nhanh, còn một số tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bị cáo và thân chủ chưa được sao chụp nghiên cứu thì được tạo điều kiện sao chụp.
  3. Vụ án này được xét xử kéo dài nhiều ngày, liên quan đến nhiều tài liệu chứng cứ, số liệu, luật sư có yêu cầu được tiếp cận.
  4. Trong thời gian HĐXX nghỉ không làm việc, đề nghị được tiếp xúc, trao đổi với bị cáo, tiếp cận với hồ sơ khi cần thiết.
  5. Tòa cần cho biết kế hoạch xét hỏi đối với các bị cáo để luật sư chủ động sắp xếp.




Ông Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
AFP/GettyImages
Ông Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.





Đoàn xe chở các bị cáo cùng cảnh sát hộ tống tới tòa từ tầm 6 giờ sáng ngày 8/1.
Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images
Đoàn xe chở các bị cáo cùng cảnh sát hộ tống tới tòa từ tầm 6 giờ sáng ngày 8/1.

'Không hy vọng phiên toà xử đúng luật'

Một luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức nói với BBC rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn bà nhập cảnh nước này hôm 04/01/2018 là một 'hành động bất hợp pháp' và rằng đó là 'bằng chứng' cho thấy thân chủ của bà không có một phiên tòa 'đúng luật' và 'tôn trọng pháp quyền'.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 07/01/2018 sau khi về tới CHLB Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho hay:
"Tôi đến sân bay Hà Nội vào ngày 04/01/2018, vào lúc 19h20 theo giờ địa phương.
"Tôi tới bộ phận kiểm soát xuất nhập cảnh, nhận được dấu đóng thị thực cho 15 ngày (theo quy chế hợp lệ với công dân Đức), nhưng khi hộ chiếu của tôi được đặt trên máy tính, tôi được yêu cầu đi tới một quầy xuất nhập cảnh lớn hơn, sau đó mất khoảng 20 phút tới nửa tiếng, tôi nhận thấy rằng sẽ có vấn đề.
"Tôi nhiều lần yêu cầu giải thích, nhưng không nhận được bất cứ giải thích nào từ các viên chức ở đó. Tôi nghe thấy một lời bình luận bằng tiếng Việt "Đây là luật sư của Thanh."




Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf nói 'hành động bất hợp pháp' của nhà cầm quyền là bằng chứng cho thấy thân chủ của bà không có một phiên tòa 'đúng luật' và 'tôn trọng pháp quyền'
BBC
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf nói 'hành động bất hợp pháp' của nhà cầm quyền là bằng chứng cho thấy thân chủ của bà không có một phiên tòa 'đúng luật' và 'tôn trọng pháp quyền'

Báo chí quốc tế 'được tác nghiệp'

Zing:
Bên trong 'phòng đưa tin' được TAND Hà Nội bố trí có khoảng 50 nhà báo, trong đó có cả các hãng thông tấn quốc tế.

Không có chuyện 'thầy cãi nước ngoài' vào Việt Nam

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận vì sao Luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, bị chặn nhập cảnh vào Việt Nam.
"Cho đến hiện nay người ta không cho phép một pháp nhân nước ngoài tham gia vào quá trình tố tụng ở Việt Nam.
"Nói nôm na là không có chuyện thầy cãi nước ngoài được cho vào Việt Nam để cãi cho thân chủ người Việt Nam được.
"Thậm chí vào Việt Nam để cãi cho công dân của họ ở Việt Nam cũng không được," nhà nghiên cứu đưa ra bình luận hôm 06/01/2017 với BBC.





Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận vì sao Luật sư Đức của ông Trịnh Xuân Thanh bị chặn vào VN

Nộp 2 tỷ VND 'khắc phục hậu quả'

Ba ngày trước phiên xử, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.




Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC: hai tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái"
HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC: hai tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái"

'Xử lý tham nhũng cần sắt đá'

Luật sự Ngô Ngọc Trai so sánh cách chống tham nhũng và đưa ra xét xử giữa Singapore và Việt Nam:
Thật đáng ngạc nhiên là từ lâu nay pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định lời khai của bị can hay kẻ đồng phạm đều đã là chứng cứ.
Đòi hỏi những bằng chứng rõ ràng hơn là một điều đáng hoan nghênh, nhưng nếu không thể có thêm những bằng chứng rõ ràng hơn thì sao? Sẽ thế nào nếu Tòa án không tuyên là có tội trong khi dân chúng đều tin là có tội? Việc làm của tòa án có thể đi ngược lại với nhận thức duy lý của con người?

"Hội đồng xét xử không chịu tác động nào"

Zing:
Thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó chánh tòa Hình sự TAND Hà Nội): "Phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018). Đó là chú trọng, đảm bảo tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng."
Việc này, theo ông Toàn, "đảm bảo quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo" và "đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo."
Ông Toàn cũng "Hội đồng xét xử sẽ đảm bảo tối đa tính độc lập, không chịu sự tác động và can thiệp nào, chỉ tuân thủ theo pháp luật."

Danh sách 22 bị cáo và tội theo cáo trạng

Báo Tuổi Trẻ
1. Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM: tội "Cố ý làm trái"
2. Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC: hai tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái"
3. Ông Vũ Đức Thuận - nguyên tổng giám đốc PVC: hai tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái"
Nhóm tội "Cố ý làm trái"
4. Phùng Đình Thực - nguyên tổng giám đốc PVN
5. Nguyễn Quốc Khánh - nguyên phó tổng giám đốc PVN
6. Nguyễn Xuân Sơn - nguyên phó tổng giám đốc PVN
7. Ninh Văn Quỳnh - nguyên kế toán trưởng PVN
8. Lê Đình Mậu - nguyên phó trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN
9. Vũ Hồng Chương - nguyên trưởng Ban QLDA điện lực dầu khí Thái Bình 2
10. Trần Văn Nguyên - kế toán trưởng Ban quản lý dự án (QLDA) điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN
11. Nguyễn Ngọc Quý - nguyên phó chủ tịch HĐQT PVN
12. Nguyễn Mạnh Tiến - phó tổng giám đốc PVC
13. Phạm Tiến Đạt - nguyên kế toán trưởng PVC
14. Trương Quốc Dũng - nguyên phó tổng giám đốc PVC
Nhóm tội "Tham ô tài sản"
15. Lương Văn Hòa - nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch
16. Nguyễn Lý Hải - nguyên trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch
17. Lê Xuân Khánh - trưởng phòng kinh tế - kế hoạch
18. Nguyễn Thành Quỳnh - giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng
19. Lê Thị Anh Hoa - giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa
20. Bùi Mạnh Hiển - nguyên chánh Văn phòng PVC
21. Nguyễn Anh Minh - nguyên phó tổng giám đốc PVC
22. Nguyễn Đức Hưng - nguyên trưởng phòng tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch

An ninh siết chặt

Báo Thanh Niên:
Hơn 100 phóng viên đang đứng bên ngoài cổng tác nghiệp. Theo quy định của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, mỗi báo chỉ 1 phóng viên được vào bên trong, theo dõi phiên xử qua màn hình.




Mỗi báo chỉ 1 phóng viên được vào bên trong
HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Mỗi báo chỉ 1 phóng viên được vào bên trong

Đinh La Thăng khai trương phiên tòa ‘không vành móng ngựa’

VNxpress:
Ông Thăng là người đầu tiên bị xét hỏi căn cước trong phần thủ tục. Ông mặc áo khoác xanh mỏng, tóc cắt ngắn. Đứng trước bục khai báo, ông nói to, bình tĩnh, rõ ràng.
Tiếp theo là bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời HĐXX. Ông đứng khom người, trước mỗi câu trả lời đều nói "kính thưa chủ tọa phiên tòa".




Ông Thăng là người đầu tiên bị xét hỏi căn cước trong phần thủ tục
AFP/GettyImages
Ông Thăng là người đầu tiên bị xét hỏi căn cước trong phần thủ tục
Khai mạc phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Trần Xuân Thanh và 20 bị cáo tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.




Quang cảnh ngoài tòa hôm 8/1
HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Quang cảnh ngoài tòa hôm 8/1

http://www.bbc.com/vietnamese/live/42594841#lx-commentary-top

Geen opmerkingen:

Een reactie posten