Bắc Kinh dùng du khách Trung Quốc làm vũ khí gây sức ép
Ảnh minh họa : Du khách Trung Quốc đợi đi du thuyền ở Bangkok. Ảnh 11/01/2017.Reuters
Với 6 triệu người sắp đi du lịch ở nước ngoài nhân dịp nghỉ Tết từ ngày 27/01/2017 tới đây, du khách Trung Quốc quả là một nguồn thu nhập đáng kể của ngành du lịch các nước khác ở châu Á. Bắc Kinh biết rõ điều đó, và không ngần ngại dùng du khách Trung Quốc làm công cụ gây sức ép trên các chính phủ dám làm phật ý họ. Hàn Quốc và Đài Loan đang là nạn nhân của chính sách « ngoại giao du lịch » này.
Trường hợp Đài Loan là lộ liễu nhất. Theo hãng tin Anh Reuters, lượng du khách đến từ Hoa Lục đã giảm mạnh với tỷ lệ 36% kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức vào tháng Năm 2016. Trung Quốc luôn tố cáo nữ tổng thống Đài Loan là muốn giành độc lập cho hải đảo mà Bắc Kinh cho là lãnh thổ Trung Quốc.
Đối với các hãng du lịch Đài Loan, ý đồ gây sức ép của Bắc Kinh đã rõ như ban ngày. Chủ nhân một hãng du lịch Đài Loan đại diện cho một lobby vận động hành lang để tổng thống Thái Anh Văn cải thiện quan hệ với Trung Quốc đã thừa nhận với hãng Reuters : « Trung Quốc sử dụng du khách của họ như một vũ khí ngoại giao… Hiện có rất nhiều lo ngại rằng ngành công nghiệp du lịch Đài Loan sẽ không sống được nếu tình hình tiếp tục như thế này. »
Đài Loan không phải là nạn nhân duy nhất hiện nay của chính sách dùng du khách làm vũ khí ngoại giao của Trung Quốc. Ngành du lịch Hàn Quốc đã trở thành đối tượng bị Bắc Kinh tấn công từ khi Seoul đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ của mình.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc – xin giấu tên - cho biết là các hãng du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc đã tiết lộ với ông rằng Cục Du Lịch Quốc Gia Trung Quốc đã chỉ thị cho các công ty du lịch Trung Quốc cắt giảm các tour du lịch đến Hàn Quốc theo tỷ lệ tối thiểu là 20% từ tháng 11/2016 cho đến tháng 02/2017.
Theo quan chức này, Hàn Quốc đã mất đi hàng ngàn du khách tiềm năng sau khi Bắc Kinh bác bỏ tám đơn xin tăng chuyến bay charter giữa hai nước trong tháng Giêng và tháng Hai. Phía Trung Quốc giải thích rằng những biện pháp hạn chế các chuyên bay charter chỉ nhằm giảm bớt số lượng chuyến bay giá rẻ chất lượng thấp, vốn đã quá nhiều.
Dĩ nhiên là chính quyền Trung Quốc không đời nào thú nhận là họ đã tìm cách hạn chế khách du lịch đến Hàn Quốc hoặc Đài Loan để bày tỏ thái độ không hài lòng với đường lối của các chính phủ sở tại, mà cho rằng chính du khách Trung Quốc đã tránh đến hai nước đó.
Thế nhưng dụng tâm lợi dụng du khách để phục vụ ý đồ chính trị của Bắc Kinh đã lộ rõ ra ánh sáng khi xem xét hai ví dụ ngược lại là Philippines và Malaysia, với lượng du khách Trung Quốc tăng vọt trong thời gian gần đây.
Cả hai nước này đều đã công khai thể hiện ý muốn xích lại gần Trung Quốc, với hai chuyến thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và thủ tướng Malaysia Najib Razak qua Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Đường lối của hai lãnh đạo này dĩ nhiên đã làm cho Bắc Kinh hết sức hài lòng, và hệ quả là lượng du khách Trung Quốc đổ vào hai nước này lập tức tăng vọt, nhờ một loạt biện pháp hành chánh như hủy bỏ cảnh báo du lịch, nới lỏng quy định cấp visa.
Du khách Trung Quốc đến Malaysia đã tăng 83% trong giai đoạn từ tháng Ba đến tháng Mười Hai năm 2016, trong lúc lượng khách Trung Quốc du lịch Philippines cũng tăng 40% trong 10 tháng đầu năm 2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170123-bac-kinh-dung-du-khach-trung-quoc-lam-vu-khi-gay-suc-ep
Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer
Đối với các hãng du lịch Đài Loan, ý đồ gây sức ép của Bắc Kinh đã rõ như ban ngày. Chủ nhân một hãng du lịch Đài Loan đại diện cho một lobby vận động hành lang để tổng thống Thái Anh Văn cải thiện quan hệ với Trung Quốc đã thừa nhận với hãng Reuters : « Trung Quốc sử dụng du khách của họ như một vũ khí ngoại giao… Hiện có rất nhiều lo ngại rằng ngành công nghiệp du lịch Đài Loan sẽ không sống được nếu tình hình tiếp tục như thế này. »
Đài Loan không phải là nạn nhân duy nhất hiện nay của chính sách dùng du khách làm vũ khí ngoại giao của Trung Quốc. Ngành du lịch Hàn Quốc đã trở thành đối tượng bị Bắc Kinh tấn công từ khi Seoul đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD trên lãnh thổ của mình.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc – xin giấu tên - cho biết là các hãng du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc đã tiết lộ với ông rằng Cục Du Lịch Quốc Gia Trung Quốc đã chỉ thị cho các công ty du lịch Trung Quốc cắt giảm các tour du lịch đến Hàn Quốc theo tỷ lệ tối thiểu là 20% từ tháng 11/2016 cho đến tháng 02/2017.
Theo quan chức này, Hàn Quốc đã mất đi hàng ngàn du khách tiềm năng sau khi Bắc Kinh bác bỏ tám đơn xin tăng chuyến bay charter giữa hai nước trong tháng Giêng và tháng Hai. Phía Trung Quốc giải thích rằng những biện pháp hạn chế các chuyên bay charter chỉ nhằm giảm bớt số lượng chuyến bay giá rẻ chất lượng thấp, vốn đã quá nhiều.
Dĩ nhiên là chính quyền Trung Quốc không đời nào thú nhận là họ đã tìm cách hạn chế khách du lịch đến Hàn Quốc hoặc Đài Loan để bày tỏ thái độ không hài lòng với đường lối của các chính phủ sở tại, mà cho rằng chính du khách Trung Quốc đã tránh đến hai nước đó.
Thế nhưng dụng tâm lợi dụng du khách để phục vụ ý đồ chính trị của Bắc Kinh đã lộ rõ ra ánh sáng khi xem xét hai ví dụ ngược lại là Philippines và Malaysia, với lượng du khách Trung Quốc tăng vọt trong thời gian gần đây.
Cả hai nước này đều đã công khai thể hiện ý muốn xích lại gần Trung Quốc, với hai chuyến thăm cấp Nhà Nước của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và thủ tướng Malaysia Najib Razak qua Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Đường lối của hai lãnh đạo này dĩ nhiên đã làm cho Bắc Kinh hết sức hài lòng, và hệ quả là lượng du khách Trung Quốc đổ vào hai nước này lập tức tăng vọt, nhờ một loạt biện pháp hành chánh như hủy bỏ cảnh báo du lịch, nới lỏng quy định cấp visa.
Du khách Trung Quốc đến Malaysia đã tăng 83% trong giai đoạn từ tháng Ba đến tháng Mười Hai năm 2016, trong lúc lượng khách Trung Quốc du lịch Philippines cũng tăng 40% trong 10 tháng đầu năm 2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170123-bac-kinh-dung-du-khach-trung-quoc-lam-vu-khi-gay-suc-ep
Trung Quốc thúc đẩy du lịch đến Biển Đông
Máy bay hãng hàng không Hainan Airlines, ngày 13/07/2016 hạ cánh xuống sân bay mà Trung Quốc vừa xây dựng trên bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa.REUTERS/Stringer
Trong vòng 5 năm tới, sẽ có đến 8 chiếc tàu của Trung Quốc đưa du khách đến Biển Đông, trng khi đó, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy du lịch đến những khu vực đang tranh chấp tại vùng biển này.
Nhật báo chính thức Trung Quốc bằng Anh ngữ China Daily hôm nay, 21/07/2016, cho biết công ty Phát triển Du lịch Quốc tế Tam Á sẽ mua từ 5 đến 8 chiếc tàu. Tam Á là công ty liên doanh giữa Tập đoàn vận tải biển Trung Quốc (COSCO), Tập đoàn dịch vụ du lịch quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn xây dựng truyền thông Trung Quốc.
Các tàu du lịch của công ty Tam Á dự trù sẽ đưa khách đến nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Hiện giờ công ty Tam Á đã sử dụng một tàu mang trên “Dream of South China Sea” và sẽ thêm 2 tàu du lịch vào mùa hè tới. Theo tờ China Daily, các khách sạn, biệt thự và cửa hàng sẽ được xây dựng trên nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Công ty Tam Á còn dự trù một chuyến du lịch vòng quanh Biển Đông “vào một thời điểm thích hợp”. Ngoài ra, họ cũng sẽ xây các 4 cảng để tàu du lịch neo đậu ở Tam Á, thành phố nghỉ mát ở miền Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Ngay từ năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu đưa du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng trước, báo chí Trung Quốc loan tin nước này sẽ mở các chuyến du lịch đầu tiên tới quần đảo Trường Sa trước năm 2020. Bắc Kinh cũng đã từng tuyên bố muốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng kiểu Maldives ở vùng Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160721-trung-quoc-thuc-day-du-lich-den-bien-dong
Các tàu du lịch của công ty Tam Á dự trù sẽ đưa khách đến nhóm đảo Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam vào năm 1974. Hiện giờ công ty Tam Á đã sử dụng một tàu mang trên “Dream of South China Sea” và sẽ thêm 2 tàu du lịch vào mùa hè tới. Theo tờ China Daily, các khách sạn, biệt thự và cửa hàng sẽ được xây dựng trên nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Công ty Tam Á còn dự trù một chuyến du lịch vòng quanh Biển Đông “vào một thời điểm thích hợp”. Ngoài ra, họ cũng sẽ xây các 4 cảng để tàu du lịch neo đậu ở Tam Á, thành phố nghỉ mát ở miền Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Ngay từ năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu đưa du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng trước, báo chí Trung Quốc loan tin nước này sẽ mở các chuyến du lịch đầu tiên tới quần đảo Trường Sa trước năm 2020. Bắc Kinh cũng đã từng tuyên bố muốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng kiểu Maldives ở vùng Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160721-trung-quoc-thuc-day-du-lich-den-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten