zondag 5 februari 2017

Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã bác yêu cầu của chính quyền Trump đòi khôi phục một lệnh cấm đi lại vốn bị một Thẩm phán Liên bang ngăn chặn

Khiếu nại của ông Trump bị Tòa án bác bỏ

  • 5 tháng 2 2017
Biểu tình tại MỹBản quyền hình ảnh Tim Warner/Getty
Image caption Lệnh cấm đi lại do tân chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang gây ra nhiều tranh cãi, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở Mỹ và các nước khác.
Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã bác yêu cầu của chính quyền Trump đòi khôi phục một lệnh cấm đi lại vốn bị một Thẩm phán Liên bang ngăn chặn hôm thứ Sáu.
Phán quyết đêm hôm qua có nghĩa là lệnh cấm đi lại sẽ vẫn bị treo cho đến khi vụ việc được điều trần đầy đủ.
Tòa phúc thẩm cho Nhà Trắng và các tiểu bang thách thức lệnh cấm của Tổng thống Trump một thời hạn chót là ngày thứ Hai để trình thêm các luận cứ.
Giới luật sư tiểu bang cho rằng lệnh cấm đi lại, ảnh hưởng đến người dân từ bảy quốc gia, là không hợp hiến.
Trong kháng cáo của mình, Bộ Tư pháp Mỹ nói ngăn chặn lệnh cấm đi lại trên chẳng khác gì chất vấn phán xét của Tổng thống Trump về nguy cơ an ninh quốc gia.
Kháng cáo cũng lập luận rằng lệnh cấm của ông Trump không hề phân biệt đối xử đối với tự do các quyền tôn giáo bởi vì nó đã được nhắm vào quốc gia cụ thể, ABC đưa tin.
Trong kháng cáo hôm thứ Sáu, Bộ Tư pháp đã lập luận rằng các tiểu bang không có quyền phản đối một sắc lệnh của tổng thống.

'Nực cười'

Những người có thị thực từ các quốc gia bị ảnh hưởng khi lấy trước các chuyến bay tới Mỹ đã e ngại cơ hội tới Mỹ của họ trở nên mong manh sau lệnh cấm của tân chính quyền Donald Trump.
Nước MỹBản quyền hình ảnh Tim Warner/Getty
Image caption Lệnh cấm của Tổng thống Trump dự kiến đình chỉ thị thực 90 ngày cho bất cứ ai đến từ Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yeme
Ông Trump gọi phán quyết của Thẩm phán Robart là "nực cười", thề sẽ khôi phục lại lệnh cấm.
Lệnh cấm đi lại gây lo lắng với nhiều hành khách bị ảnh hưởng ở các sân bay tại Mỹ và nước ngoài khi nó có hiệu lực.
Lệnh cấm dự kiến đình chỉ thị thực 90 ngày cho bất cứ ai đến từ Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen.
Chỉ thị cũng tạm ngừng Chương trình Tiếp nhận tị nạn vào Mỹ cho 120 ngày, và đặt một lệnh cấm vô thời hạn đối với người tị nạn Syria.
Nó đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố của Mỹ và trên thế giới.

Đứng tên

Đã có thêm các cuộc biểu tình phản đối từ hôm thứ Bảy ở Washington, Miami và các thành phố khác của Mỹ, cũng như tại một số thủ đô châu Âu.
Hàng ngàn người đã đổ về London, với các cuộc biểu tình nhỏ hơn ở Paris, Berlin, Stockholm và Barcelona.
Những người ủng hộ Trump cũng đã dàn dựng một số cuộc phản biểu tình ở Mỹ.
Khoảng 60.000 thị thực đã bị thu hồi kể từ khi sắc lệnh của ông Trump được ban hành.
Nhưng lệnh cấm tạm thời của Thẩm phán James Robart đã buộc lệnh trên phải đình chỉ trên toàn quốc với hiệu lực ngay lập tức.
Biểu tình ở ParisBản quyền hình ảnh Aurelien Meunier/Getty
Image caption Một cuộc biểu tình phản đối lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump ở thủ đô Paris của nước Pháp hôm 04/2/2017.
Thẩm phán thấy rằng các thách thức pháp lý mà hai tiểu bang Washington và Minnesota đưa ra có khả năng thành công.
Khiếu nại về phán quyết của Thẩm phán Liên bang được Bộ Tư pháp Mỹ chính thức đệ trình hôm thứ Bảy.
Ông Trump đứng tên là một trong những người kháng cáo trên tư cách Tổng thống, cùng với Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly và Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Chính quyền Trump lập luận rằng lệnh cấm đi lại được soạn thảo để bảo vệ nước Mỹ, và nó đang tìm kiếm một khoảng thời gian ngưng lại khẩn cấp để khôi phục các hạn chế.
Ngay sau khi đưa ra khiếu nại, Tổng thống Mỹ đã dự đoán rằng động thái này sẽ 'thành công.'
"Chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Vì sự an toàn của đất nước, chúng tôi sẽ giành chiến thắng," ông nói với các phóng viên.

Tin liên quan

Thẩm phán chặn lệnh cấm vào Mỹ của ông Trump

  • 4 tháng 2 2017
Protests continued at US airports throughout the weekBản quyền hình ảnh AP
Image caption Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra tại các sân bay Mỹ trong cả tuần rồi
Một thẩm phán ở Seattle ra lệnh tạm thời chặn lệnh cấm những người từ bảy quốc gia có đa số dân là người Hồi giáo được vào Mỹ mà Tổng thống Trump đưa ra.
Thẩm phán liên bang James Robart ra phán quyết chống lại các lập luận của nhóm luật sư của chính phủ theo đó nói các bang của Hoa Kỳ không có căn cứ để thách thức sắc lệnh của ông Trump.
Việc ông Trump ký sắc lệnh cấm công dân bảy nước có đông dân là người Hồi giáo vào Hoa Kỳ hồi tuần trước đã làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình rộng lớn và gây những xáo trộn ở các sân bay Mỹ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói có 60.000 visa đã bị hủy bỏ kể từ đó tới nay.
Quyết định của thẩm phán Seattle có hiệu lực ngay lập tức trên toàn quốc.
Nhân viên cửa khẩu nói với các hãng hàng không Mỹ rằng họ có thể tái tục việc cho phép hành khách đã bị cấm lên máy bay trong khi chờ xét xử của tòa.
Hãng hàng không vùng Vịnh, hãng Qatar Airways, nói với hãng tin Reuters là họ sẽ bắt đầu nhận mọi hành khách có giấy tờ hợp lệ.
Tuy nhiên chính quyền của Tổng thống Trump có thể lại thực hiện lệnh cấm này nếu họ thắng trong việc khiếu nại chống lại phán quyết Seattle này.
Protests at Dulles International Airport in Virginia on 28 January 2017Bản quyền hình ảnh AFP
Sắc lệnh của ông Trump cũng dẫn đến việc tạm ngưng chương trình nhận người tỵ nạn vào Hoa Kỳ trong thời gian 120 ngày.
Lệnh cấm vô thời hạn được áp dụng với người tị nạn là người Syria. Những người từ Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan, và Yemen bị tạm ngưng nhập cảnh trong vòng 90 ngày dù đã được cấp visa.
Vụ kiện chống lại lệnh cấm của Tổng thống Trump ban đầu do bang Washington đệ đơn, tiếp đến là Minnesota.
Bộ trưởng Tư pháp Washington Bob Ferguson nói lệnh cấm nhập cảnh là phi pháp và vi hiến.
Tổng thống Trump nói rằng chỉ thị của ông là nhằm bảo vệ nước Mỹ.
Ông nói visa sẽ được cấp lại một khi 'những chính sách an toàn nhất' đã được đưa ra, và bác bỏ việc lệnh cấm là nhắm vào người Hồi giáo.
Một số bộ trưởng tư pháp các bang cũng nói sắc lệnh của tổng thống là vi hiến.
Một số thẩm phán liên bang đã tạm thời ngưng việc trục xuất những người đã được cấp visa.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten