vrijdag 6 januari 2017

Tòa tháp uốn vặn chứa 23.000 cây xanh ở Đài Loan + Tháp cao nhất châu Âu 67 tầng ở London có hình..."của quí đàn ông" + Cung điện Jal Mahal ở giữa lòng hồ Ấn Độ

Thứ sáu, 6/1/2017 | 17:00 GMT+7

Tòa tháp uốn vặn chứa 23.000 cây xanh ở Đài Loan

Tòa tháp Tao Zhu Yin Yuan ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) cao 21 tầng với 23.000 cây xanh giúp hấp thụ 130 tấn khí CO2 mỗi năm.
Tòa tháp Tao Zhu Yin Yuan tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) do kiến trúc sư Vincent Callebaut thiết kế, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017, theo CNN. Đây là tòa nhà thân thiện với môi trường, gồm 23.000 cây xanh giúp hấp thụ 130 tấn khí CO2 mỗi năm.
 
Tao Zhu Yin Yuan cao 21 tầng với hình dáng mô phỏng cấu trúc chuỗi xoắn kép của ADN, nguồn gốc của sự sống và biểu tượng cho sự hài hòa.
 
Thách thức đối với kiến trúc sư đó là phải tạo ra hai khối lớn mỗi tầng, trong khi vẫn đảm bảo các yếu tố xanh, bền vững và chịu được động đất. 
 
Các căn hộ được thiết kế giúp cư dân giảm tiêu thụ năng lượng. Tòa tháp tận dụng ánh sáng và hệ thống thông gió tự nhiên. Nó cũng có bể chứa nước mưa và các tấm pin năng lượng Mặt Trời trên mái nhà.
 
"Đây là một ý tưởng hiện đại, sử dụng các yếu tố tự nhiên để tạo ra tòa nhà thoáng khí, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho cư dân", kiến trúc sư Vincent Callebaut chia sẻ. 
 
Năm 2014, đảo Đài Loan thải 250 triệu tấn CO2 vào không khí. Callebaut thừa nhận công trình là một bước nhỏ nhưng nó sẽ tạo ra chuyển biến lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
"Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người với 80% trong số đó sống ở các thành phố lớn. Vì thế, chúng ta cần hành động chống biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ, hình thành lối sống mới có trách nhiệm với hệ sinh thái và đưa thiên nhiên vào trong thành phố", Callebaut nói.
 

Hiền Anh (Ảnh: Vincent Calebaut)

http://vnexpress.net/photo/moi-truong/toa-thap-uon-van-chua-23-000-cay-xanh-o-dai-loan-3524653.html

Thứ hai, 7/11/2016 | 16:34 GMT+7
|
Thứ hai, 7/11/2016 | 16:34 GMT+7

Tháp cao nhất châu Âu bị chỉ trích vì tạo hình nhạy cảm

Tòa tháp chọc trời 67 tầng ở London, Anh bị dư luận phản đối vì hình dáng giống hệt cơ quan sinh dục đàn ông khi nhìn từ trên cao.

thap-cao-nhat-chau-au-bi-chi-trich-vi-tao-hinh-nhay-cam
Tòa nhà Spire London nhìn từ trên cao. Ảnh: Greenland Group.
Dự án tòa nhà Spire London trị giá 980 triệu USD của Anh vấp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân do có hình dáng giống như cơ quan sinh dục của đàn ông khi nhìn từ trên cao. Vị trí xây tòa nhà lại nằm cạnh sân bay London, khiến hành khách đi máy bay bất đắc dĩ trông thấy hình ảnh được cho là nhạy cảm này, The Sun hôm 2/11 đưa tin.
Theo dự kiến, tòa nhà 67 tầng sẽ khánh thành vào năm 2020. Với độ cao 235 m, Spire London sẽ trở thành tòa nhà cao nhất châu Âu, vượt xa 40 m so với công trình đang giữ kỷ lục này là tháp St.George Wharf.
Để giải quyết vấn đề chờ thang máy, tòa tháp trang bị 9 thang tốc độ cao, giảm thời gian chờ xuống dưới 35 giây. Tốc độ di chuyển của thang là khoảng 6 m/giây.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/thap-cao-nhat-chau-au-bi-chi-trich-vi-tao-hinh-nhay-cam-3495444.html

Chủ nhật, 9/10/2016 | 21:00 GMT+7
|
Chủ nhật, 9/10/2016 | 21:00 GMT+7

Kiến trúc độc đáo của cung điện nửa chìm nửa nổi trên mặt hồ

Cung điện đá cẩm thạch Jal Mahal gần như chìm hẳn dưới mặt nước hồ ở Jaipur, Ấn Độ, chỉ để lộ phần nóc và tầng trên cùng, tạo thành một kỳ quan hiếm gặp.

kien-truc-doc-dao-cua-cung-dien-nua-chim-nua-noi-tren-mat-ho
Cung điện Jal Mahal ở giữa lòng hồ. Ảnh: Flickr.
Jal Mahal, cung điện bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp còn có tên là "Cung điện nước" nhô trên mặt nước hồ nhân tạo ở thành phố Jaipur thuộc bang Rajasthan, theo Amusing Planet.
Cung điện được xây vào thế kỷ 18 bởi Maharaja Madho Singh, người cai trị Jaipur để phục vụ những bữa tiệc săn vịt. Sau khi người con trai kế vị ông qua đời, cung điện bị bỏ hoang suốt hai thế kỷ cho đến khi được tu bổ vào những năm 2000.
Jal Mahal là một công trình 5 tầng gây nhiều tò mò vì kiến trúc độc đáo với một tầng trên cùng nổi trên mặt hồ, còn 4 tầng dưới gần như ngập hẳn khi hồ đầy nước.
Kiến trúc của Jal Mahal pha trộn giữa phong cách Hindu, Hồi giáo và Ba Tư. Những hành lang và hội trường được trang trí bằng nhiều bức tranh đẹp. Trên sân thượng của cung điện là một khu vườn treo hình chữ nhật tên Chhatri với lối đi có mái che. Ở mỗi góc lâu đời đều đặt tháp hình bán bát giác với mái vòm thanh lịch.
Hồ nhân tạo Man Sagar bao quanh cung điện ra đời vào năm 1610 dưới thời cai trị của Raja Man Singh nhằm đối phó với nạn đói và thiếu nước nghiêm trọng ở bang vào cuối thế kỷ 17. Trong nhiều thập kỷ, hồ trữ nước này cung cấp nước uống và tưới tiêu cho cư dân trong vùng. Đây cũng là ngôi nhà của nhiều loài chim.
Đến thế kỷ 20, hồ Man Sagar trở thành nơi xả nước thải chưa qua xử lý và các chất thải công nghiệp khác. Năm 2004, một công ty tư nhân nhận trách nhiệm nạo vét lòng hồ và tôn tạo cung điện, giúp cải thiện chất lượng nước và thu hút đàn chim trở về.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/kien-truc-doc-dao-cua-cung-dien-nua-chim-nua-noi-tren-mat-ho-3474892.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten