woensdag 10 augustus 2016

Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị... "chiến tranh nhân dân ngoài biển" + Việt Nam tập tái chiếm đảo

VN phản ứng về kêu gọi chiến tranh của TQ

  • 4 tháng 8 2016


Ông Lê Hải BìnhImage copyright AFP

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng và bình luận của Việt Nam trước kêu gọi của Thượng tướng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, đã khẳng định:
"Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.


“Tôi cho rằng quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới".
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn được hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đưa tin trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra vài tuần sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết hôm 12/7 rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.
Cũng liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo rằng Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức liên quan tới tin Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc ban hành xử lý hình sự với ngư dân đánh bắt cá trong khu vực mà Trung Quốc nhận chủ quyền.


Image copyright AFP
Image caption Trung Quốc 'sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm'
Được biết Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.
Tòa này nói phán quyết được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/8 đã nói việc đối xử với ngư dân hoạt động trên Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận trong khu vực đã được các bên thông qua, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chung của các nước trên Biển Đông.
Nhấn mạnh phản đối của Việt Nam đối với việc Trung Quốc xây dựng nghĩa trang ở quần đảo Hoàng Sa và Cục Hải dương Trung Quốc mở trang web về Biển Đông gọi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nói:
"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... Những việc làm này không thể làm thay đổi thực tế Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo."

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160804_scs_china_war_vietnam_reax

TQ 'cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân'

  • 2 tháng 8 2016

Image copyright Xinhua
Image caption Hải quân Trung Quốc tập trận

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa kêu gọi chuẩn bị "chiến tranh nhân dân ngoài biển" để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.
Tân Hoa Xã hôm thứ Ba 2/8 dẫn lời Thượng tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi người dân Trung Quốc "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển".
Ông Thường được hãng thông tấn nhà nước nói trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Hôm 12/7 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.
Cho đến bây giờ, Bắc Kinh chưa cho thấy bất kì hành động nào chỉ dấu mong muốn tác động mạnh hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và hứa hẹn sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng một số thành phần bên trong quân đội của Trung Quốc đang đẩy mạnh cho việc trang bị vũ khí nhằm nhắm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực, theo những cuộc phỏng vấn với các nguồn tin có liên quan đến quân sự và lãnh đạo nước này.

Image caption Trung Quốc tích cực xây cất trên đảo Quang Hòa, với căn cứ trực thăng mới
"Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng," một nguồn tin có quan hệ với quân đội nói với hãng thông tấn Reuters.
Cũng theo Reuters, một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Bắc Kinh mô tả khí thế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang như diều hâu.
Trong một diễn biến liên quan quân đội Trung Quốc vừa khánh thành đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Quang Hòa (tên quốc tế là Duncan, tiếng Trung là Sâm Hàng) thuộc nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa).
Hoàng Sa hiện hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc từ sau trận hải chiến với quân của Việt Nam Cộng hòa hồi tháng 1/1974.
Trận đánh đẫm máu khiến 74 thủy thủ Việt Nam tử trận, trong khi thiệt hại nhân mạng phía Trung Quốc là 18 người.

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP GETTY
Image caption Biểu ngữ ở Việt Nam nhắc đến trận Hoàng Sa
Việc Trung Quốc dựng đài tưởng niệm những người chết trận ở Hoàng Sa cho thấy phần nào thái độ cứng rắn của quân đội Trung Quốc.

Bỏ tù ngư dân

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.
Tòa này nói phán quyết này được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo Tòa Tối cao Trung Quốc: "Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, hỗ trợ các ban ngành hành chính quản lý biển một cách hợp pháp... bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của Trung Quốc".
Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.
Như vậy, theo cách định nghĩa của tòa Trung Quốc thì bất cứ ai đánh bắt trong khoảng 80% diện tích Biển Đông mà sau khi bị nhắc nhở không rút lui đều có thể bị cưỡng chế, bị phạt và có thể bị bỏ tù.
Tòa án Tối cao Trung Quốc nói phán quyết của tòa "bảo đảm về mặt pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá".
Nó một lần nữa cho thấy sự phản kháng của Bắc Kinh trước phán quyết của tòa quốc tế.

Image copyright AFP
Image caption Trung Quốc 'sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm'

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160802_china_scs

Việt Nam tập tái chiếm đảo sau phán quyết của PCA về Biển Đông

mediaChiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam trên Biển Đông.DR
Phải chăng Việt Nam đã cho tổ chức một cuộc tập trận với nội dung tấn công tái chiếm một hòn đảo ? Đây là câu hỏi được tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defense đặt ra ngày 03/08/2016 trong một bản tin nói về một cuộc tập trận mới đây được truyền hình Việt Nam phát hình hôm 25/07/2016.
Theo chuyên gia Richard Fisher, tác giả bài phân tích, cuộc diễn tập có lẽ là một động thái nhằm nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam trong việc chống lại các hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, quân sự hóa khu vực.
Chuyên san Anh Quốc ghi nhận : theo đoạn video do kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam phát sóng, quân đội Việt Nam đã huy động ít nhất là hai trong số ba tàu « xe tăng đổ bộ » loại Project 771, lớp Polnochny, cùng với một số xe tăng lội nước PT-76. Thuyền đổ bộ cỡ nhỏ, cùng với một số xe bọc thép 10 tấn BTR-60PB cũng được sử dụng khi lực lượng thủy quân lục chiến của Việt Nam (mang tên gọi là Hải Quân Đánh Bộ) triển khai lên bãi biển.
Đây là một bài tập có quy mô nhỏ vì như chuyên gia của Jane’s Defense nhận định, không thấy có sự yểm trợ của lực lượng không quân hay pháo binh.
Theo bài báo, ngày diễn ra cuộc tập trận không được tiết lộ, tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng thời điểm có thể là sau ngày 12 tháng 7, tức là ngày Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Báo chí Việt Nam đã từng tiết lộ thông tin về cuộc tập trân đổ bộ này, mang mật danh VTH-16, do lữ đoàn Hải Quân Đánh Bộ 147 thực hiện với các nội dung như hành quân vượt sông, hành quân dài ngày trên biển. Cuộc tập trận tái chiếm đảo có bắn đạn thật diễn ra vào cuối đợt diễn tập, phối hợp giữa lữ đoàn 147 và biên đội tàu chiến của hai lữ đoàn khác.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160804-viet-nam-tap-tai-chiem-dao-sau-phan-quyet-cua-pca-ve-bien-dong

Geen opmerkingen:

Een reactie posten