woensdag 16 maart 2016

Cựu binh Mỹ đặt 504 hoa hồng tưởng niệm nạn nhân thảm sát Mỹ Lai

Thứ tư, 16/3/2016 | 15:52 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 16/3/2016 | 15:52 GMT+7

Cựu binh Mỹ đặt 504 hoa hồng tưởng niệm nạn nhân thảm sát Mỹ Lai

Ông Roy Mike Boehm, cựu binh Mỹ, mặc áo dài truyền thống Việt Nam, chơi nhạc vĩ cầm tưởng niệm 504 dân thường bị thảm sát ở Quảng Ngãi 48 năm trước.
Ngày 16/3, hàng nghìn người dân cùng nhiều đoàn khách quốc tế đã thắp nến, dâng hoa tưởng niệm 48 năm ngày 504 thường dân vô tội bị thảm sát ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi).
cuu-binh-my-dat-504-hoa-hong-tuong-niem-nan-nhan-tham-sat-my-lai
Những bà mẹ thắp hương tưởng niệm 504 thường dân thiệt mạng 48 năm trước. Ảnh: N.X
Dẫn đầu đoàn khách quốc tế, cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm mặc chiếc áo dài, kéo đàn vĩ cầm dưới chân đài tưởng niệm chứng tích Mỹ Sơn tưởng nhớ tới nạn nhân vụ thảm sát và gửi đi thông điệp hoà bình trên toàn cầu. 
"Tôi chỉ mong còn nhiều sức khỏe, tiếp tục kêu gọi bạn bè quốc tế đến đây hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại. Suốt 26 năm qua, mỗi năm tôi đều có mặt ở đây, chỉ nguyện cầu xoa dịu nỗi đau trên mảnh đất này", ông Roy Mike Boehm chia sẻ.
Cùng đồng nghiệp đến chia buồn, ông Billy Kelly đã đặt 504 hoa hồng - tượng trưng cho số nạn nhân trong vụ thảm sát - xung quanh chứng tích Sơn Mỹ, cầu nguyện cho các thường dân được siêu thoát.
"Thật không thể tin nổi vụ thảm sát rùng rợn đến thế, hàng trăm dân thường, trong đó có người già, phụ nữ lẫn trẻ em vô tội đã ngã xuống. Chiến tranh cướp đi của chúng ta quá nhiều, hãy cầu nguyện cho một thế giới hòa bình", cựu binh Billy Kelly bộc bạch và cho biết ông đã làm công việc này trong 11 năm qua.
cuu-binh-my-dat-504-hoa-hong-tuong-niem-nan-nhan-tham-sat-my-lai-1
Cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm kéo vĩ cầm dưới tượng đài, nguyện cầu các nạn nhân được siêu thoát. Ảnh: N.X
Sáng 16/3/1968, một trung đội Mỹ đổ quân xuống đồng lúa, tràn vào làng ở huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trong 4 tiếng, họ đã giết hại 504 thường dân ở làng quê Sơn Mỹ, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Nhưng phải đến tháng 11/1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek.
Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Xuân Ngọc
12
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuu-binh-my-dat-504-hoa-hong-tuong-niem-nan-nhan-tham-sat-my-lai-3370872.html

Thứ hai, 16/3/2015 | 16:55 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 16/3/2015 | 16:55 GMT+7

Cựu binh Mỹ gieo 'hạt giống hòa bình' ở Mỹ Lai

Sáng 16/3, nhiều cựu binh Mỹ cùng người dân, du khách quốc tế đã dâng hương tưởng niệm 504 thường dân vô tội bị thảm sát 47 năm trước. 
16-3-Anh-1-Tuong-niem-My-Lai-3524-142648
Cựu binh Mỹ và du khách quốc tế dâng hoa dưới chân tượng đài khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín.
Lần đầu đưa vợ và bạn đến Việt Nam dự lễ tưởng niệm 47 năm vụ thảm sát Mỹ Lai, cựu binh Mỹ GeRald Walter Scholad tỏ ra xúc động mạnh. Những năm chiến tranh Việt Nam diễn ra, ông từng là kỹ sư hoa tiêu tàu ngầm của Hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương. 
"Mãi nhiều năm sau tôi mới biết vụ thảm sát Mỹ Lai và lần này mới có dịp đến thăm đúng vào ngày tưởng niệm. Xem lại hình ảnh về vụ thảm sát, vợ tôi đã khóc thật nhiều. Thời gian tới, chúng tôi mong làm điều gì đó góp phần xoa dịu nỗi đau ở mảnh đất này", ông Scholad thổ lộ. 
Suốt 25 năm qua, năm nào cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm cũng về Quảng Ngãi kéo vĩ cầm bên chân tượng đài tưởng niệm chứng tích Sơn Mỹ cầu siêu cho nạn nhân vụ thảm sát và gửi thông điệp tình yêu hòa bình. Ông vẫn lặng lẽ làm cầu nối kêu gọi bạn bè quốc tế tình nguyện đến với Quảng Ngãi chung tay hàn gắn nỗi đau chiến tranh.
Đồng cảm với nỗi đau Mỹ Lai, ông Mike lặng lẽ quyên góp, vận động tổng số tiền 9 tỷ đồng tạo điều kiện cho hàng nghìn phụ nữ vùng nông thôn, miền núi Quảng Ngãi vay vốn chăn nuôi, trồng trọt; xây tặng hàng trăm nhà tình thương tặng phụ nữ nghèo. Ngoài ra, Mike còn quyên góp xây nhà tình thương tặng nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh và thanh thiếu niên nghèo ở Quảng Ngãi.
16-3-Anh-2-Tuong-niem-My-Lai-1669-142648
Cựu binh Mỹ Mike Boehm kéo vĩ cầm cầu nguyện 504 thường dân vô tội bị sát hại trong vụ thảm sát Mỹ Lai 47 năm trước được siêu thoát. Ảnh: Trí Tín.
Mike bảo, ông không biết mình đã khóc thầm bao lần khi nghe những người mẹ kể lại nỗi đau mất chồng, con trong chiến tranh, hay nhìn thấy những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam trong các căn nhà tồi tàn, trong ngõ chợ tối om, nghèo khó.  
"Tuổi đã cao nhưng tôi tình nguyện bao giờ còn sống sẽ tiếp tục quyên góp bạn bè giúp nạn nhân chất độc da cam, phụ nữ cùng trẻ em nghèo ở Quảng Ngãi”, cựu binh Mỹ chia sẻ.
Còn với Billy Kelly, hơn 10 năm qua, mỗi dịp 16/3 hàng năm, ông lại mang 504 đóa hồng nguyện cầu cho các thường dân vô tội trong vụ thảm sát siêu thoát. "Tôi đến chia buồn với các bạn... Cả thế giới đồng cảm, chia sẻ mất mát cùng các bạn trong nỗi đau này", Billy Kelly bộc bạch.
Sau lễ tưởng niệm, các thành viên của Tổ chức Madison Quackers (Mỹ) trao 54 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho trẻ nghèo vượt khó, học giỏi của tiểu học số 1 Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. 
16-3-Anh-3-Tuong-niem-My-Lai-6532-142648
Các nạn nhân sống sót dâng hương tưởng niệm người thân trong vụ thảm sát Mỹ Lai 47 năm trước.Ảnh:Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, năm 2014 du khách đến tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ hơn 260.000 lượt, trong đó nhiều cựu binh Mỹ về dâng hương hoa tưởng niệm vụ thảm sát. "Chúng tôi đã trình hồ sơ kiến nghị Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng quần thể khu chứng tích Sơn Mỹ là di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, Sở cũng đang lập đề án tôn tạo, mở rộng khu chứng tích này xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đặc biệt của nó", ông Vũ cho hay. 
Sáng 16/3/1968, một trung đội Mỹ đổ quân xuống đồng lúa, tràn vào làng ở huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Trong 4 tiếng, họ đã giết hại 504 thường dân ở làng quê Sơn Mỹ, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Nhưng phải đến tháng 11/1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek.
Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Trí Tín

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuu-binh-my-gieo-hat-giong-hoa-binh-o-my-lai-3158064.html

Chủ nhật, 17/3/2013 | 00:10 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 17/3/2013 | 00:10 GMT+7

Phóng viên ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai gặp lại nhân chứng sống

Sáng 16/3, ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai đã về làng quê Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) tìm gặp những nhân chứng còn sống sót sau 45 năm.
> Những người Mỹ hàn gắn nỗi đau vụ thảm sát Mỹ Lai / Hàng nghìn người tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai
Khác với lần đầu trở lại Sơn Mỹ vào tháng 10/2011, trong lần thứ hai về với vùng đất đau thương này nhân dịp 45 năm tưởng niệm ngày xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, Ronald Haeberle tự tin đi tản bộ về thăm từng đường làng, ngõ xóm, gặp lại nạn nhân còn sống sót sau buổi sáng kinh hoàng ngày 16/ 3/1968.
Khác với lần đầu trở lại Sơn Mỹ vào tháng 10/2011, trong lần thứ hai về với vùng đất đau thương này nhân dịp 45 năm tưởng niệm ngày xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, Ronald Haeberle tự tin tản bộ về thăm từng đường làng, ngõ xóm, gặp lại nạn nhân còn sống sót sau buổi sáng kinh hoàng 16/3/1968. Ông ghi chép tỉ mỉ, chụp ảnh những nhân chứng sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai.
Sáng 16/3/1968, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle theo chân một đơn vị quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ. Khắp nơi đồng lúa chín vàng. Trên cánh đồng lô nhô nông dân đang làm việc, trong đó có nhiều phụ nữ, người già và cả trẻ con. Những người lính Mỹ lạnh lùng xả súng bắn chết hàng trăm nông dân, còn vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết ông già, đàn bà, trẻ con. Cuộc thảm sát bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng và diễn ra trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Sáng 16/3/1968, phóng viên ảnh chiến trường Ronald Haeberle theo chân một đơn vị quân đội Mỹ tiến vào làng Sơn Mỹ. Trên cánh đồng lúa chín vàng, nông dân đang làm việc, trong đó có nhiều phụ nữ, người già và cả trẻ con. Những người lính Mỹ lạnh lùng xả súng bắn chết hàng trăm nông dân rồi vào làng đốt nhà và tiếp tục bắn giết người già, trẻ con. Cuộc thảm sát bắt đầu từ 8h sáng và diễn ra trong 4 giờ. Cuối năm 1969, bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được đăng trên tạp chí Life, lần đầu tiên công bố với thế giới sự thật kinh hoàng về cái chết của 504 con người vô tội. Trở lại Sơn Mỹ lần thứ hai, Ronald cho rằng, mình cần làm nốt phần việc còn lại để bày tỏ tấm lòng đối với những nạn nhân vô tội năm xưa. 
Đi trên đường làng giữa đồng lúa đang ngậm sữa, ông Ronald chụp lại những nạn nhân sống sót Mỹ Lai có cuộc sống thanh bình, không còn phải sợ súng đạn nữa. Với ông, cảm giác chụp ảnh sau 45 năm xảy ra vụ thảm sát thật bình yên, day dứt trong lòng nguôi ngoai đi nhiều.
Đi trên đường làng giữa đồng lúa đang ngậm sữa, ông Ronald chụp ảnh những nạn nhân sống sót. Ông bảo, cảnh bình yên này khiến cảm giác day dứt trong lòng nguôi ngoai đi nhiều.
Sáng nay, Ronald lần tìm lại những vị trí mà ông đã chụp lại những bức ảnh xảy ra vụ thảm sát ở làng quê Sơn Mỹ.
Ông lần tìm những vị trí mà ông đã chụp những bức ảnh xảy ra vụ thảm sát ở làng quê Sơn Mỹ xưa.
Ông đã trở lại gốc cây Gòn ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê- nơi 45 năm trước lính Mỹ sát hại cùng lúc 15 người (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em).
Gốc cây Gòn ở thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, nơi 45 năm trước lính Mỹ sát hại cùng lúc 15 người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Ông cũng thăm lại giếng nước- nơi cụ già Trương Thơ bị lính Mỹ ném xuống sát hại. Theo ông Ronald, ngoài mình ra còn có phóng viên khác đã ghi lại hình ảnh dã man lính Mỹ kéo ông Trương Thơ từ trong nhà ra ngoài rồi ném xuống giếng trong buổi sáng 16/3/1968.
Ông cũng thăm lại giếng nước ở thôn Tư Cung , nơi cụ Trương Thơ bị lính Mỹ ném xuống. Theo ông Ronald, phóng viên khác cũng ghi lại hình ảnh lính Mỹ kéo ông Thơ ra khỏi nhà rồi ném xuống giếng sáng 16/3/1968.
Nhân dịp 45 năm tưởng niệm ngày xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, sáng nay, Ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ phối hợp với Bảo tàng chiến tranh TP HCM tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề " Tội ác chiến tranh Việt Nam" gây xúc động hàng nghìn người dân và du khách quốc tế.
Nhân dịp 45 năm tưởng niệm ngày xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai, sáng 16/3, Ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ phối hợp với Bảo tàng chiến tranh TP HCM triển lãm hơn 100 bức ảnh với chủ đề "Tội ác chiến tranh Việt Nam".
Hai ông cháu cùng xem ảnh đề tài chiến tranh trong sáng nay ở khu chứng tích Sơn Mỹ.
Hai ông cháu cùng xem những bức ảnh chiến tranh ở khu chứng tích Sơn Mỹ.
Trí Tín

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phong-vien-anh-vu-tham-sat-my-lai-gap-lai-nhan-chung-song-2443973.html

Thứ năm, 14/3/2013 | 12:31 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 14/3/2013 | 12:31 GMT+7

Những người Mỹ hàn gắn nỗi đau vụ thảm sát Mỹ Lai

Tháng 3 hàng năm, những "người bạn Mỹ" yêu chuộng hòa bình lại về Việt Nam mang theo ước nguyện hàn gắn vết thương chiến tranh ở vùng quê Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát 504 thường dân vô tội năm 1968.
> Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào?/ Những bức ảnh chưa từng công bố về thảm sát Mỹ Lai
25 năm qua, ông Roy Mike Boehm đều đặn trở lại Quảng Ngãi mỗi dịp tháng 3 về. Đứng dưới chân tượng đài chứng tích Sơn Mỹ, người lính Mỹ kéo vĩ cầm cầu nguyện cho linh hồn 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát được siêu thoát. Từ lâu ông đã trở thành người bạn thân thiết với phụ nữ, học sinh nghèo, cựu binh, nạn nhân chất độc da cam ở nhiều vùng quê khó khăn của địa phương này.
Suốt 25 năm qua, Roy Mike Boehm tình nguyện làm cầu nối bạn bè quốc tế đến với vùng quê Sơn Mỹ(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.
Suốt 25 năm qua, cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm (người đeo kính, đứng giữa) tình nguyện làm cầu nối bạn bè quốc tế đến với vùng quê Sơn Mỹ (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.
Mike không chỉ tình nguyện làm "cầu nối" kêu gọi bạn bè quốc tế giúp xây dựng trường học, quyên góp thiết bị dạy học cho học sinh vùng quê Sơn Mỹ mà còn hỗ trợ vốn vay lưu động, xây nhà tình thương cho hàng nghìn phụ nữ, cựu binh vùng nông thôn, miền núi Quảng Ngãi.
"Mỗi lần trở lại Tịnh Khê, những trò chơi con trẻ nơi đây đã gợi cho tôi cảm xúc yêu thương thật khó tả. Không biết tự bao giờ, vùng đất này đã trở thành máu thịt, quê hương của tôi. Hy vọng trên thế giới đừng nơi nào lặp lại nỗi đau như Mỹ Lai", ông Mike thổ lộ.
Lần đầu đặt chân đến Việt Nam cùng người bạn Roy Mike Boehm, bác sỹ Giorgi Gary đã về các vùng quê xa xôi, thăm những phụ nữ nghèo, nạn nhân chất độc da cam. Gary bảo, ông đã thấu hiểu những công việc giàu ý nghĩa nhân văn của bạn thân mình dành cho Quảng Ngãi. Trong chuyến đi này, người bạn Mỹ muốn khảo sát thực trạng nghèo khổ và chất độc da cam để cùng với Mike và bạn bè quốc tế giúp Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh.
Du khách đến từ Mỹ tham quan những căn hầm trú ẩn thời chiến tranh ở khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín.
Du khách đến từ Mỹ tham quan những căn hầm trú ẩn thời chiến tranh ở khu chứng tích Sơn Mỹ. Ảnh: Trí Tín.
"Trong chuyến đi này tôi sẽ dự lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát 504 thường dân vô tội, nỗi đau lớn do lính Mỹ gây ra ở chiến tranh Việt Nam. Nếu chúng ta quên lịch sử thì sẽ dễ mắc lại lỗi lầm trong tương lai gần", Gary tâm sự.
Trở lại Việt Nam, nhiều người bạn Mỹ tỏ lòng thán phục sức sống mãnh liệt của người dân Sơn Mỹ đã vươn lên từ mảnh đất đau thương. Lần thứ hai trở về Sơn Mỹ, GS Richards Burnson (ĐH Wisconsin Madison, Mỹ) bất ngờ trước những đổi thay, phát triển của miền quê này.
Thời gian tới, tâm nguyện của GS Burnson là trở thành giảng viên dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên; đồng thời giúp Quảng Ngãi xây dựng trung tâm đào tạo ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế. Burnson chia sẻ: "Tiếng Anh sẽ là cầu nối hòa bình giúp thế hệ trẻ Việt Nam gần gũi hơn với bạn bè quốc tế; có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại các nước trên thế giới".
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, hơn 60.000 lượt khách trong nước, quốc tế đến tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ. Hiện, nhiều tổ chức, trường đại học ở Mỹ, Nhật, Pháp... đăng ký tham dự lễ tưởng niệm thường dân vô tội bị thảm sát ở Mỹ Lai (16/3/1968).
Dự kiến, lễ tưởng niệm chiều tối 15/3 sẽ có khoảng 7.000 người đến dâng hương, dâng hoa, thắp nến, thả hoa đăng cầu siêu.
  Trí Tín

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhung-nguoi-my-han-gan-noi-dau-vu-tham-sat-my-lai-2438648.html

Chủ nhật, 16/3/2008 | 12:13 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 16/3/2008 | 12:13 GMT+7

Vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra như thế nào?

Một đại đội lính Mỹ đến Mỹ Lai vào một buổi sáng đầy nắng. Nhiệm vụ của họ rất rõ ràng. "Mệnh lệnh là bắn vào bất cứ thứ gì động đậy", một quân nhân Mỹ về sau kể lại, khi chuyện về vụ thảm sát vỡ lở gây chấn động cả thế giới.
Bà Trương Thị Lê, sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, khóc trong lễ tưởng niệm những người đã khuất. Ảnh: Reuters.
Bà Trương Thị Lê, sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, khóc trong lễ tưởng niệm những người đã khuất. Ảnh: Reuters.
Mỹ Lai là một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vụ giết dân thường thảm khốc xảy ra ngày 16/3/1968, khi binh lính Mỹ xả súng giết đàn ông già cả, đàn bà, trẻ con, cả những con bò con chó. Những cơ thể phụ nữ còn hằn dấu vết bị làm nhục. 504 người dân thường thiệt mạng. Không một ai trong số lính Mỹ bị bắn.
Quân đội Mỹ đã che đậy vụ việc trong hơn một năm rưỡi, cho đến khi nhà báo Seymour Hersh điều tra ra và cho công chúng cả thế giới biết sự thực. Khi đó, tháng 11/1969, phong trào phản chiến đã lên cao cả ở Mỹ và các nước trên thế giới. Với cả một thế hệ những người châu Mỹ, châu Âu và châu Á, vụ thảm sát Mỹ Lai là một vết nhơ của nước Mỹ.
"Nước Mỹ và người Mỹ không thể không gánh nặng cảm giác tội lỗi và sự day dứt của lương tâm trước những gì diễn ra ở Mỹ Lai", tờ Time bình luận khi vụ việc lần đầu được đưa ra ánh sáng. Mùa thu năm 1969, hàng triệu người Mỹ từ bờ tây sang bờ đông, trong đó có 250.000 người ở thủ đô Washington, đã tổ chức những cuộc tuần hành lớn để phản đối chiến tranh.
Diễn biến vụ thảm sát
Đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 20, sư đoàn bộ binh 23 của quân đội Mỹ đến Việt Nam năm 1967 và hầu như không tham chiến trong những tháng đầu tiên ở nước này.
Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, thông tin tình báo của Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đang trú ẩn ở làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Nam. Quân đội Mỹ ra lệnh tấn công vào các ngôi làng, giao cho binh lính nhiệm vụ "tìm và diệt", đốt nhà cửa, giết vật nuôi, hủy hoại lương thực thực phẩm và có thể đầu độc cả các giếng nước.
Sáng 16/3/1968, đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai, trung đội 1 mở đường, hai trung đội khác bao vây hai bên sườn, sau khi đã nã một loạt pháo và đạn dội xuống từ trực thăng. Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau khi các thường dân đầu tiên ngã xuống, chúng bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động.
"Những tên lính dường như phát điên, bắn hạ tất cả những người không mang vũ khí, kể cả trẻ sơ sinh. Những gia đình ẩn nấp trong các ngôi nhà lá hoặc các căn hầm mong được yên thân cũng không được tha. Những người đã giơ tay hàng cũng không thoát khỏi cảnh bị bắn giết. ... Khắp trong làng, những cảnh bắn giết dã man diễn ra. Phụ nữ bị hãm hiếp tập thể; những người khác bị đánh, tra tấn, đập vào đầu bằng báng súng rồi sau đó bị đâm bằng lưỡi lê", hãng tin BBC mô tả.
Sau đó, hàng chục thi thể nạn nhân đã bị những tên lính đẩy xuống một cái mương. Có những người thậm chí còn bị khắc chữ cái C - chữ đầu tiên của tên đại đội lính Mỹ - lên ngực.
"Trông chẳng khác nào một bể máu dưới kia? Cái quái gì đang diễn ra thế", một viên phi công lái trực thăng phía trên bầu trời làng Mỹ Lai khi đó thốt lên.
Giải cứu
Phi công trực thăng Hugh Thompson, khi đó 24 tuổi, thuộc phi đội thám không, đã tận mắt chứng kiến hàng trăm người dân chết hoặc hấp hối khi bay qua làng. Anh và phi đội nhìn thấy một phụ nữ không vũ trang đang rũ xuống, bị đá vào người rồi bị bắn. Họ liên lạc bằng radio để tìm kiếm sự trợ giúp cho những người bị thương. Sau đó, chiếc trực thăng hạ cánh bên một con mương, nơi đó đầy những thi thể, và có cả những người bị thương. Thompson yêu cầu một người lính ở đó giúp đỡ những người còn sống.
Tiếp đó, họ thấy một nhóm thường dân Việt Nam (lại chỉ toàn trẻ con, phụ nữ và ông già) trong một căn hầm mà lính bộ binh Mỹ đang tiến đến. Thompson hạ cánh và tuyên bố nếu toán lính bắn vào dân, anh sẽ giúp họ thoát khỏi nơi này. Có chừng 12-16 người trong hầm được đưa lên trực thăng thoát khỏi vụ thảm sát.
Năm 1998, ba quân nhân Mỹ, gồm Hugh Thompson (phi công), Glenn Andreotta và Lawrence Colburn (phụ trách súng trên máy bay) được chínhphủ Mỹ trao huân chương vì đã ngăn chặn đồng ngũ giết chóc thường dân, giảm số thương vong trong vụ Mỹ Lai. Thompson và Colburn sau này đều trở lại ngôi làng và gặp lại những người được cứu sống.
Đưa ra ánh sáng
Nhà báo chuyên điều tra nổi tiếng thế giới Seymour Hersh, sau nhiều cuộc nói chuyện với William Laws Calley - người sau này bị buộc tội đã ra lệnh tiến hành vụ thảm sát Mỹ Lai - là người cho thế giới biết đến tội ác này. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, LifeNewsweek đều đưa vụ việc lên trang nhất. Báo chí đăng những bức ảnh chi tiết về các dân làng bị chết dưới tay lính Mỹ ở Mỹ Lai.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Melvin Laird bình luận: "Có quá nhiều xác trẻ em nằm đó; những bức ảnh đó là sự thực".
Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Vụ Mỹ Lai cũng khiến nhiều thanh niên Mỹ có thêm lý do để phản đối việc đăng lính; những người vốn có tư tưởng phản chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người đang lưỡng lự ngả hẳn sang phe phản chiến.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của vụ Mỹ Lai đối với người Mỹ và thế giới, đó là nó làm thay đổi thái độ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa và tàn bạo này. Những người vốn thờ ơ với cuộc tranh luận về chiến tranhhay hòa bình đã bắt đầu chú ý phân tích cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Những câu chuyện kinh hoàng về cuộc chiến cũng được dần đưa ra ánh sáng.
T. Huyền (tổng hợp)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vu-tham-sat-my-lai-dien-ra-nhu-the-nao-2103173.html#13196257969211&0,0,2,BalloonBanner


Geen opmerkingen:

Een reactie posten