zaterdag 5 september 2015

Vẻ đẹp thanh bình của đôi bờ sông Seine của thủ đô Paris

Vẻ đẹp thanh bình của đôi bờ sông Seine của thủ đô Paris


Bên cạnh , đã trở thành biểu tượng có vẻ đẹp thanh bình không chỉ của thủ đô hoa lệ mà của cả nước .
 
Mặc dù sông Seine chảy qua nhiều khu vực của Pháp nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đoạn chảy qua thủ đô Paris, nơi có 37 cây cầu cổ kính bắc qua với những dáng hình và lịch sử riêng biệt.
 
Có rất nhiều công trình kiến trúc nằm hai bên bờ sông Seine nhưng du khách vẫn tìm được các không gian xanh mát để nghỉ chân.
 
Du thuyền trên sông là một phương tiện mà nhiều khách tham quan lựa chọn để ngắm nhìn và thưởng ngoạn vẻ đẹp thanh bình hai bên bờ sông rõ nhất.
 
Từ trên du thuyền khách tham quan có thể hòa mình vào không gian thoáng đãng, trải nghiệm nhịp sống chậm rãi và thưởng ngoạn vẻ đẹp thanh bình, giản dị nhưng không kém phần quyến rũ của sông Seine.
 
Cây cầu Pont des Arts được xem là địa điểm vô cùng lý tưởng cho những cặp tình nhân đến cùng cầu nguyện và trao nhau nụ hôn nồng cháy thể hiện tình yêu vĩnh cửu.
 
Hai bên bờ sông Seine trong thành phố Paris được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi Unesco năm 1991. Đến Paris và thả bộ dọc theo bờ sông Seine chắc chắn là một trải nghiệm du khách khó lòng bỏ qua.
 
Bên cạnh những tòa nhà rêu phong cổ kính, du khách cũng như người dân sống ở Paris luôn tìm được nơi lý tưởng để dừng chân nghỉ ngơi hay tán gẫu với bạn bè.
Tuy Can

http://www.nuocphap.org/ve-dep-thanh-binh-cua-doi-bo-song-seine-cua-thu-do-paris.html

Trên Dòng Sông Seine

pont_st_michelNước sông Seine không cuồn cuộn như dòng Danube, dòng sông xanh của thành phố Vienne. Nước sông Seine bình thản từ cội nguồn chảy ra biển cả, đem quá khứ đổ vào tương lai, mang tình yêu lấp tràn thù hận. Từ khi biết đến con người, dòng sông này chứng kiến biết bao tranh chấp nhưng thiên chức của nó dường như chỉ để xoa dịu nỗi đau và lắng nghe những lời ngọt ngào của những người yêu nhau từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, những khách bộ hành bình thường tản bộ trên hai bờ nước. Sông Seine của Paris chính vì vậy là dòng sông của tình yêu, dòng sông của những người biết hưởng hạnh phúc.

Guillaume Apollinaire, nhà thơ nổi tiếng của Pháp đầu thế kỷ 20, đứng trên cầu Mirabeau nhìn nước sông Seine nhớ lại cuộc tình :


Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure . . .
Dưới cầu Mirabeau nước sông Seine vẫn chảy. Và cuộc tình của chúng ta
Làm sao quên được
Niềm vui thường đến sau nỗi đau
Đêm đã đến giờ đã điểm
Tháng ngày cứ trôi đi, anh một mình ở lại . . .
Guillaume Apollinaire, Le pont Mirabeau (Alcools, 1914)

Nguyên Sa khi xa vắng người yêu cũng thường hay tự hỏi :

Paris có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ? . . .
(Nguyên Sa, Paris Có Gì Lạ Không Em ? Paris, 1954)

Phạm Trọng Cầu cũng thế, anh trút nỗi nhớ vào từng cung nhạc :

Từ chia ly nghe rơi bao lá vàng
Ngập dòng nước sông Seine
Mưa rơi trên phím đàn
Chừng nào cho tôi quên . . .
(Phạm Trọng Cầu, Em Ra Đi Mùa Thu, 1958)

Nhưng sông Seine không chỉ là dòng sông của những chuyện tình, nó còn là dòng sông lịch sử tạo ra thành phố Paris. Chưa một thành phố lớn nào tại Châu Âu gắn liền số phận của mình với một dòng sông như Paris. Từ ngày thành lập đến nay, tất cả những công trình kiến trúc mỹ thuật danh tiếng của Paris đều được xây dựng dọc hai bờ sông Seine. Mọi khoảng cách, số nhà và sinh hoạt của thành phố đều tính từ dòng sông Seine trở ra. Người Parisien, mỗi khi được hỏi, thường xác định vị trí cư ngụ theo hai bờ sông Seine (tả ngạn hay hữu ngạn). Gắn liền số phận với một dòng sông, tính tình người Paris cũng như dòng nước, luôn luôn giao động, sẵn sàng xuống đường chống đối, nhưng rất bộc trực và hồn nhiên : khi buồn thì khóc, khi vui thì cười.

Sông Seine chia Paris ra làm hai phần rõ rệt. Khu vực hữu ngạn phía Bắc dành cho những sinh hoạt vật chất (buôn bán, ăn chơi, giải trí). Khu vực tả ngạn phía Nam, hình dành cho những sinh hoạt tinh thần (các trường đại học, các viện bảo tàng, nơi cư ngụ của văn nghệ sĩ). Về lịch sử, khu vực phía Đông còn giữ lại nhiều dấu ấn của thời kỳ thành lập, khu vực phía Tây gắn liền với những công trình kiến trúc của thời hoàng kim thế kỷ 18 và 19. Ngoại ô phía Tây là nơi cư ngụ của giới quí tộc và những gia đình giàu có; ngoại ô phía Đông là nơi cư ngụ của những người mới đến nhập cư; ngoại ô phía Bắc là khu lao động và ngoại ô phía Nam là nơi cư ngụ của giới khoa bảng. Dí dỏm hơn, về hình dáng, sông Seine trong thành phố Paris giống chiếc boomerang của thổ dân Úc, khu vực hữu ngạn hình chiếc bánh croissant và khu vực tả ngạn hình chiếc bánh xèo.

Lướt nước sông Seine phải đi bằng thuyền, ban ngày ngắm nhìn thắng cảnh hai bên bờ, buổi tối dùng cơm trên những nhà hàng di động. Ăn tối trên sông những ngày cuối thu và vào mùa đông rất là thơ mộng, bên trong ấm cúng với tiếng nhạc, bên ngoài rực rỡ ánh sáng đèn màu, du khách khó có thể quên một khung cảnh thần tiên trong đời.

Loại thuyền đi trên sông Seine gọi là bateau-mouche ("tàu ruồi" như nhiều người Việt thường dịch nghĩa). Gọi là "bateau-mouche" vì vào cuối thế kỷ 19 du khách du ngoạn trên sông Seine bằng péniche (xà lan) quá đông và chỉ dành riêng cho giới giàu có, người bình dân chế nhạo là "bu đông như ruồi" và từ đó các loại thuyền chuyên chở khách trên sông có vòm kiếng đều gọi là "bateau-mouche". Ngày nay các loại tàu này được trang hoàng đẹp hơn, chở đông người hơn và tiện nghi hơn nên gọi là "vedette". Ban đêm đèn pha cực mạnh từ các vedettes này chiếu sáng hai bên bờ để du khách quan sát nét đẹp by night của Paris trên sông. Vào mùa hè, từ trưa tới chiều du khách có thể nhìn những thiếu nữ xinh đẹp của Paris phơi mình dưới nắng ấm dọc hai bờ sông.

Có một điều lạ là du ngoạn trên sông Seine bắt đầu từ Tây sang Đông, lượt đi bên tay phải (hữu ngạn) và lượt về bên tay trái (tả ngạn) dựa theo luật đi sông bên Anh. Các hãng tàu thường tập trung cạnh chân tháp Eiffel với những tên như : Bateaux Parisiens, Bateaux-Mouches, Batobus, Vedettes du Pont Neuf, Ile de France . . . Ngoài ra còn có hãng Canauxrama và Paris-Canal chuyên chở khách du ngoạn trên những con kinh đẹp không kém sông Seine trong và ngoài Paris như Canal Saint-Martin, Canal de l'Ourcq. Canal de l'Ourcq dài 108 km phía Đông Bắc vào thẳng Paris và đổi tên thành kinh Saint Martin, quận 10.

Du ngoạn trên sông Seine là để ngắm nhìn những cây cầu bắc ngang cùng những kiến trúc dọc hai bờ sông (sẽ lần lượt được giới thiệu trong các phần sau). Paris có tất cả 35 chiếc cầu lớn nhỏ (ponts & passerelles) bắc ngang sông Seine, hai chiếc dùng riêng cho xe điện (métro), số còn lại cho xe cộ và khách bộ hành. Những cây cầu này được xây dựng từ rất lâu nhưng rất kiên cố, mỗi chiếc là một tác phẩm nghệ thuật đánh dấu từng giai đoạn chuyển mình của Paris.
Phía Tây Nam có cầu Garigliano và Mirabeau, nơi thi sĩ Apollinaire đứng nhìn dòng nước luyến nhớ chuyện tình đã qua, nằm giữa hai quận 15 và 16. Phía Đông Nam có các cầu National, Tolbiac, Bercy, Charles de Gaulle và Austerlitz phân ranh hai quận 12 và 13. Đây là những chiếc cầu mà thuyền chở khách du ngoạn không đến.

Các loại bateaux-mouches, tùy theo hãng tàu, bắt đầu từ cầu Grenelle, chạy dọc tả ngạn sau đó quay sang hữu ngạn để trở về điểm xuất phát.

Dưới chân cầu Grenelle là tượng Nữ Thần Tự Do, y hệt bức tượng được dựng trước cửa biển New York nhưng nhỏ hơn (bằng 1/10), mặt hướng ra cửa biển nhìn về New York, trong khi bức tượng chính tại New York mặt hướng về nước Pháp. Dọc bờ hữu ngạn là Maison de la Radio (Đài Phát Thanh Pháp), ở giữa dòng sông là một mô đất dài rợp bóng cây, nơi dân Parisien chạy bộ và dạo mát, nối liền hai cầu Grenelle và Bir Hakeim. Giữa cầu Bir Hakeim có một tượng đài bằng đồng hình một kyï sĩ cưỡi ngựa tượng trưng cho nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng.

Xa hơn một chút là cầu Iéna nối liền tháp Eiffel với Trocadéro và Palais de Chaillot, nơi có bốn viện bảo tàng (Dinh Thự Pháp, Con Người, Điện Ảnh và Hàng Hải) và một thư viện điện ảnh. Đây là chiếc cầu được đông khách bộ hành qua lại nhất thế giới, vì mỗi năm có hơn 30 triệu lượt người qua lại viếng thăm tháp Eiffel và Palais de Chaillot để chụp ảnh.

Cách cầu Iéna không xa về phía Đông, được Napoléon I xây năm 1806, là một chiếc cầu nhỏ bắc ngang sông gọi là Passerelle de Billy, chỉ dùng cho khách bộ hành.

Dưới chân cầu Alma là tượng một người lính zouave (lính đánh trận tại Algérie), dùng để đo mực nước sông Seine. Trên bờ tả ngạn là ngọn đuốc tự do tưởng nhớ những người kháng chiến Pháp trong thế chiến II, không lấy gì làm đẹp nhưng mỗi ngày có rất đông người đến truy niệm vì là nơi quận chúa Diana tử nạn xe hơi năm 1997.

Cầu Invalides không có gì đặc sắc bên cạnh cầu Alexandre III, chiếc cầu lộng lẫy nhất, đẹp nhất Paris nếu không muốn nói là đẹp nhất thế giới. Năm 1886 hoàng đế Alexandre III (thân phụ của hoàng đế Nicolas II bị quân bolchevik Nga giết năm 1918) đặt viên đá đầu tiên xây dựng chân cầu để tổ chức cuộc triển lãm toàn cầu năm 1900.

Cầu Alexandre III, nối liền điện Invalides bên tả ngạn với Grand Palais bên hữu ngạn, được dựng trên một cột sắt với những thân hình tiên nữ khỏa thân cùng những thủy quái; trên chóp bốn trụ cầu là bốn tượng mạ vàng rực rỡ tôn vinh Khoa học, Nghệ thuật, Thương Mại và Kỹ nghệ, đó là chưa kể dọc thân cầu là những trụ đèn chạm khắc rất công phu và mỹ thuật.

Hai bên cầu Concorde là quảng trường Concorde với một bia đá Ai Cập cao lớn (do Napoléon I mang từ Ai Cập về) cùng một bánh xe khổng lồ cao 60 m đưa du khách lên ngắm nhìn Paris và khách sạn Grignon nổi tiếng, nơi cư ngụ của các tài tử và nghệ sĩ quốc tế đến Paris lưu diễn, trên bờ hữu ngạn, bên kia bờ tả ngạn là tòa nhà Quốc Hội (Assemblée nationale).

Passerelle Solférino nối liền vườn Tuileries bên hữu ngạn với bảo tàng viện d'Orsay bên tả ngạn dành cho khách bộ hành. Nhìn tháp Eiffel từ cây cầu này, cảnh quang rất đẹp.

Các cầu Royal và Carousel không có gì đặc sắc so với các cầu vừa đã nói nhưng nếu so với các cây khác tại các quốc gia Châu Âu, đó là những công trình mỹ thuật và kỹ thuật cao vào thế kỷ 17 và 18. Hai cây cầu này nối liền khu vực hoàng gia trước kia, nay là bảo tàng Louvre, với khu vực nghệ sĩ (Saint Germain des Prés).

Pont des Arts là chiếc cầu đầu tiên hoàn toàn được xây dựng bằng gang (sắt nung) tại Paris năm 1804. Kỹ thuật xây dựng mới này làm đảo lộn tất cả kỹ thuật kiến trúc cổ điển (bằng đá tảng và vôi) trước đây và là tiền thân của cách xây dựng loại nhà chọc trời và tháp Eiffel.

Đi quanh đảo Cité và Saint Louis thì các tàu chở khách đi ngược lại, lượt đi bên tay trái và lượt về sang tay phải, và tuần tự lướt dưới các cầu Pont Neuf, Pont de Sully, Pont de la Tournelle, Pont de l'Arche-vêché, Pont au Double, Petit Pont ở tả ngạn để sau đó quay về hữu ngạn với Pont Neuf, Pont au Change, Pont Notre Dame, Pont d'Arcole, Pont Louis Philippe, Pont Marie, rồi trở về với các cầu đã đi qua.

Pont Neuf là chiếc cầu lâu đời nhất Paris, được vua Henri III đặt viên đá đầu tiên năm 1578 và do vua Henri IV khánh thành năm 1607. Cầu này dài 275 thước, gồm 12 nhịp, nối liền đảo Cité với hai bờ sông. Vào thời đó, đây là một cuộc cách mạng về kỹ thuật xây dựng cầu vì không có nhà cửa xây dựng ngay trên cầu giúp sự qua lại trên sông và hai bờ được dễ dàng.

Pont de Sully có một lịch sử khá đặc biệt. Theo lệnh vua Henri IV và do bộ trưởng Sully thực hiện, cây cầu này thay hai chiếc cầu gỗ cũ, quá mục nát và lần lượt bị sập năm 1848 và 1872, gồm hai cầu bằng sắt (159 m và 82 m) nhưng kiến trúc rất giống nhau, nhìn xa tưởng như một, được xây dựng từ 1875 đến 1876, nhằm nối liền hai bờ sông. Từ cây cầu này nhìn phía sau Nhà Thờ Đức Bà, cảnh quang rất tuyệt.

Dọc bờ tả ngạn là Quai Saint Bernard, nằm giữa hai chiếc cầu Sully và Austerlitz. Bến này trước kia là một cánh cửa lớn (đại môn) được xây dựng dưới thời vua Louis XIV (1643-1715) nhằm ngăn cản dân chúng đến đây tắm giặt, sau đó bị đập bỏ năm 1787 để trở thành nơi dạo mát của dân Parisien, dài gần một cây số, với tên gọi mới là Bến Saint Bernard. Từ 1975 đến 1980, bến này mang tên là vườn Tino Rossi (một ca sĩ nổi tiếng), và từ 1980 trở đi được biến thành một viện bảo tàng điêu khắc ngoài trời với những tác phẩm nổi tiếng bằng đá và bằng thau được sáng tác vào giữa thế kỷ 20. Nhưng rất tiếc là một số thành phần bất hảo đã đến xịt vẽ (tag) trên các bức tượng buộc chính quyền thành phố Paris mang đi phần lớn những tác phẩm nhỏ đi nơi khác, hiện nay chỉ còn lại những tác phẩm lớn, kềnh càng bằng kim loại triển lãm trên bến.

24.08.2009
(Theo internet)
http://192.185.43.112/component/travelplace/?view=article&id=460&place=20&group=5

Du ngọan trên sông Seine

bato Vedettes du Pont Neuf: 13€/1 giờ (trẻ em 4-12t: 7€), không dừng (tháng 4/2012)
Mua online: 8€ (trẻ em: 4€)
Batobus: 15€/ngày, hop on – hop off (dưới 16t: 7€)

Từ ngày thành lập đến nay, tất cả những công trình kiến trúc mỹ thuật danh tiếng của Paris đều được xây dựng dọc hai bờ sông Seine. Do vậy, đi tàu trên sông Seine để ngắm nhìn Paris cùng các kiến trúc dọc bờ sông, ngày và đêm cũng là một thú vui và một điều không thế thiếu đối với du khách. Du ngoạn trên sông Seine còn để ngắm nhìn những cây cầu bắc ngang dòng sông. Paris có tất cả 35 chiếc cầu lớn nhỏ. Những cây cầu này được xây dựng từ rất lâu nhưng rất kiên cố, mỗi chiếc là một tác phẩm nghệ thuật đánh dấu từng giai đoạn chuyển mình của Paris trong đó Passerelle Simone de Beauvoir mang tên nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir là cây cầu mới nhất, khánh thành giữa năm 2006 và là cây cầu thứ tư dành cho người đi bộ và xe đạp..

Có vài loại tàu chở du khách trên sông Seine như Batobus bán vé theo ngày, một dạng hop on – hop off, du khách có thể lên xuống tại các bến hay Vedettes du Pont Neuf chạy suốt một giờ không dừng giữa các điểm. Các tàu đều chạy qua các địa danh nổi tiếng như Tháp Eiffel, Bảo tàng Louvres, đại lộ Champs Elysee, Nhà thờ Đức Bà, Hotel de Ville… Nếu đi chuyến đêm, bạn có thể nhìn quang cảnh Tháp Eiffel hoặc bảo tàng Louvres rực sáng. Cũng có lọai tàu có ăn trưa, tối với ban nhạc nhưng giá khá đắt như Bateaux Mouches, tàu chạy khoảng 2 giờ. Bateaux Mouches cũng bán vé không bao gồm bữa ăn. Ăn tối trên sông những ngày cuối thu và vào mùa đông rất là thơ mộng, bên trong ấm cúng với tiếng nhạc, bên ngoài rực rỡ ánh sáng đèn màu, du khách khó có thể quên một khung cảnh thần tiên trong đời.


Đi thuyền trên sông Seine

Trong giấc mơ đêm, tôi mơ thấy mình nhẹ lướt trên dòng sông Seine và khi đi ngang chiếc cầu nguyện ước linh thiêng, tôi đã thầm ước sẽ sớm quay lại Paris cho kỳ trăng mật ngọt ngào. Và điều ước ấy đã thành sự thật…

“Paris có gì lạ không em, mai anh về giữa bến sông Seine…” (*) từ lâu câu hát này đã ngấm vào lòng tôi và nuôi dưỡng trong tôi niềm ao ước được đến thăm Paris và nhìn tận mắt dòng sông Seine nổi tiếng.

Chuyến du lịch sang Pháp trong mùa hè qua đã giúp tôi thoả nguyện. Sau nhiều ngày lang thang khắp Paris, tôi thăm được những cảnh đẹp nổi tiếng: Nhà thờ Sacre Coeur trên đồi Montmartre, bảo tàng Louvre, Nhà thờ Đức Bà Paris, Đại lộ Champs Elysee, Khải Hoàn Môn, Tháp Eiffel… Nhưng ấn tượng nhất với tôi trong suốt chuyến du lịch là buổi tối đi du thuyền trên sông Seine (người Pháp gọi là “Bateau Mouche”).

Theo người dân Paris và khách du lịch có kinh nghiệm, đi Bateau Mouche thú vị và lãng mạn nhất là lúc hoàng hôn và buổi tối. Đặc biệt là trong những đêm mùa hè oi bức ở Paris khi nhiệt độ lên đến 30oC, du khách sẽ được tận hưởng một không gian thoáng đãng, gió mát lồng lộng. 
Một góc Paris từ sông Seine
Một chuyến Bateau Mouche trên sông Seine khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Có nhiều bến tàu của nhiều công ty khác nhau. Giá vé tàu là 15 Euro/người, cũng khá đắt.

Du thuyền có 2 tầng, trang trí nội thất bằng gỗ, ghế ngồi rất thoải mái, bố trí trên mui tàu để ai cũng có thể ngắm được những cảnh đẹp trên bờ sông.

Cảnh vật 2 bên bờ sông Seine như một bức tranh sống động và đẹp lộng lẫy. Tháp Eiffel vào ban đêm không còn là một khối công trình thép vĩ đại nữa mà thay vào đó là vẻ kiêu sa, rực rỡ do được thắp sáng bởi hàng ngàn ngọn đèn.

Ngay sát bờ sông Seine, bãi tắm “Paris Blanche” đang được chuẩn bị để dân Paris rủ nhau ra tắm nắng. Đây đó bên dòng sông Seine, từng nhóm người tụ tập lại và khiêu vũ quanh một chiếc máy hát đang phát ra những giai điệu Soul, Latin đầy ngẫu hứng và cuồng nhiệt.

Người dân Paris đã yêu mến và ví dòng sông Seine như trái tim và linh hồn của Paris cũng không sai vì hầu hết những công trình kiến trúc đẹp của Paris đều tập trung dọc bờ sông.

Người hướng dẫn cho chúng tôi biết trên dòng sông Seine có tất cả 35 chiếc cầu bắc qua nhưng trong chuyến đi, chúng tôi chỉ đi dưới 1chiếc cầu. Người ta đã cho thắp sáng bên dưới cầu để du khách thấy rằng những chiếc cầu ở Paris không chỉ nối liền 2 bờ sông mà còn là cả một công trình nghệ thuật. Hầu hết những chiếc cầu này có ít nhất trăm năm tuổi, được xây bằng gạch và trang trí bằng những tượng đá hình đầu các các vị thần.
(Nguồn báo du lịch)

http://khamphaviet.vn/du-lich-quoc-te/di-thuyen-tren-song-seine
SÔNG SEINE VÀ NHỮNG CÂY CẦU
Seine là tên một con sông lớn nằm ở phía Tây Bắc nước Pháp và là một trong tuyến đường thủy thương mại nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, du lịch, đặc biệt là để du ngoạn các thắng cảnh trong nội thành Paris.
Sông dài 776 km, chảy chủ yếu qua Troyes, Paris vàRouen. Thượng nguồn sông Seine ở Saint-Germain-Source-Seine cao nguyên Langres, thuộc Côte-d'Or. Sông chảy theo hướng từ đông-nam sang tây-bắc rồi đổ ra biển ở Le Havre. Vì là con sông chảy xuyên qua Paris, hai bờ sông Seine ở khu vực Paris có rất nhiều công trình nổi tiếng. Sông Seine cũng là đề tài sáng tác của nhiều họa sĩ, nhà văn...
Theo người dân Paris và khách du lịch có kinh nghiệm, đi du thuyền trên sông Seine mà họ vẫn gọi là "Bateau Mouche" thú vị và lãng mạn nhất là vào lúc hoàng hôn và buổi tối. Đặc biệt là trong những đêm mùa hè oi bức ở Paris, khi nhiệt độ lên đến 30 độ C, du khách sẽ được tận hưởng một không gian thoáng đãng, gió mát lồng lộng.
Một chuyến "Bateau Mouche" trên sông Seine khoảng gần 1 tiếng đồng hồ với giá 15EUR. Du khách sẽ nhìn ngắm một bức tranh vô cùng sinh động và lộng lẫy từ hai bên bờ sông, vẻ kiêu sa của tháp Eiffel khi được thắp sáng bởi hàng nghìn ngọn đèn rực rỡ. Ngay sát bờ sông Seine, bãi tắm Paris Blanche đang được chuẩn bị để dân Paris rủ nhau ra tắm nắng. Đây đó bên dòng sông Seine, từng nhóm người tụ tập lại và khiêu vũ quanh chiếc máy hát phát ra những giai điệu soul, latin đầy ngẫu hứng. Bởi vậy, người dân Paris đã ví dòng sông Seine như trái tim và linh hồn của Paris, vì hầu hết những công trình kiến trúc đẹp của thủ đô ánh sáng đều tập trung dọc bờ sông.
Dòng sông Seine còn là một ranh giới địa dư, một biểu tượng ngăn cách bờ bên phải và bờ bên trái, những dinh thự đẹp cũng nằm dài theo hai bên bờ sông.
Có 37 cây cầu trong nội thành Paris bắc qua sông và nhiều cây cầu khác ở bên ngoài thành phố.. Người ta đã cho thắp sáng bên dưới cầu để du khách chiêm ngưỡng được vẻ đẹp lung linh của chúng như một công trình nghệ thuật. Hầu hết những chiếc cầu này có ít nhất 100 năm tuổi, được xây bằng gạch và trang trí bằng những tượng đá hình đầu các vị thần
Cây cầu cổ xưa nhất cũng là tân kỳ nổi tiếng nhất, đó là cầu Pont-Neuf được xây vào năm 1604 để vua Henri IV qua lại dễ dàng giữa cung điện Louvre và tu viện vùng Saint-Germain-des-Prés.
Cầu đẹp nhất vẫn là cầu Alexandre III với những hàng trụ đèn đường có nét độc đáo. Cây cầu mới nhất 2006 tên là Somon-de-Beauvoir dành riêng cho người đi bộ, dài 304m bắc ngang sông Seine một lèo, (không có trụ cột nào dưới nước) giữa công viên Bercy (quận12) và thư viện quốc gia Pháp (quận 13). Phần giữa cầu này sẽ dành ra một khoảng trống công cộng 12m bề ngang và 50m bề dài.
Nếu như dòng sông biểu trưng cho một cuộc đời, và cây cầu ẩn dụ cho sự thay đổi thì sông Seine thì cây cầu Pont des Arts bắc qua nó chính là biểu tượng của cuộc sống Paris. Pont des Arts trong tiếng Pháp có nghĩa là “cây cầu nghệ thuật”. Cầu đi bộ nối liền bảo tàng Louvre với viện Hàn lâm Pháp được xây dựng từ năm 1802 và khánh thành năm 1804, do kiến trúc sư Louis-Alexandre Cessar thiết kế.
Ban đầu, khi mới được xây dựng, cây cầu có 9 nhịp, được lấy cảm hứng từ những vườn treo, bồn hoa và ghế dài. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên, Pont des Arts được xây dựng lại vào năm 1981 với 7 nhịp. Từ đó cho tới nay, cây cầu được biết tới là điểm đến lãng mạn nhất Paris và cũng từng xuất hiện trong nhiều phim truyền hình như Boudu Sauvé Des Eaux của đạo diễn Jean Renoir hay Cuộc đời tuyệt vời của Amélie Poulain của đạo diễn Jean-Pierre Jeunet.
Ngày nay, cây cầu thơ mộng nhất Paris này là điểm đến của nhiều đôi tình nhân. Họ bày tỏ tình yêu của mình qua những móc khóa có gửi gắm lời yêu thương viết bằng mọi ngôn ngữ rồi gắn lên thành cầu.
Pont des Arts hiện nay ngập trong móc khóa, khiến người ta nhớ tới cây cầu Milvio ở Italy được xây dựng trước đó.Các đôi tình nhân khi đến với Pont des Arts đều mong muốn lưu giữ tình yêu lâu bền của họ tại mảnh đất lãng mạn nhất thế giới này bằng cách cùng dạo bước, trao nhau những nụ hôn, gửi yêu thương vào móc khóa và ném chìa xuống sông Seine. Không chỉ là điểm lui tới của các cặp tình nhân, Ponts des Art còn là sân khấu biểu diễn của nhiều nghệ sỹ đường phố, là nơi truyền cảm hứng cho các họa sĩ để họ sáng tác nên tuyệt tác. Còn điều gì thú vị hơn khoảnh khắc thả lòng mình với dòng nước sông Seine xanh trong, êm đềm và ngân nga khúc tình ca trong điệu Saxophone xao xuyến lòng trên mảnh đất Paris ngọt ngào này?
Liên hệ đi PARIS :
Vietnam Travel Cafe
101 Ma May - Hoan Kiem - Hanoi
Tel. +84.4.39717473/ 3.62783858
Mobile : +84.(0)932.33.6568
Email : lien@vietnamtravelcafe.com
Website : www.vietnamtravelcafe.com
Du lịch, khám phá và trải nghiệm's photo.
Du lịch, khám phá và trải nghiệm's photo.
Du lịch, khám phá và trải nghiệm's photo.
Du lịch, khám phá và trải nghiệm's photo.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=258943780955428&id=155278151321992




Geen opmerkingen:

Een reactie posten