zaterdag 5 september 2015

Tên lửa siêu thanh, vũ khí tấn công toàn cầu

11:00 | 02/03/2015

Tên lửa siêu thanh, vũ khí tấn công toàn cầu

(PetroTimes) - Kết tinh cả 3 yếu tố tạo lợi thế tác chiến, tên lửa siêu thanh giờ đây tăng tính cơ động cực nhanh, tính đột kích bất ngờ rất cao và uy lực sát thương cực mạnh.

Kỳ vọng và những khó khăn
Không còn nghi ngờ, (tên lửa), vũ khí siêu thanh sẽ thay đổi cán cân sức mạnh nền quốc phòng các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, tất cả các nước lớn, nước giàu trên toàn cầu đều tìm cách chạy đua nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh.
“Đòn tấn công chớp nhoáng” là một dự án phát triển vũ khí chiến lược đầy tham vọng của Mỹ nhằm mục đích chế tạo các loại vũ khí siêu tốc, mang đầu đạn mạnh, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 30 phút.
Một tên lửa đạt Mach 5 (6.125 km/h) được coi là tên lửa "siêu thanh", vì chúng rất khó phát hiện được bằng hệ thống cảnh giới phòng không của đối phương, rất khó bắn chặn. Tên lửa siêu thanh gần như "không thể cản phá", vì nó có một quỹ đạo bay khó dự đoán hơn các tên lửa đạn đạo thông thường. Nhưng chủ yếu còn vì chúng có tốc độ quá cao, khiến cho việc đánh chặn nó gần như là không tưởng, tăng khả năng sống còn của chúng.
Theo tuần báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink-người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright - Patterson Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II”
Khó khăn trong chế tạo tên lửa siêu thanh là yêu cầu rất cao về tính cân bằng, tạo sự ổn đinh khi bay nhanh. Chỉ thêm 1 ki-lô-gam trọng lượng là giảm cự ly hàng trăm km. Giữa các thành phần cấu thành tên lửa, chỉ cần lệch 1 lượng nhỏ, hoặc lệch trọng tâm là tên lửa mất ổn định, phá vỡ cân bằng, dẫn đến mất điều khiển bay.
Các chuyên gia nhận định: “Bay với tốc độ cao hơn cả vận tốc âm thanh, là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất cho hãng nghiên cứu và chế tạo. Tốc độ càng cao thì tính phức tạp càng lớn, có thể nói là tăng theo cấp số nhân”.
Một khó khăn nữa là vật liệu chế tạo yêu cầu độ bền rất cao, chịu nhiệt tốt, do cọ xát trong không khí, công nghệ chế tạo yêu cầu hiện đại để bảo đảm tính khí động, khả năng điều khiển.
Điều khiển vũ khí siêu thanh trước, trong hành trình và quá trình công phá mục tiêu yêu cầu rất chính xác. Dựa và các hệ định vị vệ tinh nên việc khắc phục sai số trong “ít phút bay” được đặt ra rất cao với các nhà công nghệ dẫn đường.
Những nước giàu chạy đua
Quốc hội Mỹ đã thông qua ngân sách chi cho chương trình phát triển tên lửa siêu thanh, đồng thời bày tỏ lo ngại về lần thử nghiệm thiết bị đẩy siêu thanh mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc hồi đầu năm 2014.
Nước này liên tục thử nghiệm các loại vũ khí siêu thanh tối tân từ tàu lượn Falcon HTV-2 đến tên lửa siêu thanh thế hệ mới X-51 WaveRider và đạt được những bước tiến đáng kể.
Quá trình phát triển loại tên lửa siêu thanh AHW (Advanced Hypersonic Weapon) là một phần trong chiến lược tấn công nhanh tới bất kỳ vị trí nào trên toàn cầu trong vòng 60 phút của Lầu Năm góc. Từ các thông tin công khai, tầm bắn của AHW ngắn hơn nhiều so với nguyên mẫu tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2 cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Trong lần thử nghiệm mới đây nhất, chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, HTV-2 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 27.000km với tốc độ bay lên tới 23.000km/giờ.
Tháng 8/2014, Bộ Tư lệnh Phòng thủ tên lửa (SMDC) và Bộ Chỉ huy Chiến lược (AFSC) Mỹ vừa tiến hành vụ thử phương tiện bay siêu thanh tương lai AHW trong chiến lược tấn công nhanh toàn cầu của Lầu Năm góc. Tuy nhiên, vụ thử trên đã thất bại khi tên lửa mang AHW phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng. Rất may vụ việc không làm các chuyên gia phát triển dự án bị thương.
Ngay Sau đó Theo DARPA, Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu tương lai (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ra nguyên nhân thất bại của vụ phóng thử tên lửa Falcon HTV-2 có thể là do lỗi của thiết bị điều khiển tên lửa dẫn tới việc xác định không đúng trọng tâm và khả năng ổn định thông qua các cánh của tên lửa trong khi bay. Trong chuyến bay của mình, có thể tên lửa Falcon HTV-2 đã chuyển động xung xoay tròn xung quanh trục dọc của tên lửa. Thông thường, thiết bị điều khiển tên lửa phải ngăn chặn được hiện tượng này. Tuy nhiên, do không khắc phục được hiện tượng trên, tên lửa đã phải nhận lệnh tự hủy.
Có thể kể ra 3 loại vũ khí siêu thanh của Mỹ là: Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider. Nó được đẩy bằng động cơ đẩy siêu âm, lao đi hơn 3 phút với tốc độ đạt khoảng 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh.
Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2. Hãng Lockheed Martin đã bắt tay vào phát triển HTV-2 từ năm 2003. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án này đang là phần trong khái niệm hoạt động tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu, cho phép quân đội Mỹ có thể tấn công chính xác bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng 60 phút.
Tên lửa siêu thanh AHW. Nó được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ. Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
Tên lửa AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể “tấn công toàn cầu tức thì” và đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch.
Với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của người Mỹ. Mỹ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ không có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, hiện tại chỉ có Nga mới đủ sức làm được điều đó.
Đầu năm 2015, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật của Nga là ông Boris Obnosov đưa ra hôm 20-1, với tạp chí “Defense of Russia” của Nga rằng: Các nhà khoa học Nga đã phát minh ra được công thức nhiên liệu đặc biệt, tạo điều kiện cho các tên lửa siêu thanh của Nga có thể bay nhanh hơn gấp năm lần tốc độ âm thanh.
Lực lượng Vũ trang Nga sẽ tiếp nhận một số lượng “khủng” tên lửa siêu thanh mới trong khoảng thời gian từ 15 đến 25 năm, với các nguyên mẫu đầu tiên sẽ được chế tạo trước năm 2020.
Theo Ông Obnosov, sự phát triển của tên lửa siêu thanh ở Nga và Mỹ hiện ở mức tương đương nhau, tuy nhiên, kế hoạch triển khai của Moscow sẽ nhanh chóng biến các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên lỗi thời. Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga thành lập vào năm 2002 bao gồm 26 công ty, chủ yếu sản xuất tên lửa và bom dẫn đường. Năm 2014, Tập đoàn Tên lửa chiến thuật là công ty vũ khí có doanh thu lớn nhất tại Nga, tăng 118%.
Trung Quốc vừa mới thử nghiệm siêu tên lửa được Mỹ gọi là Wu-14 khiến các quan chức quốc phòng Mỹ hết sức lo ngại, việc phát triển tên lửa siêu thanh của Trung Quốc khiến nước này lọt vào "câu lạc bộ" nghiên cứu siêu tên lửa cùng Mỹ và Nga.
Nhiều nguồn tin đã đưa, nêu lên việc Trung Quốc đã liên tục phóng thử nghiệm hai lần tên lửa siêu thanh, một lần vào ngày 9-1-2014 và lần tiếp theo chỉ sau đó 10 ngày là ngày 19-1-2014, theo báo cáo của Washington Free Beacon.
Như vậy, TQ đã trở thành nước thứ 3 sau Mỹ và Nga nghiên cứu chế tạo một tên lửa đạn đạo "không thể cản phá" với tốc độ Mach 10 và khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
TQ được cho là cố gắng để phát triển một loại tên lửa siêu thanh có thể bắn được cả từ mặt đất và trên không, mục tiêu của chương trình nghiên cứu  là có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên toàn thế giới chỉ trong một giờ.
Tuy nhiên công nghệ này vẫn đang phát triển và gặp nhiều khó khăn khác nhau như việc quá phức tạp trong các thiết kế cũng như giá thành đắt đỏ.
Còn với Ấn Độ đang kỳ vọng vào tên lửa BrahMos, nó có trọng lượng đầu đạn nặng, vận tốc cực nhanh. Chính vận tốc trên đã khiến tên lửa vừa khó bị đánh chặn vừa nâng cao uy lực sát thương. Vận tốc rất cao, khiến tên lửa có khả năng xuyên phá rất lớn.
Brahmos-II được thiết kế thành loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay với tốc độ từ Mach 5 tới Mach 7. Trên hành trình bay, tên lửa BrahMos có thể tiếp nhận 2 kênh điều khiển của 2 loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo sự dẫn đường của hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga.
Sát thủ của “siêu thanh”
Trước đây một tên lửa đạn đạo là đủ an toàn và tính răn đe toàn cầu không thể phủ nhận được, tuy nhiên kể từ năm 1980 một số nước đã phát triển được hệ thống phòng không chống lại các tên lửa đạn đạo thông thường và làm cho sức mạnh của tên lửa đạn đạo bị "suy giảm" đi đáng kể.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng hệ thống phòng không-vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới. Có nhiều thông tin cho rằng, hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ.
Tờ Daily Mail đưa tin, Hải quân Hoàng gia Anh cũng hé lộ các chi tiết về một hệ thống phòng không mới có khả năng phá hủy tên lửa của kẻ thù ở tốc độ siêu thanh. Loại tên lửa mới được đặt tên là Sea Ceptor.
Sea Ceptor có thể đạt vận tốc tối đa tới mức Mach 3 và có khả năng bảo vệ một khu vực có diện tích 500 dặm vuông trên đất liền hoặc trên biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Peter Luff khẳng định: “Việc phát triển hệ thống tên lửa này (Sea Ceptor) là một bước củng cố quan trọng cho ngành công nghiệp tên lửa dẫn đầu thế giới của Anh và một lần nữa chứng minh cho cam kết của chúng tôi về việc cung cấp công nghệ giành chiến thắng cho các lực lượng vũ trang của chúng ta”.
Trần Văn (Tổng hợp)

http://petrotimesgate.petrotimes.vn/ten-lua-sieu-thanh-vu-khi-tan-cong-toan-cau-259881.html

15:00 | 12/06/2015

Trung Quốc thử nghiệm thành công tên lửa hạt nhân chiến lược

Trung Quốc vừa phóng thử thành công một tên lửa siêu thanh có thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân và được cho là có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Wu-14 của Trung Quốc có thể mang đầu đạn hạt nhân
Theo đó, vụ thử nghiệm thiết bị tấn công siêu thanh Wu-14 đã được tiến hành hôm 7/6 vừa qua. Trong đó, vũ khí tấn công siêu thanh đã được gắn trên một quả tên lửa đạn đạo, phóng từ một cơ sở thử nghiệm ở miền tây Trung Quốc.
Tình báo Mỹ đánh giá, vũ khí tấn công siêu thanh Wu-14 đã thể hiện sự cơ động và linh hoạt hơn những lần thử nghiệm trước đó. Ngoài ra, đây là vụ thử nghiệm với mục đích kiểm tra khả năng né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Được biết, vụ thử kể trên là vụ thử nghiệm thứ 4 trong vòng 18 tháng qua, sau các vụ phóng thử được thực hiện vào các tháng 1, 8 và 12/2015.
Wu-14 có thể cơ động với tốc độ cao trong bầu khí quyển sát vũ trụ, trong khi mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Loại vũ khí này có thể bay ở tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (hơn 12.000 km/giờ).
Wu-14 được phát triển để đối phó với các tên lửa đạn đạo, có khả năng tiếp cận mục tiêu bằng công nghệ lượn tương đối phẳng, làm giảm khả năng bị phát hiện.
Dự luật ủy quyền quốc phòng năm tài khóa 2016 mới nhất của Mỹ đã thừa nhận mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh của Trung Quốc. Dự luật này kêu gọi Lầu Năm Góc cần tiến hành các vụ thử nghiệm hệ thống có tính năng tương tự. Bên cạnh đó, nó cũng chi ra 291 triệu USD cho một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh.
Mùa hè năm ngoái, Mỹ cũng tiến hành thử nghiệm một loại tên lửa siêu thanh chiến lược sau khi Trung Quốc phóng thử Wu-14 lần 2, tuy nhiên, cả 2 vụ thử đều thất bại.
Minh Quân (Theo Năng lượng Mới)

http://petrotimesgate.petrotimes.vn/trung-quoc-thu-nghiem-thanh-cong-ten-lua-hat-nhan-chien-luoc-294556.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten