Hồng Kông : Trung Quốc dùng « quần chúng » để chống phe Dân chủ
Những người đòi dân chủ với (ô màu vàng) và phe thân Bắc Kinh đều biểu tình trước Nghị viện Hồng Kông ngày 17/06/2015.REUTERS/Bobby Yip
Trong trận đánh chống luật bầu cử do Bắc Kinh áp đặt, phong trào dân chủ Hồng Kông đã giành được phần thắng là bác bỏ được dự luật tại Nghị viện ngày 18/06/2015. Thế nhưng, theo nhận định của nhiều chuyên, họ đang phải đối mặt với một chiến dịch ngày càng có tổ chức của các nhóm thân Bắc Kinh trong cuộc chiến cho tương lai dân chủ của vùng lãnh thổ trước đây thuộc Anh.
Biểu hiện cụ thể cho thấy sự vươn lên của phong trào thân Bắc Kinh chống là trước lúc Nghị viện Hồng Kông bỏ phiếu về dự luật, hàng chục nhóm ủng hộ Bắc Kinh đã biểu tình phô trương thanh thế bên ngoài trụ sở Hội đồng Lập pháp. Theo giới ngoại giao, chính khách và các học giả, sự kiện đó nêu bật nỗ lực ngày càng cao của Trung Quốc nhằm tăng cường quyền kiểm soát trên Hồng Kông.
Công cụ được Bắc Kinh sử dụng để gia tăng khống chế Hồng Kông chính là cơ chế gọi là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một chi nhánh của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách giành quyền kiểm soát, hay ảnh hưởng trên một loạt tổ chức đoàn thể ngoài đảng.
Một công trình nghiên cứu của hãng tin Anh Reuters đã phát hiện ra việc Mặt trận Thống nhất tại Hồng Kông đã đặc biệt mở rộng hoạt động từ khi bùng lên những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm ngoái, khi phong trào mang tên Chiếm Trung hoàn đã khiến một phần thành phố bị tê liệt. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất dĩ nhiên đã không trả lời câu hỏi của Reuters.
Và gần đây, khi các nhà lập pháp Hồng Kông tranh luận về dự luật cải tổ bầu cử, hơn một ngàn người ủng hộ Bắc Kinh đã tập hợp quanh tòa nhà lập pháp, vẫy cờ Trung Quốc, hát những bài ca yêu nước và đôi khi chọc tức phe đòi dân chủ có mặt tại chỗ nhưng ít người hơn họ rất nhiều. Theo một người trong ban tổ chức của phe thân Bắc Kinh, có hơn 100 hiệp hội tham gia cuộc biểu tình.
Lãnh đạo nhóm đòi dân chủ Umbrella Blossom - Ô nở hoa – đã phải thừa nhận : « Họ rất có tổ chức và được tập huấn rất kỹ. Tôi chưa bao giờ thấy họ có tổ chức như thế trước đây… Họ đã tìm cách chọc tức chúng tôi suốt đêm, để chờ chúng tôi phản ứng ».
Có khi xô xát nổ ra, và nhiều thành phần thân Bắc Kinh, đã lao vào tấn công các nhóm ủng hộ dân chủ. Bị chất vấn, một lãnh đạo trong phong trào thân Bắc Kinh đã khẳng định rằng không biết những người gây sự là ai.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, Bắc Kinh hiện đang đề ra mục tiêu phá vỡ quyền phủ quyết mà phe đối lập dân chủ đang nắm giữ tại Nghị viện Hồng Kông. Muốn thế thì phải làm sao để cho các đại biểu dân chủ không được bầu lên nhân cuộc bầu cử sắp tới đây vào năm 2016.
Chính mục tiêu đó giải thích cho các hoạt động năng nổ của Mặt trận Thống nhất, thông qua các tổ chức quần chúng thân Bắc Kinh để triệt hạ uy tín các nhà dân chủ.
Một số nhóm thân Trung Quốc biểu tình trước Nghị viện Hồng Kông mới đây đã hô to : « Hãy cho bọn chúng thất cử vào năm 2016 », khi nghe tin các đại biểu dân chủ bác bỏ dự luật cải cách bầu cử.
Cũng trong chiều hướng đó, một hội đoàn thân Bắc Kinh đã không ngần ngại vận động thành viên của mình bầu cho các ứng cử viên « vừa yêu Trung Quốc, vừa yêu Hồng Kông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150620-hong-kong-trung-quoc-dung-%C2%AB-quan-chung-%C2%BB-de-chong-phe-dan-chu/
Công cụ được Bắc Kinh sử dụng để gia tăng khống chế Hồng Kông chính là cơ chế gọi là Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, một chi nhánh của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, có nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách giành quyền kiểm soát, hay ảnh hưởng trên một loạt tổ chức đoàn thể ngoài đảng.
Một công trình nghiên cứu của hãng tin Anh Reuters đã phát hiện ra việc Mặt trận Thống nhất tại Hồng Kông đã đặc biệt mở rộng hoạt động từ khi bùng lên những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm ngoái, khi phong trào mang tên Chiếm Trung hoàn đã khiến một phần thành phố bị tê liệt. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất dĩ nhiên đã không trả lời câu hỏi của Reuters.
Và gần đây, khi các nhà lập pháp Hồng Kông tranh luận về dự luật cải tổ bầu cử, hơn một ngàn người ủng hộ Bắc Kinh đã tập hợp quanh tòa nhà lập pháp, vẫy cờ Trung Quốc, hát những bài ca yêu nước và đôi khi chọc tức phe đòi dân chủ có mặt tại chỗ nhưng ít người hơn họ rất nhiều. Theo một người trong ban tổ chức của phe thân Bắc Kinh, có hơn 100 hiệp hội tham gia cuộc biểu tình.
Lãnh đạo nhóm đòi dân chủ Umbrella Blossom - Ô nở hoa – đã phải thừa nhận : « Họ rất có tổ chức và được tập huấn rất kỹ. Tôi chưa bao giờ thấy họ có tổ chức như thế trước đây… Họ đã tìm cách chọc tức chúng tôi suốt đêm, để chờ chúng tôi phản ứng ».
Có khi xô xát nổ ra, và nhiều thành phần thân Bắc Kinh, đã lao vào tấn công các nhóm ủng hộ dân chủ. Bị chất vấn, một lãnh đạo trong phong trào thân Bắc Kinh đã khẳng định rằng không biết những người gây sự là ai.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, Bắc Kinh hiện đang đề ra mục tiêu phá vỡ quyền phủ quyết mà phe đối lập dân chủ đang nắm giữ tại Nghị viện Hồng Kông. Muốn thế thì phải làm sao để cho các đại biểu dân chủ không được bầu lên nhân cuộc bầu cử sắp tới đây vào năm 2016.
Chính mục tiêu đó giải thích cho các hoạt động năng nổ của Mặt trận Thống nhất, thông qua các tổ chức quần chúng thân Bắc Kinh để triệt hạ uy tín các nhà dân chủ.
Một số nhóm thân Trung Quốc biểu tình trước Nghị viện Hồng Kông mới đây đã hô to : « Hãy cho bọn chúng thất cử vào năm 2016 », khi nghe tin các đại biểu dân chủ bác bỏ dự luật cải cách bầu cử.
Cũng trong chiều hướng đó, một hội đoàn thân Bắc Kinh đã không ngần ngại vận động thành viên của mình bầu cho các ứng cử viên « vừa yêu Trung Quốc, vừa yêu Hồng Kông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150620-hong-kong-trung-quoc-dung-%C2%AB-quan-chung-%C2%BB-de-chong-phe-dan-chu/
Vì sao dự luật bầu cử bị bác bỏ tại Nghị viện Hồng Kông?
Biểu tình trước trụ sở Nghị viện Hồng Kông, 18/06/2015, phản đối dự án cải cách do Bắc Kinh áp đặtREUTERS
Ngay sau khi dự án cải cách dân chủ bị Nghị viện Hồng Kông bác bỏ, báo South China Morning Post trên mạng, ngày 18/06/2015, cung cấp các thông tin liên quan đến sự kiện này trong bài « Dự án cải cách dân chủ ở Hồng Kông bị bác bỏ trong lúc phe thân Bắc Kinh bỏ ra ngoài Nghị viện do ‘hiểu lầm’ ».
Cơ quan lập pháp Hồng Kông chiều nay (18/06/2015) đã bác bỏ kế hoạch cải cách bầu cử của chính quyền liên quan đến việc bầu Trưởng đặc khu vào năm 2017, trong lúc các nghị sĩ phe thân Bắc Kinh lại bỏ ra ngoài Nghị viện do hiểu lầm rằng cuộc bỏ sẽ phiếu sẽ được hoãn lại.
Chỉ có tám nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ dự thảo sau khi khoảng 30 thành viên của phe thân chính quyền ra khỏi phòng họp, chưa đầy một phút trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, khi ông Lâm Kiện Phong (Jeffrey Lam Kin-fung), Phó Chủ tịch Liên minh Kinh tế Dân sinh Hồng Kông, đã đề nghị các đồng nghiệp của mình chờ đợi ông Lưu Hoàng Phát (Lau Wong-fat), được mệnh danh là « Vua đất - Thổ Hoàng Đế », đồng thời cũng là một nhà lập pháp thuộc Liên minh.
Khi có tiếng chuông báo hiệu là các nhà lập pháp tiến hành bỏ phiếu, ông Lâm Kiện Phong đã đứng lên và đề nghị hoãn bỏ phiếu để « thảo luận thêm », nhưng Chủ tịch Hội đồng Lập pháp đặc khu hành chính Hồng Kông – Nghị viện, ông Tằng Ngọc Thành (Jasper Tsang Yok-sing), đã từ chối.
Thành viên của các tổ chức ủng hộ, trung thành với chính quyền trung ương và địa phương, thuộc Liên minh Dân chủ Cải thiện và Tiến bộ của Hồng Kông (DAB), Hội liên hiệp Công hội Hồng Kông (Federation of Trade Unions) và liên minh đều bỏ ra ngoài.
Dưới sự thúc giục của một số nghị sĩ ủng hộ dân chủ, Chủ tịch Nghị viện Tằng Ngọc Thành đã quyết định là có đủ số nghị sĩ cần thiết (quorum) để tiến hành bỏ phiếu và, đúng như dự kiến, tất cả 27 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bỏ phiếu chống lại dự thảo sau 10 giờ tranh luận trong cả ngày hôm qua và kéo dài đến sáng nay. Lá phiếu chống thứ 28 là của bác sĩ Lương Gia Lưu (Leung Ka-lau), đại diện cho giới y tế và là nghị sĩ thân chính quyền. Không có ai bỏ phiếu trắng.
Giải thích việc bỏ ra ngoài Nghị viện, bà Lý Tuệ Quỳnh (Starry Lee Wai-king), Chủ tịch DAB cho biết, đảng của bà đã đề nghị giải lao trước khi bỏ phiếu bởi vì họ muốn đợi ông Lưu Hoàng Phát, đang bị bệnh, nhưng vẫn muốn bỏ phiếu.
Bà Lý nói, « Chúng tôi muốn có đủ tất cả mọi thành viên khi chúng tôi bỏ phiếu nhưng do một số hiểu lầm, trục trặc thông tin, các lá phiếu của chúng tôi không được thể hiện tại Nghị viện ».
Chỉ có 8 nhà lập pháp thân chính quyền đã bỏ phiếu thuận cho dự án, bao gồm 5 nhà lập pháp thuộc Đảng Tự do, bà Trần Uyển Nhàn (Chan Yuen-han), nghị sĩ thuộc Hội liên hiệp Công hội Hồng Kông và hai nghị sĩ độc lập là Lâm Đại Huy (Lam Tai-fai) và Trần Kiện Ba (Chan Kin-por).
Không có ai thuộc DAB, liên minh và Tân Đảng Nhân dân đã có mặt để bỏ phiếu.
Chủ tịch Nghị viện Tằng Ngọc Thành đã không hủy cuộc bỏ phiếu.
Nghị sĩ Đàm Diệu Tông (Tam Yiu-chung) thuộc DAB cho biết là kết quả phù hợp với những gì mà ông dự đoán. Ông kêu gọi những người ủng hộ (dự thảo) hãy duy trì cảnh giác và kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ dân chủ không nên cản phá dự án cải cách nữa.
Lãnh đạo phe dân chủ nói rằng sự vắng mặt của các nghị sĩ ủng hộ chính quyền cũng tương đương như bỏ phiếu chống trong hồ sơ này.
Nghị sĩ Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit), thuộc Đảng Công Dân, đồng thời cũng là lãnh đạo của một nhóm liên minh bao gồm 23 nhà lập pháp dân chủ, nói : « Theo thủ tục của Nghị viện, vắng mặt được coi như bỏ phiếu chống. Đây là một sự kiện lịch sử trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay ».
Chủ tịch Đảng Lao động Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) nói thêm: « Lịch sử đứng về phía dân chủ ».
Bà Lưu Tuệ Khanh (Emily Lau Wai-hing), Chủ tịch Đảng Dân chủ, cho biết: "Đối với những người bỏ ra ngoài, không ở trong Nghị viện, họ có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền Hồng Kông ».
Bà nói : « Thế nhưng, kế hoạch cải cách tồi tệ này chỉ có được 8 phiếu thuận trong tổng số 70 nghị sĩ, đây là một thông điệp rõ ràng cho chính quyền trung ương và cộng đồng quốc tế là cần phải tiến hành ngay lập tức một cuộc cải cách mới ».
Trong bài phát biểu kết thúc cuộc tranh luận sáng nay, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-Ngor), Chánh Văn phòng chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố rằng công tác cải cách của chính quyền đã được tiến hành « cởi mở và minh bạch ».
Bà nói : « Dự án cải cách của chúng tôi hợp hiến, hợp pháp và hợp lý. Đây là dự án cải cách tốt nhất trong tình hình hiện nay ».
Bà Lâm nói thêm rằng xã hội cần gạt sang một bên các khác biệt vì lợi ích của sự phát triển thành phố.
Bà cho biết : « Tôi không biết khi nào chúng ta sẽ lại tiến hành (cải cách), nhưng tôi nghĩ chúng ta cần khẳng định các giá trị cốt lõi và niềm tin của chúng ta ở Hồng Kông ».
« Xã hội cũng nên xem xét và suy nghĩ về quá khứ, về những gì đã xảy ra trong 20 tháng qua, và chúng ta nên gạt bỏ những khác biệt ... bởi vì chúng ta vẫn cần phải làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề kinh tế và đời sống của chúng ta ». « Chúng ta cần phải hợp lý, thực tế và hiểu biết trong việc giải quyết các vấn đề, và chúng ta cần phải trao đổi thông tin bằng nhiều cách khác nhau ».
Không có sự ủng hộ của phe đối lập dân chủ, thì có thể biết trước là kế hoạch cải cách sẽ bị bác bỏ vì không hội đủ hai phần ba số phiếu thuận trong tổng số 70 thành viên Hội đồng Lập pháp.
Theo tiến sĩ Trương Sở Dũng (Cheung Chor-yung), chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Đô thị Hồng Kông nhận định : « Việc bỏ phiếu chống dự án cải cách có thể làm cho những người ủng hộ dân chủ cảm thấy tốt. Nhưng điều này không hề giúp Hồng Kông tiến lại gần nền dân chủ hơn. Bắc Kinh dường như sẽ không nhượng bộ ».
Giáo sư Lô Triệu Hưng (Sonny Lo Shiu-hing), Trưởng khoa Khoa học Xã hội, Viện Giáo dục Hồng Kông, chia sẻ quan điểm tương tự và cho biết: « Bắc Kinh xem việc thông qua kế hoạch cải cách như là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ trung thành chính trị của người dân Hồng Kông ».
Trung Quốc đã có phản ứng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, hôm nay, 18/06, cho biết « vẫn tiếp tục các nỗ lực » hướng tới việc tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu chức vụ Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc phe dân chủ Hồng Kông bác bỏ dự án cải cách bầu cử là các ứng viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà Bắc Kinh đề ra.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150618-vi-sao-nghi-vien-hong-kong-bac-bo-du-an-cai-cach/
Chỉ có tám nhà lập pháp bỏ phiếu ủng hộ dự thảo sau khi khoảng 30 thành viên của phe thân chính quyền ra khỏi phòng họp, chưa đầy một phút trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, khi ông Lâm Kiện Phong (Jeffrey Lam Kin-fung), Phó Chủ tịch Liên minh Kinh tế Dân sinh Hồng Kông, đã đề nghị các đồng nghiệp của mình chờ đợi ông Lưu Hoàng Phát (Lau Wong-fat), được mệnh danh là « Vua đất - Thổ Hoàng Đế », đồng thời cũng là một nhà lập pháp thuộc Liên minh.
Khi có tiếng chuông báo hiệu là các nhà lập pháp tiến hành bỏ phiếu, ông Lâm Kiện Phong đã đứng lên và đề nghị hoãn bỏ phiếu để « thảo luận thêm », nhưng Chủ tịch Hội đồng Lập pháp đặc khu hành chính Hồng Kông – Nghị viện, ông Tằng Ngọc Thành (Jasper Tsang Yok-sing), đã từ chối.
Thành viên của các tổ chức ủng hộ, trung thành với chính quyền trung ương và địa phương, thuộc Liên minh Dân chủ Cải thiện và Tiến bộ của Hồng Kông (DAB), Hội liên hiệp Công hội Hồng Kông (Federation of Trade Unions) và liên minh đều bỏ ra ngoài.
Dưới sự thúc giục của một số nghị sĩ ủng hộ dân chủ, Chủ tịch Nghị viện Tằng Ngọc Thành đã quyết định là có đủ số nghị sĩ cần thiết (quorum) để tiến hành bỏ phiếu và, đúng như dự kiến, tất cả 27 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bỏ phiếu chống lại dự thảo sau 10 giờ tranh luận trong cả ngày hôm qua và kéo dài đến sáng nay. Lá phiếu chống thứ 28 là của bác sĩ Lương Gia Lưu (Leung Ka-lau), đại diện cho giới y tế và là nghị sĩ thân chính quyền. Không có ai bỏ phiếu trắng.
Giải thích việc bỏ ra ngoài Nghị viện, bà Lý Tuệ Quỳnh (Starry Lee Wai-king), Chủ tịch DAB cho biết, đảng của bà đã đề nghị giải lao trước khi bỏ phiếu bởi vì họ muốn đợi ông Lưu Hoàng Phát, đang bị bệnh, nhưng vẫn muốn bỏ phiếu.
Bà Lý nói, « Chúng tôi muốn có đủ tất cả mọi thành viên khi chúng tôi bỏ phiếu nhưng do một số hiểu lầm, trục trặc thông tin, các lá phiếu của chúng tôi không được thể hiện tại Nghị viện ».
Chỉ có 8 nhà lập pháp thân chính quyền đã bỏ phiếu thuận cho dự án, bao gồm 5 nhà lập pháp thuộc Đảng Tự do, bà Trần Uyển Nhàn (Chan Yuen-han), nghị sĩ thuộc Hội liên hiệp Công hội Hồng Kông và hai nghị sĩ độc lập là Lâm Đại Huy (Lam Tai-fai) và Trần Kiện Ba (Chan Kin-por).
Không có ai thuộc DAB, liên minh và Tân Đảng Nhân dân đã có mặt để bỏ phiếu.
Chủ tịch Nghị viện Tằng Ngọc Thành đã không hủy cuộc bỏ phiếu.
Nghị sĩ Đàm Diệu Tông (Tam Yiu-chung) thuộc DAB cho biết là kết quả phù hợp với những gì mà ông dự đoán. Ông kêu gọi những người ủng hộ (dự thảo) hãy duy trì cảnh giác và kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ dân chủ không nên cản phá dự án cải cách nữa.
Lãnh đạo phe dân chủ nói rằng sự vắng mặt của các nghị sĩ ủng hộ chính quyền cũng tương đương như bỏ phiếu chống trong hồ sơ này.
Nghị sĩ Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit), thuộc Đảng Công Dân, đồng thời cũng là lãnh đạo của một nhóm liên minh bao gồm 23 nhà lập pháp dân chủ, nói : « Theo thủ tục của Nghị viện, vắng mặt được coi như bỏ phiếu chống. Đây là một sự kiện lịch sử trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay ».
Chủ tịch Đảng Lao động Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) nói thêm: « Lịch sử đứng về phía dân chủ ».
Bà Lưu Tuệ Khanh (Emily Lau Wai-hing), Chủ tịch Đảng Dân chủ, cho biết: "Đối với những người bỏ ra ngoài, không ở trong Nghị viện, họ có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền Hồng Kông ».
Bà nói : « Thế nhưng, kế hoạch cải cách tồi tệ này chỉ có được 8 phiếu thuận trong tổng số 70 nghị sĩ, đây là một thông điệp rõ ràng cho chính quyền trung ương và cộng đồng quốc tế là cần phải tiến hành ngay lập tức một cuộc cải cách mới ».
Trong bài phát biểu kết thúc cuộc tranh luận sáng nay, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-Ngor), Chánh Văn phòng chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố rằng công tác cải cách của chính quyền đã được tiến hành « cởi mở và minh bạch ».
Bà nói : « Dự án cải cách của chúng tôi hợp hiến, hợp pháp và hợp lý. Đây là dự án cải cách tốt nhất trong tình hình hiện nay ».
Bà Lâm nói thêm rằng xã hội cần gạt sang một bên các khác biệt vì lợi ích của sự phát triển thành phố.
Bà cho biết : « Tôi không biết khi nào chúng ta sẽ lại tiến hành (cải cách), nhưng tôi nghĩ chúng ta cần khẳng định các giá trị cốt lõi và niềm tin của chúng ta ở Hồng Kông ».
« Xã hội cũng nên xem xét và suy nghĩ về quá khứ, về những gì đã xảy ra trong 20 tháng qua, và chúng ta nên gạt bỏ những khác biệt ... bởi vì chúng ta vẫn cần phải làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề kinh tế và đời sống của chúng ta ». « Chúng ta cần phải hợp lý, thực tế và hiểu biết trong việc giải quyết các vấn đề, và chúng ta cần phải trao đổi thông tin bằng nhiều cách khác nhau ».
Không có sự ủng hộ của phe đối lập dân chủ, thì có thể biết trước là kế hoạch cải cách sẽ bị bác bỏ vì không hội đủ hai phần ba số phiếu thuận trong tổng số 70 thành viên Hội đồng Lập pháp.
Theo tiến sĩ Trương Sở Dũng (Cheung Chor-yung), chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học Đô thị Hồng Kông nhận định : « Việc bỏ phiếu chống dự án cải cách có thể làm cho những người ủng hộ dân chủ cảm thấy tốt. Nhưng điều này không hề giúp Hồng Kông tiến lại gần nền dân chủ hơn. Bắc Kinh dường như sẽ không nhượng bộ ».
Giáo sư Lô Triệu Hưng (Sonny Lo Shiu-hing), Trưởng khoa Khoa học Xã hội, Viện Giáo dục Hồng Kông, chia sẻ quan điểm tương tự và cho biết: « Bắc Kinh xem việc thông qua kế hoạch cải cách như là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ trung thành chính trị của người dân Hồng Kông ».
Trung Quốc đã có phản ứng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, hôm nay, 18/06, cho biết « vẫn tiếp tục các nỗ lực » hướng tới việc tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu chức vụ Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc phe dân chủ Hồng Kông bác bỏ dự án cải cách bầu cử là các ứng viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà Bắc Kinh đề ra.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150618-vi-sao-nghi-vien-hong-kong-bac-bo-du-an-cai-cach/
Trung Quốc cảnh cáo phe dân chủ Hồng Kông
Biểu tình chống dự luật cải cách bầu cử do Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông, ngày 14/06/2015;REUTERS/Tyrone Siu
Trung Quốc hôm nay 16/06/2015 lên tiếng cảnh cáo các “ lực lượng cực đoan ” vào lúc cảnh sát Hồng Kông thông báo bắt thêm người thứ 10. Cảnh sát nghi ngờ một phong trào cực đoan đứng sau vụ việc, trước thềm cuộc bỏ phiếu dự án cải cách bầu cử gây tranh cãi tại Nghị viện. Giới chuyên gia và phe ủng hộ dân chủ nghi ngờ chính quyền Hồng Kông dàn dựng vụ việc.
Ông Tống Như, đại diện Ngoại giao của Bắc Kinh tại Hồng Kông, cảnh cáo phe ủng hộ dân chủ nên có hướng đi ôn hòa, khi nhận định rằng : “ Phe đối lập cực đoan gần đây có xu hướng sử dụng các phương thức hèn hạ và tiến hành ác hoạt động cực kỳ bạo động. Chúng tôi hy vọng rằng các nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ ôn hòa sẽ thấy rõ được bộ mặt thật của các lực lượng cực đoan ”. Đồng thời, vị quan chức này cũng thúc giục các nhà lập pháp sớm thông qua dự thảo luật bầu cử lãnh đạo hành pháp mới, diễn ra vào năm 2017.
AFP cho biết, tối hôm qua, cảnh sát Hồng Kông thông báo một người đàn ông 58 tuổi, bị nghi ngờ là “ âm mưu chế tạo chất nổ ” đã bị bắt giữ. Trước đó, đã có chín người khác bị bắt với cùng cáo buộc. Cảnh sát cho biết là một trong số những người bị bắt nhìn nhận thuộc một “ nhóm cực đoan địa phương ”. Tuy nhiên, cảnh sát từ chối nêu rõ tên của tổ chức, đồng thời cảnh báo tất cả những ai tham gia biểu tình tránh xa “ những người biểu tình bạo động ”.
16 loại hóa chất đã được tìm thấy trong một phòng thu hình bỏ hoang. Cảnh sát cho biết những chất này dùng để chế tạo TATP, một loại chất nổ cực mạnh nhưng rất dễ bay hơi. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện nhiều tấm bản đồ trung tâm Hồng Kông, cũng như là các loại súng hơi và mặt nạ.
Theo báo chí địa phương, một số nghi can có liên hệ với đảng chính trị tên là Đảng Quốc gia Độc lập (PNI), được cho là theo xu hướng “ chủ nghĩa địa phương ”, nổi lên từ các cuộc biểu tình về cải cách chính trị tại đặc khu hành chính này. Các nhóm theo xu hướng địa phương muốn rằng Hồng Kông, được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, vẫn giữ được khoảng cách với Bắc Kinh và tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Tuy nhiên, ông Kam Sai-kit, một người ủng hộ dân chủ, tỏ ra hoài nghi về mối liên hệ giữa các nhà đấu tranh theo xu hướng địa phương với đảng PNI. Ông nói: “ Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến tổ chức này và cũng không biết các thành viên của họ. Tất cả vụ việc này có thể là một vụ dàn dựng nhằm bôi nhọ phe theo xu hướng địa phương ”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150616-trung-quoc-canh-cao-phe-dan-chu-hong-kong/
AFP cho biết, tối hôm qua, cảnh sát Hồng Kông thông báo một người đàn ông 58 tuổi, bị nghi ngờ là “ âm mưu chế tạo chất nổ ” đã bị bắt giữ. Trước đó, đã có chín người khác bị bắt với cùng cáo buộc. Cảnh sát cho biết là một trong số những người bị bắt nhìn nhận thuộc một “ nhóm cực đoan địa phương ”. Tuy nhiên, cảnh sát từ chối nêu rõ tên của tổ chức, đồng thời cảnh báo tất cả những ai tham gia biểu tình tránh xa “ những người biểu tình bạo động ”.
16 loại hóa chất đã được tìm thấy trong một phòng thu hình bỏ hoang. Cảnh sát cho biết những chất này dùng để chế tạo TATP, một loại chất nổ cực mạnh nhưng rất dễ bay hơi. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện nhiều tấm bản đồ trung tâm Hồng Kông, cũng như là các loại súng hơi và mặt nạ.
Theo báo chí địa phương, một số nghi can có liên hệ với đảng chính trị tên là Đảng Quốc gia Độc lập (PNI), được cho là theo xu hướng “ chủ nghĩa địa phương ”, nổi lên từ các cuộc biểu tình về cải cách chính trị tại đặc khu hành chính này. Các nhóm theo xu hướng địa phương muốn rằng Hồng Kông, được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997, vẫn giữ được khoảng cách với Bắc Kinh và tự quyết định tương lai chính trị của mình.
Tuy nhiên, ông Kam Sai-kit, một người ủng hộ dân chủ, tỏ ra hoài nghi về mối liên hệ giữa các nhà đấu tranh theo xu hướng địa phương với đảng PNI. Ông nói: “ Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến tổ chức này và cũng không biết các thành viên của họ. Tất cả vụ việc này có thể là một vụ dàn dựng nhằm bôi nhọ phe theo xu hướng địa phương ”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150616-trung-quoc-canh-cao-phe-dan-chu-hong-kong/
Hồng Kông bắt giữ 9 nghi can tàng trữ chất nổ
Cảnh sát và chó nghiệp vụ tìm kiếm chứng cứ sau khi phát hiện chất nổ tại một phòng thu hình bỏ hoang ở Hồng Kông, 15/06/2015.REUTERS/Tyrone Siu
Cảnh sát Hồng Kông hôm nay 15/06/2015 thông báo bắt giữ 9 người, sau khi phát hiện những vật liệu được cho là chất nổ. Báo chí địa phương cho rằng có sự liên hệ giữa các vụ bắt giữ này với việc Hồng Kông sắp bỏ phiếu về dự án cải cách bầu cử, một dự án đang chia rẽ công luận tại cựu thuộc địa Anh quốc.
Theo thông báo của phát ngôn viên cảnh sát với hãng thông tấn Pháp AFP, “ Cơ quan chống tội phạm có tổ chức và Hội Tam hoàng (mafia Trung Quốc) đã tiến hành một chiến dịch và đã phát hiện một số lượng vật liệu được cho là chất nổ ở Sai Kung ”, nằm ở phía đông bắc Hồng Kông. Nguồn tin của cảnh sát cho biết khoảng 9 người đã bị bắt, nhưng không đưa thêm chi tiết.
Nhật báo South China Morning Post và Oriental Daily cho rằng 9 người đó thuộc một phong trào ủng hộ dân chủ, nổi lên từ phong trào đấu tranh đòi cải cách chính trị tại đặc khu này này. Các tờ báo này giải thích, chất gây nổ được phát hiện tại một phòng thu hình bị bỏ không. Thiết bị này lẽ ra đã phải “ phát nổ trước cuộc thảo luận tại Hội đồng Lập pháp về dự thảo cải cách bầu cử của chính phủ ”.
Trên nguyên tắc, dự thảo luật sẽ bắt đầu được thảo luận vào ngày thứ Tư 17/6 tới đây, trước khi được đưa ra biểu quyết vào cuối tuần này. Dự thảo luật dự trù trao người dân Hồng Kông quyền phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính năm 2017. Hiện tại, chức vụ này do một ủy ban gồm 1.200 đại cử tri, đa số ủng hộ Bắc Kinh, chỉ định.
Phe ủng hộ dân chủ Hồng kông phản đối dự thảo cải cách bầu trưởng đặc khu hành chính vì cho rằng Bắc Kinh áp đặt văn bản này với quy định ứng viên phải là người yêu nước, tức là do Trung Quốc lựa chọn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150615-hong-kong-bat-giu-9-nguoi-bi-nghi-la-tang-tru-chat-no/
Nhật báo South China Morning Post và Oriental Daily cho rằng 9 người đó thuộc một phong trào ủng hộ dân chủ, nổi lên từ phong trào đấu tranh đòi cải cách chính trị tại đặc khu này này. Các tờ báo này giải thích, chất gây nổ được phát hiện tại một phòng thu hình bị bỏ không. Thiết bị này lẽ ra đã phải “ phát nổ trước cuộc thảo luận tại Hội đồng Lập pháp về dự thảo cải cách bầu cử của chính phủ ”.
Trên nguyên tắc, dự thảo luật sẽ bắt đầu được thảo luận vào ngày thứ Tư 17/6 tới đây, trước khi được đưa ra biểu quyết vào cuối tuần này. Dự thảo luật dự trù trao người dân Hồng Kông quyền phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính năm 2017. Hiện tại, chức vụ này do một ủy ban gồm 1.200 đại cử tri, đa số ủng hộ Bắc Kinh, chỉ định.
Phe ủng hộ dân chủ Hồng kông phản đối dự thảo cải cách bầu trưởng đặc khu hành chính vì cho rằng Bắc Kinh áp đặt văn bản này với quy định ứng viên phải là người yêu nước, tức là do Trung Quốc lựa chọn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150615-hong-kong-bat-giu-9-nguoi-bi-nghi-la-tang-tru-chat-no/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten