dinsdag 19 mei 2015

Người Việt tiêu thụ hàng tỷ lít bia mỗi năm

Người Việt tiêu thụ hàng tỷ lít bia mỗi năm

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-05-17

05172015-up-to-1bili-lter-in-5y.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Các bích chương quảng cáo bia tại Hà Nội
Các bích chương quảng cáo bia tại Hà Nội
AFP

Sản lượng bia của Việt Nam sẽ tăng trên 1 tỷ 300 triệu lít nữa trong vòng 5 năm tới, chưa kể khoảng 350 triệu lít rượu cuốc lủi  sản xuất hàng năm.
Số liệu từ buổi tọa đàm của Hiệp Hội Bia Rượu về qui hoạch và công tác quản lý ngành bia Việt Nam, diễn ra hôm thứ Năm, cho thấy Việt Nam có trên 120 cơ sở sản xuất và trên 1.700 cơ sở sản xuất nước giải khát.
Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam sản xuất trên 350 triệu lít rượu cuốc lủi.
Ông Dương Đình Giám, viện trưởng Viện Chiến Lược Chính Sách Công Nghiệp, Bộ Công Thương, giải thích là rượu do các doanh nghiệp sản xuất chỉ chừng g 100 triệu lít mỗi năm, nhưng nếu tính thêm lượng rượu do dân tự sản xuất không qua đăng ký thì trên thực tế lên tới 350 triệu lít mỗi năm.
Do mức sống tăng lên, gây ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, ông nói, khuynh hướng tiêu thụ bia cũng thay đổi, thí dụ bia hơi giảm trong lúc bia chai tăng cao và bia lon thì tăng mạnh nhất.
Từ năm 2014, báo chí trong nước từng đưa tin Việt Nam xếp hạng 8 về thu nhập trong số 11 quốc gia Đông Nam Á nhưng lại đứng đấu bảng về tiêu thụ bia.
Mặt khác, trên bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 toàn Châu Á chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Tính trung bình một người Việt Nam uống 32 lít bia mỗi năm.
Ông Nam, một nhà kinh doanh có cửa hàng phân phối bia ở ngoài Trung:
Bia Việt Nam so với những bia khác thì không thể ngon hơn được, rồi là có nhiều doanh nghiệp cá nhân làm giả chen vào nữa. Còn người Việt Nam cứ sa vào uống bia , khi đá bóng rồi Tết nhất rồi các cơ quan đoàn thể liên hoan hàng chục người. Rồi thanh niên bây giờ lam lũ khắp nơi mọi chốn đi làm thuê vậy, nhưng đến Chủ Nhật hoặc đến khi lãnh lương cũng kéo nhau uống bia, bữa này một người mời thì bữa kia người khác mời, một người có thể uống một thùng chứ không phải ít.
Coi như họ lường trước sự việc số dân uống bia nhiều lên, tuổi trẻ uống bia nhiều lên, họ đoán trước và họ nhìn ra góc độ là bia có khả năng sẽ được tiêu thụ rất lớn ở Việt Nam như thế
Ông Nam
Năm 2020: tăng trên 1 tỷ 300 triệu lít nữa
Chính vì thế, ông Nam nói tiếp, có nhiều khả năng sản lượng bia sẽ tăng thêm 1 tỷ 300 triệu lít trong vòng năm năm tới như dự kiến:
Coi như họ lường trước sự việc số dân uống bia nhiều lên, tuổi trẻ uống bia nhiều lên, họ đoán trước và họ nhìn ra góc độ là bia có khả năng sẽ được tiêu thụ rất lớn ở Việt Nam như thế.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, chủ nhân một của hàng ăn uống và giải khát ở Hà Nội, sản lượng rươu bia trong vòng 5 năm tới có thể cao hơn mức tăng dự kiến 1 tỷ 300 triệu lít:
Số lượng rượu mà người ta thống kê được phần lớn là có thể tính được qua các đơn vị đo đếm chính xác, chẳng hạn như qua hải quan đối với rượu nhập khẩu, qua lượng bia rượu do nhà nước sản xuất. Tức là cái số lượng 1 tỷ 300 triệu lít bia là tính theo sản lượng bia sản xuất ra từ các nhà máy có thể đong đếm được, chẳng hạn nhà máy ở các trung tâm như bia Sài Gòn hay bia Hà Nội này, và các công ty bia của các tỉnh, cộng với lại các công ty bia được sản xuất có đóng mác, có đăng ký ở địa phương.

Có một phần rất lớn nữa là rượu do người dân nấu và tự sản tự tiêu, cái rượu này thì không được tính trong cái đong đếm đo lường của nhà nước.. Ngoài ra còn có một loạt những quán bia như ở Hà Nội hay Sài Gòn người ta tự nấu gọi là bia tươi cấp cho khách tại chỗ thì lương bia này cũng ít khi được tính, trong khi thực khách uống rất nhiều.
Không những thế, cung cách uống rượi uống bia giữa người ngoài Bắc với người trong Nam cũng khác nhau, thành thử số lượng bia tiêu thụ mỗi nơi cũng khác nhau:
Ở Hà Nội người ta ít sử dụng bia, người ta sử dụng rượu nhiều hơn, số lần tụ tập người nó cũng ít hơn.Quán bia ở Hà Nội mặc dù có nhiều nhưng qui mô không lớn, số lượng người uống bia, số lượng bia được uống cũng ít hơn.
Còn nếu có dịp vào miền Tây Nam Bộ hay vào Sài Gòn thì có những vùng mặc dù rất nghèo khổ thế nhưng quán bia quán rượu thì rất hoành tráng và số lượng người uống hàng ngày cực lớn. Thường khi mà hai ba người đến thì người ta mang ra một két tức là 24 chai. Khi uống thế này người ta thách nhau, có thể uống từ trưa đến chiều, từ chiều đến đêm.
Cái hữu ích của một công ty bia rất là lớn cho cái ngân sách của một địa phương nhỏ. Thành ra người ta chú trọng phát triển ngành bia rượu và các loại nước giải khát
Ông Thắng
Cũng tại buổi tọa đàm của Hiệp Hội Bia Rượu về qui hoạch và công tác quản lý ngành bia Việt Nam, viện trưởng Viện Chiến Lược và Chính Sách Công Nghiệp, Bộ Công Thương, ông Dương Đình Giám, cho biết theo qui hoạch đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 mà ông được giao biên soạn, mục tiêu của Việt Nam là trong 5 năm tới (đến 2020), tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ đạt 4 tỷ 500 triệu lít, tăng 1 tỷ 300 triệu lít so với hiện giờ, rượu sẽ đạt khoảng 350 triệu lít, nước giải khát đạt 8 tỷ 800 triệu lít. .
Với câu hỏi là có vẻ như Việt Nam chú trọng khá nhiều đến ngành sản xuất bia rượu bất chấp sự tác hại của nó lên sức khỏe con người, ông Thắng cho rằng đó là phấn đấu của ngành rượu bia và nước giải khát.
Nhà nước Việt Nam đánh thuế cao đối với ngành sản xuất bia rượu, mang về một khoản thu rất lớn. Đơn cử trường hợp nhà máy Kim Bài sản xuất bia ở Thanh Oai, Hà Tây, mà nay đã sát nhập vào Hà Nội, ông Thắng giải thích:
Lúc đóng thuế công nghiệp thì một mình nhà máy bia này đóng thuế bằng hơn môt nửa đối với toàn bộ thuế nông nghiệp của huyện mang lại. Có nghĩa là cái hữu ích của một công ty bia rất là lớn cho cái ngân sách của một địa phương nhỏ. Thành ra người ta chú trọng phát triển ngành bia rượu và các loại nước giải khát.
Tưởng cần biết năm 2014 Chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng Chính sách Quốc gia về phòng chống tác hại bia, rượu. Thế nhưng tổng kết cuối năm 2014 cho thấy mức tiêu thụ chỉ riêng về bia là 3,14 tỷ lít tức đã tăng 8,1% so với 2013.
Như vậy việc tăng các sắc thuế liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bia, cũng như chính sách phòng chống tác hại bia rượu liệu có thay đổi được chút nào về điều gọi là văn hóa bia rượu của Việt Nam thì câu trả lời vẫn còn ở phía trước.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten