zondag 17 mei 2015

Hoa Kỳ quyết định ngăn chận thủ đoạn của Trung Quốc từng bước khống chế biển Đông Nam Á


Biển ĐôngChủ quyềnHoa KỳViệt NamTrung QuốcPhilippinesPhân tích

Washington không để Bắc Kinh thao túng tại Biển Đông


mediaTiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Hoa Kỳ quyết định ngăn chận thủ đoạn của Trung Quốc từng bước khống chế biển Đông Nam Á xây dựng căn cứ tiền phương ở quần đảo chiến lược Trường Sa. Quân đội Mỹ chuẩn bị nhiều phương án đối phó. Hoa Kỳ « quyết tâm dấn thân bảo vệ tự do giao thông trên biển và trên không tại Biển Đông » là thông điệp mà Ngoại trưởng John Kerry sẽ xác quyết với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này.
Hành động xây dựng các đảo bán nhân tạo như Trung Quốc đang thực hiện tại biển Đông Nam Á không cho phép tuyên bố chủ quyền lãnh hải hay không phận quốc gia.
Với nhận định này, Hoa Kỳ tỏ thái độ và chuẩn bị nhiều biện pháp để đối phó tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển đảo truyền thống của Việt Nam và Philippines mà Bắc Kinh tranh giành từ 40 năm nay. Đây cũng là con đường huyết mạch của thương thuyền quốc tế và khu vực trách nhiệm của hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Về ngoại giao, trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi gặp gỡ thảo luận với giới lãnh đạo Trung Quốc, kể cả ông Tập Cận Bình, sẽ cảnh báo : Những hành động xây dựng căn cứ trong vùng biển tranh chấp chỉ gây bất ổn trong khu vực và tác hại đến quan hệ với Hoa Kỳ.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sau khi gặp Ngoại trưởng John Kerry, chính quyền Trung Quốc sẽ « không còn mơ hồ về quyết tâm dấn thân » của Hoa Kỳ để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và trên biển tại khu vực này. Cũng như sau khi đơn phương thành lập vùng « nhận dạng phòng không », bao phủ phần lớn biển Hoa Đông gây căng thẳng với Nhật Bản, Trung Quốc tuyên bố cấm hải thuyền quốc tế và máy bay quốc tế « đi vào hải phận và không phận » (12 hải lý) của Trung Quốc tại biển Đông Nam Á.
Theo AFP, nhiều nhà chiến lược Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ biến các đảo nhân tạo này thành căn cứ quân sự tiền phương và trang bị vũ khí tối tân như ra-đa, tên lửa để khống chế toàn khu vực Biển Đông. Chuyên gia Alexander Sullivan, của Trung tâm nghiên cứu vì An ninh mới CNAS, nhận định: Về chính trị, nếu Trung Quốc kiểm soát được toàn bộ Biển Đông thì đây sẽ là một đòn chí tử cho chính sách khu vực của Mỹ. Về quân sự, Hoa Kỳ sẽ khó có thể huy động lực lượng cấp cứu hai đồng minh Đài Loan và Philippines đang bị Bắc Kinh đe dọa.
Hôm thứ Tư 13/05, Hoa Kỳ khẳng định sẽ huy động tàu chiến áp sát cái gọi là « lãnh hải 12 hải lý » của Trung Quốc ở Trường Sa và cho máy bay trinh sát đi vào « không phận » để chứng tỏ Mỹ không xem tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là có giá trị. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter chỉ thị cho Bộ Tham mưu chuẩn bị các khả năng này.
Tiếp theo đó, Hoa Kỳ thông báo đưa tàu tác chiến cận duyên tối tân USS Fort Worth vào Biển Đông hoạt động.
Để đáp lại phản ứng của Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh « bày tỏ sự lo ngại » của Bắc Kinh và yêu cầu Mỹ làm « sáng tỏ vấn đề ».
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) được trao trách nhiệm đáp trả bằng những lời chất vấn và cảnh cáo Mỹ trên Tân Hoa Xã: Ai là kẻ gây căng thẳng tại biển Nam Hải? Ai là kẻ có thái độ hung hăng trong những năm gần đây ? Tại sao các nước khác (hàm ý Việt Nam, Philippines và Đài Loan) lấn chiếm, xây dựng trên đảo « của Trung Quốc » mà Hoa Kỳ không lên án ?
Đại sứ Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ sử dụng « các biện pháp biểu dương võ lực để giải quyết xung khắc như thời chiến tranh lạnh ».
Giới phân tích dự báo chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ tại Trung Quốc vào hai ngày cuối tuần tới đây sẽ có nhiều sóng gió. Chương trình dự trù là để bàn thảo « hợp tác chiến lược » sẽ trở thành nơi « phơi bày xung khắc ».
Ian Storey, chuyên gia chiến lược hàng đầu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Á Châu tại Singapore, nhận định : Những tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông đã làm Hoa Kỳ thức tỉnh. Giờ đây, vấn đề là sẽ đối phó bằng cách nào, vì cho đến nay những lời kêu gọi, khuyến cáo không được Bắc Kinh lắng nghe.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150514-washington-khong-de-bac-kinh-thao-tung-tai-bien-dong/

Chủ nhật, 17/05/2015

Tin tức / Thế giới / Châu Á

Hoa Kỳ khẳng định vai trò tại Biển Đông

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói: “Chúng ta phải ngăn chặn thái độ thách thức như thế.”
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói: “Chúng ta phải ngăn chặn thái độ thách thức như thế.”

Tin liên hệ

Video Biển Đông làm lu mờ chuyến thăm TQ của Ngoại trưởng Mỹ?

Vụ tranh cãi ngày càng nhiều về nỗ lực xây dựng ồ ạt của Trung Quốc trong lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông có thể làm lu mờ chuyến thăm Bắc Kinh của ông Kerry.

Video Việt Nam phản ứng trước tin giàn khoan Trung Quốc trở lại Biển Đông

Báo chí Việt Nam dẫn một thông báo đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động tại khu vực giếng Lăng Thủy 25-1S-1

Video Trung Quốc tức giận về 'kế hoạch' của quân đội Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc hôm thứ Tư bày tỏ 'quan ngại sâu sắc' về tin cho rằng Mỹ đang cân nhắc việc gửi tàu và máy bay quân sự đến Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền

Nhật Bản tăng cường hợp tác hàng hải với Việt Nam, Philippines

Trong diễn văn hồi năm 2014, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ giúp Đông Nam Á duy trì quyền tự do hàng hải, và tự do sử dụng vùng trời ở Biển Đông

VN yêu cầu Thủ Tướng Ấn nêu vấn đề an ninh biển với Trung Quốc

Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, và bày tỏ hy vọng Thủ Tướng Ấn Độ sẽ nêu vấn đề này với Bắc Kinh
Carla Babb
Các giới chức Mỹ nói Ngũ Giác Đài đang cứu xét việc phái các chiến hạm và máy bay để khẳng định quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, một thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc khi nước này xây dựng những đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp.
Trong 3 năm qua, Trung Quốc đã nhanh chóng nới rộng việc xây dựng trên các bãi đá ngầm trên vùng biển một số quốc gia giành chủ quyền.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói: “Chúng ta phải ngăn chặn thái độ thách thức như thế.”
Một buổi điều trần trong tuần này của một uỷ ban thượng viện đã nghe Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel và các giới chức khác hối thúc Trung Quốc đình chỉ việc xây dựng. Các giới chức Hoa Kỳ xem việc xây dựng trên các bãi đá ngầm như là một việc bày tỏ quyền lực nhằm kiểm soát hải phận quốc tế.
Ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói: “Chúng ta khẳng định quyền tự do đi lại tại những khu vực như thế và chúng ta hành xử quyền này thường xuyên tại Biển Đông cũng như trên toàn thế giới, và chúng ta sẽ tiếp tục hành xử quyền này trên mặt biển cũng như trên không.”
Những hình ảnh từ Google Earth ghi nhận các hoạt động của Trung Quốc trên 4 bãi đá ngầm.
Giữ nguyên trạng
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Shear và Trợ lý Ngoại trưởng Russel bảo đảm với các nhà lập pháp là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “duy trì ưu thế quân sự” thông qua việc triển khai máy bay và tàu chiến trong vùng này.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói: “Chúng ta không thiếu khả năng và khí cụ trên toàn vùng để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của chúng ta, đảm bảo ngăn chận và đảm bảo an ninh quốc gia.”
Hoa Kỳ và các nước khác quan tâm đặc biệt đối với việc giữ nguyên trạng trên vùng biển này vì Biển Đông là một trong những con đừng hàng hải bận rộn nhất trên thế giới.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Daniel Russel nói: “Chiến lược của chúng ta và hành động của chúng ta là bảo vệ các qui tắc chứ không bảo vệ những đảo đá.”
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Shear xác nhận rằng Hoa Kỳ có thời gian để thuyết phục Trung Quốc ngưng xây dựng trên những  bãi đá ngầm vì Trung Quốc sẽ không hoàn tất một dự án sân bay trên biển ít nhất là cho đến năm 2017 hay 2018.
Nhưng một số nhà lập pháp lo ngại là những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chận Trung Quốc xây dựng các cấu trúc có thể sẽ là quá ít, và quá trễ.

http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-khang-dinh-vai-tro-tai-bien-dong/2768695.html

Biển Đông: Bắc Kinh « bất khả dao động » trước Mỹ

mediaNgoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (T) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Bắc Kinh, 16/05/2015REUTERS/Ng Han Guan/Pool
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã vấp phải sự từ chối thô bạo của Bắc Kinh, khi yêu cầu quan tâm đến lời cảnh báo của Washington về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, nguyên do gây căng thẳng với các nước láng giềng.
Đến Bắc Kinh sáng nay 16/05/2015, ông John Kerry hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi). Theo những người thân cận, Ngoại trưởng Mỹ đã phản đối mạnh mẽ việc quân đội Trung Quốc xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Sau cuộc gặp gỡ, Vương Nghị nói với báo chí bằng giọng điệu cứng rắn : « Việc xây dựng tại ‘Nam Sa’ và một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của phía Trung Quốc là cứng như đá và bất di bất dịch ».
Lầu Năm Góc có ý định gởi các chiến hạm và phi cơ trinh sát đến khu vực 12 hải lý để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã tăng tốc xây dựng từ một năm qua. Vùng lãnh hải được quốc tế công nhận là 12 hải lý xung quanh các đảo tự nhiên, và theo Washington, không thể áp dụng cho các đảo nhân tạo được tự ý bồi đắp.
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố : « Tôi yêu cầu Trung Quốc, thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, có những biện pháp hài hòa với các bên để giảm bớt căng thẳng và gia tăng cơ hội cho một giải pháp ngoại giao ». Nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ « quan ngại về tiến độ và tầm cỡ » của các công trường xây dựng Trung Quốc, ông kêu gọi một « giải pháp ngoại giao thông minh » thay vì « các tiền đồn và phi đạo ».
« Vạn Lý Sa Thành »
Các công trình của Trung Quốc, đôi khi được mệnh danh là « Vạn Lý Sa Thành », được xây dựng tại quần đảo Trường Sa, mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan, Malaysia. Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng. « Đường lưỡi bò » 9 đoạn do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trong thập niên 40, thậm chí vươn ra gần sát bờ biển các nước lân cận.
Tuần trước, Lầu Năm Góc công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bồi đắp các đảo san hô, chuyển đổi thành các cảng biển và công trình khác, trong đó có một phi đạo dài. Nhờ việc lấn biển này, diện tích sử dụng chỉ trong một năm từ 200 hecta đã tăng lên 800 hecta.
Theo các nhà phân tích, tuy ý định của Lầu Năm Góc đã được Tổng thống Barack Obama chuẩn y, việc Đệ thất hạm đội của Mỹ tiến vào Thái Bình Dương, vùng biển mà Bắc Kinh coi như « ao nhà » của họ, có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai cường quốc kinh tế. Hơn nữa Biển Đông còn là tuyến đường hàng hải và thương mại chiến lược.
Vương Nghị nói : « Chúng ta cần duy trì sức bật đã có trong quan hệ quân sự giữa hai nước », nhấn mạnh sự cần thiết phải « thông báo các hoạt động quân sự quan trọng », và « một thỏa thuận nhanh » về quy tắc ứng xử giữa Không quân đôi bên.
Không quân và Hải quân hai nước đã từng suýt đụng độ nhiều lần trong khu vực tranh chấp.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ phải thuyết phục các quan chức cao cấp Trung Quốc, nhất là Tập Cận Bình sẽ gặp ngày mai, về « các hậu quả hết sức bất lợi cho hình ảnh của Trung Quốc, trong quan hệ với các láng giềng, ổn định khu vực và có thể cả quan hệ Mỹ-Trung » do hành động xây đảo nhân tạo. Ông « sẽ khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ về duy trì tự do hàng hải ».
Trong hôm nay, ông John Kerry cũng sẽ gặp nhân vật số hai của Quân ủy trung ương, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong). AFP nhắc lại, Quân ủy trung ương do Tập Cận Bình làm chủ tịch, là cơ quan chỉ đạo quân đội Trung Quốc.
Trong một bình luận mới đây, Tân Hoa Xã cho rằng: « Washington hoàn toàn không có cơ sở khi lên án Bắc Kinh, vì đây chỉ là một cái cớ để duy trì bá quyền của Mỹ trong khu vực ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150516-bien-dong-bac-kinh-%C2%AB-bat-kha-dao-dong-%C2%BB-truoc-my/

Biển Đông : Báo chí Trung Quốc lên án các phi vụ trinh sát của Mỹ

mediaChiến đấu cơ Trung Quốc bay sát phi cơ P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ, cách Hải Nam khoảng 215 km về phía nam. Ảnh chụp ngày 19/08/2014.REUTERS/Hải quân Hoa Kỳ
Hôm nay 25/08/2014, báo chí nhà nước Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ là Bắc Kinh có thể coi các chuyến bay trinh sát của Mỹ là « hành động thù địch », sau khi Washington cáo buộc một chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn một máy bay quân sự Mỹ một cách nguy hiểm vào tuần rồi.
Chuẩn đô đốc Mỹ John Kirby hôm thứ Sáu 22/8 tố cáo một máy bay chiến đấu vũ trang của Trung Quốc đã bay sát một phi cơ trinh sát P-8 Posedon của Mỹ đến ba lần, ở khoảng cách không đầy 30 bộ (9 mét), mà ông gọi là một vụ ngăn chặn « hết sức nguy hiểm ».
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Hu Quân (Yang Yujun), trong thông cáo được Tân Hoa Xã trích dẫn, nói rằng cáo buộc trên « hoàn toàn vô căn cứ ».
Sự việc xảy ra ở không phận cách đảo Hải Nam 220 km, mà phía Mỹ nhấn mạnh là vùng biển quốc tế, nhưng Bắc Kinh coi khu vực này thuộc lãnh hải của mình. Hồi tháng 4/2001, một máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng đã va chạm với một phi cơ trinh sát EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ cách đảo Hải Nam khoảng 110 km, khiến phi công Trung Quốc tử nạn và máy bay Mỹ phải đáp khẩn cấp xuống đảo này, phi hành đoàn 24 người bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ hơn một tuần.
Tờ Global Times của đảng Cộng sản trong một bài xã luận đả kích Mỹ do thám « hải phận và không phận Trung Quốc ». Tờ báo có khuynh hướng dân tộc cực đoan cảnh báo : « Việc trinh sát này đe dọa đến lợi ích an ninh cốt lõi của Trung Quốc, có thể bị coi là hành động thù địch. Đây có thể là cuộc chiến sống còn Trung – Mỹ, nếu các vụ va chạm ở Biển Đông trở thành cuộc đối đầu giữa đôi bên ».
Sự cố trên đây diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự và tầm hoạt động của hải quân, trong khi Washington khẳng định chính sách xoay trục sang châu Á.
Tờ China Daily lên án Hoa Kỳ đã làm ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau, cho rằng mối quan ngại của Washington về sự trỗi dậy của Trung Quốc là « một nhu cầu tâm lý - cần tạo ra một kẻ thù để che giấu cảm giác thất bại sau khi chiến tranh lạnh kết thúc ». Bài xã luận của tờ này cáo buộc các chuyến trinh sát trên biển và trên không của Mỹ « không hề thuyết phục chính quyền và nhân dân Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã thành thật khi nói muốn xây dựng lòng tin lẫn nhau ».
Hoa Kỳ và Trung Quốc lâu nay vẫn bất đồng đối với các quyền trên không và trên biển thuộc khu vực Biển Đông mang tính chiến lược, mà Bắc Kinh cho rằng mình có chủ quyền hầu như toàn bộ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20140825-bien-dong-bao-chi-trung-quoc-len-an-cac-phi-vu-trinh-sat-cua-my/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten