Trong một cuộc họp báo tại Washington, chuẩn đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc đã tường thuật chi tiết sự cố, xẩy ra ngày 19/08, khi « một chiến đấu cơ Trung Quốc đã tìm cách cản trở một cách nguy hiểm một máy bay tuần tra Poseidon P-8 của Hải quân Mỹ vốn đang thực hiện nhiệm vụ bình thường của mình ».
Sự cố xẩy ra tại một khu vực cách đảo Hải Nam 135 dặm (220 km) về phía đông và Hoa Kỳ đã bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » với phía Trung Quốc về vụ ngăn chặn « thiếu an toàn và không chuyên nghiệp », vừa nguy hiểm đối với các phi hành đoàn, vừa « không phù hợp với thông lệ quốc tế ».
Hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc lại càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh mà theo ông Kirby, ông không nghe nói đến bất kỳ một cuộc trao đổi bằng vô tuyến nào giữa phi công Trung Quốc và Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ còn nói rõ là chiến đấu cơ Trung Quốc có vũ trang, và đã bay sát máy bay Mỹ ba lần, một lần ở bên dưới, một lần ở phía mũi, và một lần bay song song với đầu cánh của hai chiếc phi cơ chỉ cách nhâu không đầy 9 mét.
Thậm chí, chiến đấu cơ Trung Quốc có một lúc còn bay ngược lên trước mũi của chiếc máy bay Mỹ theo một góc 90 độ, phô trương bụng phi cơ với các loại vũ khi. Theo Chuẩn đô đốc Kirby, rõ ràng là đó là một hành động thị uy vũ khí.
Giới quan sát không khỏi gắn liền hành động khiêu khích và thách thức của chiến đấu cơ Trung Quốc nhắm vào trinh sát cơ của Mỹ với tuyên bố mới đây của một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ tại Miến Điện, cho biết là trong thời gian sắp tới đây, Washington sẽ tăng cường « giám sát tình hình thực tế chung quanh các bãi đá, rạn SAN hô và bãi cạn trên biển Đông », để xem các nước có tôn trọng cam kết ngừng các hành động khiêu khích, gây căng thẳng hay không.
Dẫu sao thì những gì xẩy ra cố hôm 19/08 vừa qua, đã gợi lại một sự cố tương tự vào tháng 04/2001, cũng ở trong vùng này, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm với một máy bay do thám EP-3 của Mỹ. Vụ việc đã khiến 1 phi công Trung Quốc thiệt mạng, buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn xuống đảo Hải Nam, và toàn bộ 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã bị giam giữ trong hơn một tuần trước khi hai nước tìm được giải pháp ổn thỏa nhằm giải quyết khủng hoảng.
Theo hãng tin Pháp AFP, Washington và Bắc Kinh từ lâu nay vẫn bất đồng về quyền sử dụng không phận và hải phận tại vùng Biển Đông. Theo phía Mỹ, khu vực này là một bộ phận của hải phận và không phận quốc tế, trong lúc Trung Quốc lập luận rằng Biển Đông là một phần của « vùng đặc quyền kinh tế » Trung Quốc.
Sự cố xẩy ra tại một khu vực cách đảo Hải Nam 135 dặm (220 km) về phía đông và Hoa Kỳ đã bày tỏ thái độ « quan ngại sâu sắc » với phía Trung Quốc về vụ ngăn chặn « thiếu an toàn và không chuyên nghiệp », vừa nguy hiểm đối với các phi hành đoàn, vừa « không phù hợp với thông lệ quốc tế ».
Hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc lại càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh mà theo ông Kirby, ông không nghe nói đến bất kỳ một cuộc trao đổi bằng vô tuyến nào giữa phi công Trung Quốc và Mỹ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ còn nói rõ là chiến đấu cơ Trung Quốc có vũ trang, và đã bay sát máy bay Mỹ ba lần, một lần ở bên dưới, một lần ở phía mũi, và một lần bay song song với đầu cánh của hai chiếc phi cơ chỉ cách nhâu không đầy 9 mét.
Thậm chí, chiến đấu cơ Trung Quốc có một lúc còn bay ngược lên trước mũi của chiếc máy bay Mỹ theo một góc 90 độ, phô trương bụng phi cơ với các loại vũ khi. Theo Chuẩn đô đốc Kirby, rõ ràng là đó là một hành động thị uy vũ khí.
Giới quan sát không khỏi gắn liền hành động khiêu khích và thách thức của chiến đấu cơ Trung Quốc nhắm vào trinh sát cơ của Mỹ với tuyên bố mới đây của một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ tại Miến Điện, cho biết là trong thời gian sắp tới đây, Washington sẽ tăng cường « giám sát tình hình thực tế chung quanh các bãi đá, rạn SAN hô và bãi cạn trên biển Đông », để xem các nước có tôn trọng cam kết ngừng các hành động khiêu khích, gây căng thẳng hay không.
Dẫu sao thì những gì xẩy ra cố hôm 19/08 vừa qua, đã gợi lại một sự cố tương tự vào tháng 04/2001, cũng ở trong vùng này, khi một chiến đấu cơ Trung Quốc va chạm với một máy bay do thám EP-3 của Mỹ. Vụ việc đã khiến 1 phi công Trung Quốc thiệt mạng, buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn xuống đảo Hải Nam, và toàn bộ 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ đã bị giam giữ trong hơn một tuần trước khi hai nước tìm được giải pháp ổn thỏa nhằm giải quyết khủng hoảng.
Theo hãng tin Pháp AFP, Washington và Bắc Kinh từ lâu nay vẫn bất đồng về quyền sử dụng không phận và hải phận tại vùng Biển Đông. Theo phía Mỹ, khu vực này là một bộ phận của hải phận và không phận quốc tế, trong lúc Trung Quốc lập luận rằng Biển Đông là một phần của « vùng đặc quyền kinh tế » Trung Quốc.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten