Châu Á : Mỹ chuyển trục - ASEAN bị Trung Quốc chia rẽ
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ADMM+ tại Brunei. Ảnh chụp ngày 29/08/2013.
@asean
Nhân hội nghị quốc phòng ASEAN mở rộng vào ngày 29/08/2013 vừa qua tại Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cảnh báo châu Á coi chừng tình hình căng thẳng do tranh chấp biển đảo có thể gia tăng và gây ra xung đột. Trung Quốc hiện nay đang bị lên án lấn áp, dọa nạt các lân bang.
Một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã đề nghị thiết lập « đường dây điện thoại đỏ » với Bắc Kinh và nhanh chóng đi đến một hiệp ước có tính trói buộc cấm sử dụng vũ lực.
Trước hội nghị Brunei, khi tiếp Ngoại trưởng Thái Lan tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố « tình hình biển Hoa Nam rất ổn định, sẽ không là vấn đề trong tương lai ».
Trong lúc Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á và được xem như là một đối trọng, ngăn chận chính sách bá quyền của Trung Quốc, thì bó đũa ASEAN bị Trung Quốc bẻ gẩy từng chiếc. Năm 2010, Lào bị Singapore tố cáo cung cấp nội dung các cuộc họp nội bộ cho Bắc Kinh. Năm ngoái, Cam Bốt ngăn cản một bản thông cáo chung về Biển Đông tại thượng đỉnh 2012. Giờ đây đến lượt Malaysia đi theo quan điểm của Bắc Kinh : không ngại tàu chiến Trung Quốc xâm nhập Biển Đông.
Cụ thể, tại hội nghị Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố : Malaysia hoàn toàn « không quan tâm đến việc tầu chiến Trung Quốc tuần tiễu trong khu vực trung tâm tranh cãi. Kẻ thù của quý vị không có nghĩa là kẻ thù của chúng tôi ».
Tại sao Malaysia tỏ ra có cùng quan điểm với Trung Quốc ? Hãng tin Asia News ngày 29/08/2013 thẩm định đằng sau thái độ đồng thuận này là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chính phủ, đặc biệt là khai thác dầu khí. Tháng ba năm nay, nhiều hải thuyền Trung Quốc đã ghé thăm đảo James Shoal nơi mà Malaysia và Phần Lan đang khai thác chung.
Đối với Philippines, thì Trung Quốc đang tiến hành một chiến thuật khác biệt. Sau khi gây áp lực ngoại giao để hủy bỏ chuyến viếng thăm của Tổng thống Aquino, Trung Quốc tiến hành xây dựng trên đảo đá ngầm Scarborough sau khi đã đẩy lui hải quân Philippines ra khỏi khu vực hồi năm ngoái.
Theo nhà phân tích độc lập Lao Monghay thuộc Viện nghiên cứu Dân chủ Khmer tại Phnom Penh thì chiến lược của Trung Quốc là «chia rẽ ASEAN » và đã « thành công tại thượng đỉnh Phnom Penh 2012 ».
Chính sách bá quyền cho phép Trung Quốc kiểm soát giao thông hàng hải toàn khu vực.
Trong chuyến công du Đông Nam Á vừa qua, thông điệp của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel dường như chỉ có hiệu năng giới hạn.
RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
« Philippines và Malaysia là hai thành viên nguyên thủy của hiệp hội ASEAN thành lập từ thập niên 1960 chống đe dọa của Cộng sản lúc có chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên Malaysia và Philippines không phải là hai bạn đồng hành có cùng chiến lược. Philippines môt phần dựa vào Hoa Kỳ để được yểm trợ về ngoại giao và quốc phòng. Malaysia không khác gì Thái Lan mặc dù Thái Lan là đồng minh của Mỹ, nhưng Bangkok và Kuala Lumpur lúc nào cũng có vẻ chiều theo Trung Quốc… »
Một số nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã đề nghị thiết lập « đường dây điện thoại đỏ » với Bắc Kinh và nhanh chóng đi đến một hiệp ước có tính trói buộc cấm sử dụng vũ lực.
Trước hội nghị Brunei, khi tiếp Ngoại trưởng Thái Lan tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố « tình hình biển Hoa Nam rất ổn định, sẽ không là vấn đề trong tương lai ».
Trong lúc Hoa Kỳ chuyển trục về châu Á và được xem như là một đối trọng, ngăn chận chính sách bá quyền của Trung Quốc, thì bó đũa ASEAN bị Trung Quốc bẻ gẩy từng chiếc. Năm 2010, Lào bị Singapore tố cáo cung cấp nội dung các cuộc họp nội bộ cho Bắc Kinh. Năm ngoái, Cam Bốt ngăn cản một bản thông cáo chung về Biển Đông tại thượng đỉnh 2012. Giờ đây đến lượt Malaysia đi theo quan điểm của Bắc Kinh : không ngại tàu chiến Trung Quốc xâm nhập Biển Đông.
Cụ thể, tại hội nghị Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố : Malaysia hoàn toàn « không quan tâm đến việc tầu chiến Trung Quốc tuần tiễu trong khu vực trung tâm tranh cãi. Kẻ thù của quý vị không có nghĩa là kẻ thù của chúng tôi ».
Tại sao Malaysia tỏ ra có cùng quan điểm với Trung Quốc ? Hãng tin Asia News ngày 29/08/2013 thẩm định đằng sau thái độ đồng thuận này là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chính phủ, đặc biệt là khai thác dầu khí. Tháng ba năm nay, nhiều hải thuyền Trung Quốc đã ghé thăm đảo James Shoal nơi mà Malaysia và Phần Lan đang khai thác chung.
Đối với Philippines, thì Trung Quốc đang tiến hành một chiến thuật khác biệt. Sau khi gây áp lực ngoại giao để hủy bỏ chuyến viếng thăm của Tổng thống Aquino, Trung Quốc tiến hành xây dựng trên đảo đá ngầm Scarborough sau khi đã đẩy lui hải quân Philippines ra khỏi khu vực hồi năm ngoái.
Theo nhà phân tích độc lập Lao Monghay thuộc Viện nghiên cứu Dân chủ Khmer tại Phnom Penh thì chiến lược của Trung Quốc là «chia rẽ ASEAN » và đã « thành công tại thượng đỉnh Phnom Penh 2012 ».
Chính sách bá quyền cho phép Trung Quốc kiểm soát giao thông hàng hải toàn khu vực.
Trong chuyến công du Đông Nam Á vừa qua, thông điệp của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel dường như chỉ có hiệu năng giới hạn.
RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
« Philippines và Malaysia là hai thành viên nguyên thủy của hiệp hội ASEAN thành lập từ thập niên 1960 chống đe dọa của Cộng sản lúc có chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên Malaysia và Philippines không phải là hai bạn đồng hành có cùng chiến lược. Philippines môt phần dựa vào Hoa Kỳ để được yểm trợ về ngoại giao và quốc phòng. Malaysia không khác gì Thái Lan mặc dù Thái Lan là đồng minh của Mỹ, nhưng Bangkok và Kuala Lumpur lúc nào cũng có vẻ chiều theo Trung Quốc… »
Geen opmerkingen:
Een reactie posten