Nhật Bản : Các đại tập đoàn chi phối đời sống xã hội ?
Tại một cửa hàng ở Tokyo ngày 28/06/2013. Liệu kinh tế Nhật Bản có mang lại thịnh vượng đồng đều cho các tập đoàn và cho người dân?
Reuters
Nhật Bản hiện là đệ tam cường quốc kinh tế thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là : Liệu nền kinh tế của Nhật Bản có mang lại thịnh vượng đồng đều cho cả doanh nghiệp và người dân Nhật Bản? Theo nhà triết học Tatsuru Uchida, câu trả lời là : không ! Bởi vì nhà cầm quyền Nhật Bản điều hành kinh tế theo kiểu ưu tiên cho lợi ích của các đại tập đoàn, mà bỏ quên số phận người dân. Nhận định này được đăng trên tờ Asahi Shimbun, và được Courrier International trích dẫn với dòng tựa đáng chú ý «Nhật Bản : Chúng ta hãy chuẩn bị tâm lý cống hiến cho người dân ».
Tác giả bài viết cho rằng, nhà nước Nhật Bản thay vì hành động vì lợi ích nhân dân, thì lại có khuynh hướng ưu tiên cho các đại tập đoàn xuyên quốc gia mang « mác » Nhật Bản. Chính quyền thường có chính sách theo kiểu nhân nhượng lợi ích của các tập đoàn này.
Tác giả nhắc lại, sau thảm họa Fukushima hồi tháng 3/2011, các nhà máy điện hạt nhân nước này bị tạm đình chỉ hoạt động. Các đại tập đoàn Nhật Bản gây sức ép lên chính phủ khi cho rằng, cần phải cho vận hành trở lại các nhà máy điện hạt nhân, nếu không giá điện sẽ tăng, mà giá điện tăng thì sẽ khiến tăng giá thành sản xuất, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật Bản, tức là làm giảm tính cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường thế giới.
Tác giả cho rằng, lập luận này là không lô-gich, vì các tập đoàn đòi hỏi quyền lợi như vậy, nhưng khi có thảm họa hạt nhân xảy ra, thì tiền khắc phục hậu quả, từ công tác tẩy nhiễm đến tái xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội điều do nhà nước chịu, còn các tập đoàn thì luôn tìm cách thối thác trách nhiệm. Tức là, các đại tập đoàn chỉ lo đòi quyền lợi từ nhà nước, còn khi có việc thì né tránh chịu trách nhiệm để tránh phải chi tiêu. Tác giả mỉa mai : Thái độ này của họ là « hợp lý » vì mục tiêu cuối cùng của họ luôn là đạt lợi nhuận tối đa.
Chưa hết, về việc một số đại tập đoàn, dù được ra đời tại Nhật Bản, nhưng hiện tại đã đặt nhiều cơ sở ở nước ngoài, sử dụng lao động ở nước ngoài, góp phần làm giàu cho nước ngoài, tác giả chua chát : thế mà họ luôn dựa vào cái mác Nhật Bản để đòi hỏi lợi ích từ nhà nước Nhật Bản. Nên nhớ rằng, tiền của chính phủ là tiền thuế của dân, tức là khi chính phủ lấy tiền phục vụ lợi ích các đại tập đoàn có nghĩa là lấy lợi ích của dân để phục vụ cho giới doanh nghiệp vậy.
Về phần chính phủ, tác giả cho rằng, chính phủ Nhật Bản hay có bước lùi trước các đại tập đoàn xuyên quốc gia mang mác Nhật Bản. Tác giả nhắc lại, hồi chính phủ tiền nhiệm của ông Abe-thuộc Đảng Dân Chủ-giai đoạn 2009-2012, các đại tập đoàn Nhật Bản đã đe dọa là nếu chính phủ không cho tái vận hành nhà máy điện hạt nhân Ohi để góp phần giảm giá thành sản xuất, thì họ sẽ rút cơ sở sản xuất khỏi Nhật Bản. Và thế là, chính phủ khi ấy đã nhượng bộ bằng việc chấp nhận cho vận hành trở lại nhà máy.
Đối với chính phủ hiện tại, tác giả cho rằng,chính phủ vẫn tiếp tục chính sách bấy lâu nay của nhà cầm quyền Nhật Bản là ra sức làm cho người dân ủng hộ các đại tập đoàn xuyên quốc gia bằng việc tạo ra cảm giác cho người dân rằng, sự thịnh vượng của các tập đoàn này đồng nghĩa với sự thịnh vượng của dân tộc Nhật Bản. Bởi thế mà chính phủ không ngừng hô hào tạo dư luận theo chiều hướng đó. Tất cả nhắm đến việc tạo ra nơi người dân tâm lý biết hy sinh cho lợi ích của các đại tập đoàn.
Tác giả nói thêm, việc chính phủ Abe có lời lẽ cứng rắn và tạo căng thẳng với Hàn Quốc và Trung Quốc cũng một phần là nhằm tạo cho người dân tâm lý đất nước bị đe dọa để sẳn sàng hy sinh cho đất nước, và đồng thời làm giảm tâm lý chống đối trong người dân. Theo tác giả, điều đó hoàn toàn có lợi cho việc khiến người dân chấp nhận hy sinh cho những lợi ích khác của quốc gia, như lợi ích của các đại tập đoàn. Mà như tác giả nhiều lần nhấn mạnh, lợi ích các đại tập đoàn chưa hẳn là tương thích với lợi ích của người dân.
Hàn Quốc : Xã hội của Chaebol
Cũng giống như tại Nhật Bản, các đại tập đoàn xuyên quốc gia ở Hàn Quốc chi phối xã hội. Đó là nhận định của nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng Bảy với dòng tít lớn chạy trên trang nhất : « Samsung hay đế chế của sự sợ hãi ».
Tờ báo dành một bài phân tích sâu khá dài về Samsung nói riêng và các đại tập đoàn gia đình đa ngành được gọi là chaebol tại Hàn Quốc. Các đại tập đoàn này đầu tư trong nhiều lĩnh vực, chi phối đời sống xã hội.
Đến mức mà Le Monde Diplomatique dẫn lời của một nhà nghiên cứu Hàn Quốc ví von rằng : Ở Hàn Quốc, người ta được sinh ra trong một nhà bảo sinh thuộc chaebol, đi học cũng ở trường thuộc chaebol, làm thẻ tín dụng cũng thuộc chaebol, vui chơi giải trí cũng ở các khu thuộc chaebol, hay thậm chí các nghị sĩ được bầu cũng nhờ các mạnh thường quân thuộc chaeol.
Ở Hàn Quốc hiện có khoảng 30 chaebol, và trong đó Samsung được coi là lớn nhất và nhiều thế lực nhất. Tờ báo nhấn mạnh, tại Hàn Quốc, Samsung ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế, mà còn đến chính trị, tư pháp và cả báo chí.
Braxin : Tăng trưởng kinh tế không đồng đều
Hiện tượng bất bình đẳng lợi ích trong xã hội nói trên cũng là nguyên nhân gây bất ổn hiện tại ở Brazil. Các tạp chí Pháp tiếp tục dành nhiều ưu tiên thông tin về đất nước « mê bóng đá » này.
Tuần san L’Express đăng bài xã luận : « Từ phép mầu kinh tế đến sự đổ vỡ ở Brazil ». Tờ báo cho biết, từ hơn một năm nay, tình hình kinh tế Brazil trở nên tệ hại nhất trong số các nước tân hưng đầu tàu thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tăng trưởng năm 2012 cuả Brazil chỉ đạt 0,9%, tức thấp nhất trong nhóm BRICS. Sức cạnh tranh của Brazil cũng giảm đáng kể so với các nước đang lên ở Châu Á. Lạm phát đã lên đến 6,5%, giá thực phẩm đã tăng 13%.
Trong bối cảnh đó, hàng triệu người dân Brazil vốn có cuộc sống được cải thiện nhiều khi kinh tế đất nước phát triển thần tốc hồi những năm 2000, không chịu nổi « cú sốc » xuống dốc đó. Rồi trong bối cảnh khó khăn đó thì những khoảng chi tiêu khổng lồ dành cho các sự kiện thể thao lớn do nước này đăng cai, như đã thêm dầu vào lửa. Và việc tăng vé giao thông công cộng như giọt nước làm tràn ly, đẩy người dân xuống đường đòi nhà nước đầu tư nhiều hơn cho y tế, giáo dục, tố cáo tham nhũng và quan liêu.
Cuối cùng, L’Express cảnh báo : Brazil đang là nước « tiên phong » trong khủng hoảng xã hội trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh.
Cũng liên quan đến Brazil, nguyệt san Le Monde Diplomatique dành hai bài phân tích khá dài, và nhấn mạnh rằng, kinh tế Brazil đã phát triển nhanh, nhiều người được cho là thoát nghèo để gia nhập tầng lớp gọi là trung lưu. Thế nhưng, người ta đã đánh giá quá cao số người thoát nghèo này. Ngay cả tổng thống Rousseff cũng từng tuyên bố là đất nước Brazil hiện có khoảng 105/gần 200 triệu người thuộc tầng lớp tung lưu. Tờ báo cho biết, con số trên là không chính xác, và người ta đã cố tình làm cho nhiều người nghèo tưởng rằng mình đã được « trung lưu hóa ». Sự không chính xác đó đã và đang bị những người xuống đường vạch mặt chỉ tên, bởi hàng triệu người xuống đường đã tố cáo cuộc sống khó khăn, đòi cải thiện y tế và giáo dục, đòi chống tham nhũng, và phản đối những khoảng chi xa xỉ cho việc xây dựng các sân vận động.
Tuần báo Le Courrier International thì dẫn nhiều bài của báo chí Brazil mô tả việc đời sống xã hội của người dân còn nhiều khó khăn trong khi dịch vụ công thì tồi tệ, tham nhũng tràn lan, người dân thì phản đối kịch liệt các khoảng chi tiêu xa xỉ dành cho các sân vận động. Tổng thống Rousseff đã đáp lại bằng việc hứa tăng cường cải cách dân chủ, cải thiện việc phân chia tài sản xã hội và tăng cường chống tham nhũng. Thế nhưng, Courrier International nhận định : Thành công còn xa vời. Trong bối cảnh đó, tờ báo cho rằng, tổng thống Rousseff đang nhận « thẻ vàng » từ người dân Brazil.
Về phần mình, tạp chí Le Nouvel Observateur đăng bài : « Đường phố phản đối bà Dilma ». Tờ báo cũng nhấn mạnh đến việc Brazil cần cải thiện các lĩnh vực y tế, an ninh và giáo dục. Đặc biệt, tờ báo cho rằng, tổng thống Rousseff phải thừa hưởng một nền kinh tế đang chựng lại từ chính phủ tiền nhiệm, nhưng bà lại không có « sức quyến rũ đối với công chúng » như người tiền nhiệm. Thêm vào đó, bà lại không có biện pháp hiệu quả để hạn chế nạn tham nhũng đang vô cùng nghiêm trọng ở nước này.
Le Nouvel Observateur cũng đăng một bài xã luận cảnh báo về sự trỗi dậy của « thế hệ phẫn nộ », không chỉ ở Brazil mà còn ở nhiều nước khác. Bài xã luận cho biết, những người nỗi dậy ở Brazil, Thổ Nhĩ Kì hiện mới chiếm thiểu số trong xã hội, thế nhưng coi chừng thiểu số « sẽ làm nên lịch sử ». Tờ báo nhắc lại, những người kháng chiến hồi năm 1940 ở Pháp cũng là thiểu số, những người nổi dậy trong sự kiện tháng 5/1968 ở Pháp cũng là thiểu số, thế nhưng họ đã làm nên lịch sử. Tờ báo kết luận : « Ban đầu, thì người ta luôn là thiểu số ».
Chiến tranh mạng và người hùng Internet
Thuật ngữ « chiến tranh mạng » thời gian gần đây đã xuất hiện khá thường xuyên trên báo chí Pháp, ám chỉ việc các quốc gia chọi nhau bằng việc theo dõi hay tấn công hệ thống máy tính của nhau. Vụ Edward Snowden vừa rồi càng làm rõ hơn cuộc chiến này. Và hễ có chiến tranh mạng, thì cũng có « người hùng Internet ». Đó cũng chính là tựa đề trên trang nhất của tuần san Courrier Internatioanl số ra tuần này.
Tờ báo dẫn lại nhiều bài của báo chí Mỹ và Anh bàn về những nhân vật tiết lộ tin mật trên Internet như Julian Assange, người sáng lập trang mạng Wikileaks, cũng là người đã đăng tải trên trang mạng này hàng trăm ngàn tài liệu mật của Mỹ. Người cũng cấp thông tin này cho Julian là quân nhân Mỹ Bradley Manning. Và nhân vật này cũng chính là một trong những thần tượng của Snowden, trong việc công khai những thông tin mà họ cho là mang đến công bằng cho mọi người và tốt đẹp cho nhân loại. Đặc biệt, những người này phần lớn tuổi chưa tới 30, và thường là người mê tin học.
Courrier International trích dẫn tờ New York Times nhắc lại một số trường hợp mà các nhân viên mật vụ của Mỹ quay lại tiết lộ thông tin mật, trong đó có một vụ xa xưa là vào năm 1971 Daniel Ellsberg đã tiết lộ với báo giới tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam của Lầu Năm Góc.
Về phần mình, tạp chí Time cho rằng, những người tiết lộ thông tin mật nói trên là « một mối đe dọa » đối với chính phủ Mỹ, nhưng lại là « người hùng Internet ». Time nói thêm : Theo gương những người yêu chuộng hòa bình hồi chiến tranh Việt Nam, thế hệ mới hiện tại-vốn rất mê công nghệ-cho rằng, sự minh bạch của các thể chế và quyền tự do cá nhân là « nền tảng xã hội », bởi vậy họ mới công khai những thông tin nhạy cảm, bất chấp quyền tự do cá nhân của họ bị đe dọa. Cuối cùng, Time cảnh báo : Trong tương lại, những vụ rò rĩ thông tin theo kiểu trên sẽ nhiều hơn, bởi khi đó thế hệ sinh ra và lớn lên trong công nghệ và say mê công nghệ đã trưởng thành,và những người như Snowden sẽ được vinh danh trong hàng ngũ « những người tử vì đạo trên Internet ».
Courrier International cũng dẫn nhận định của tạp chí Newsweek. Theo tờ báo, hoạt động hacker hiện đang sôi nỗi trên phạm vi toàn cầu. Một vài hacker thì làm việc cho các chính phủ, họ theo dõi và tấn công hệ thống máy tính của các đối thủ. Thế là, « các đối thủ » bị hacker tấn công bèn thuê các công ty an ninh mạng bảo vệ dữ liệu của họ. Trớ trêu thay những công ty chống hacker này cũng lại là chuyên môn trong việc hacker. Và thế là, thế giới đang loay hoay trong trò chơi mèo đuổi chuột như vậy.
Cũng trong chủ đề này, phụ trang cuối tuần báo Le Monde có bài cho hay, trong khi các vụ tấn công mạng ngày càng nhiều và phức tạp trên thế giới, thì một nghề mới đang nổi lên : Nghề « tin tặc đạo đức ». Tờ báo cho biết, từ năm 2008, ở Pháp đã bắt đầu mở khóa đào tạo các chuyên viên an ninh thông tin mạng, với chương trình học là : theo dõi mạng, phản công mạng, tìm các lỗ hỡ trong một hệ thống máy tính...tức là « những tin tặc » bài bản nhưng có mục đích chống tin tặc.
Pháp : Ngập chìm trong xì căn đan
Chủ đề nước Pháp chiếm ưu tiên trên các tạp chí Pháp tuần này. Tuần san L’Express chạy tựa lớn trên trang nhất « Cuộc đời không thể tin nổi của ông Cahuzac », còn trang nhất của Le Nouvel Observateur thì chạy tựa : «Các góc khuất không thể tin nổi của một vụ bịp bợm ».
Cahuzac nguyên là bộ trưởng ngân sách Pháp, mới bị ép từ chức hồi tháng Tư rồi. Khi còn tại chức, ông tỏ ra khá cương quyết trong việc chống gian lận thuế trong bối cảnh kinh tế Pháp khó khăn, chính phủ đang ra sức tăng thuế để bù ngân sách. Trong bối cảnh đó thì bổng bùng lên thông tin vị bộ trưởng này có tài khoản bí mật gần 700 000 euro ở ngân hàng Thụy Sĩ, tức là ông ta đã trốn thuế.
Vậy mà, từ ngày 4/12/2012 đến ngày 2/4/2013, ông Cahuzac đã vô số lần thề thốt trước quốc hội, trước tổng thống, và với nhiều người khác rằng ông bị oan ức. Và cuối cùng, lo sợ bị điều tra làm lộ tẩy tội sẽ nặng hơn, nên ông Cahuzac đã thú tội trước bình minh.
Và cái giá phải trả hiện tại là quá lớn : Mất uy tín cá nhân, tương lai tù tội, bạn bè xa lánh, và cả cánh tả của tổng thống Hollande bị vạ lây. L’Express dành bài kể lại tỉ mỉ giai đoạn từ khi rộ lên tin đồn đến ngày ông Cahuzac thú tội. Tờ báo không ngại dùng những chữ « kẻ nói dối », hay « tên trốn thuế » để chỉ ông Cahuzac. Tờ báo cho rằng « cuộc đời ông là không thể tưởng nỗi » là bời vì ông Cahuzac có thể nói dối một thời gian dài như thế, vì ông Cahuzac là người cánh tả mà lại có nhiều bạn thâm giao thuộc phe cực hữu, vì ông Cahuzac vừa là vị bộ trưởng chống trốn thuế lại là người trốn thuế.
Le Nouvel Observateur thì đào sâu một xì căn đan khác, cũng liên quan đến một cựu bộ trưởng là ông Bernard Tapie. Ông này nổi tiếng là một doanh nhân giàu có. Bernard Tapie đã chính thức bị khởi tố với tội danh lừa đảo có tổ chức, sau bốn ngày bị tạm giam, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tòa trọng tài năm 2008 đã phân xử cho ông được hưởng 403 triệu euro tiền bồi thường, để chấm dứt vụ kiện cáo giữa ông và ngân hàng Le Crédit Lyonnais.
Trong vụ này, các thẩm phán nghi ngờ việc chuyển sang nhờ trọng tài giải quyết thay vì thông qua tòa án, là nhằm giúp cho ông Bernard Tapie được hưởng lợi. Đặc biệt tư pháp muốn tìm hiểu sự liên can của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và cựu Bộ trưởng Kinh tế Christine Lagarde – hiện là Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, với ông Tapie, cũng như quan hệ của doanh nhân này với các trọng tài.
Sách mới của nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận
Cuối cùng, trong lĩnh vực thiên văn học, Le Nouvel Observateur đăng bài phỏng vấn nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận về một cuốn sách vừa được xuất bản tại Pháp của ông.
Quyển sách được ông đặt tên ''Désir d’infini'' (Hướng tới vô tận), do nhà xuất bản Fayard Pháp Quốc phát hành. Một trong những điểm độc đáo trong « Hướng tới vô tận », cũng như nhiều tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận, là khát khao tìm kiếm sự tương đồng giữa khoa học vật lý thiên văn với các truyền thống triết học tâm linh, đặc biệt là triết học Phật giáo. RFI Việt Ngữ cũng đã có bài phỏng vấn giáo sư Thuận về cuốn sách này cách đây không lâu.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20130630-nhat-ban-cac-dai-tap-doan-chi-phoi-doi-song-xa-hoi
Tác giả nhắc lại, sau thảm họa Fukushima hồi tháng 3/2011, các nhà máy điện hạt nhân nước này bị tạm đình chỉ hoạt động. Các đại tập đoàn Nhật Bản gây sức ép lên chính phủ khi cho rằng, cần phải cho vận hành trở lại các nhà máy điện hạt nhân, nếu không giá điện sẽ tăng, mà giá điện tăng thì sẽ khiến tăng giá thành sản xuất, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật Bản, tức là làm giảm tính cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường thế giới.
Tác giả cho rằng, lập luận này là không lô-gich, vì các tập đoàn đòi hỏi quyền lợi như vậy, nhưng khi có thảm họa hạt nhân xảy ra, thì tiền khắc phục hậu quả, từ công tác tẩy nhiễm đến tái xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội điều do nhà nước chịu, còn các tập đoàn thì luôn tìm cách thối thác trách nhiệm. Tức là, các đại tập đoàn chỉ lo đòi quyền lợi từ nhà nước, còn khi có việc thì né tránh chịu trách nhiệm để tránh phải chi tiêu. Tác giả mỉa mai : Thái độ này của họ là « hợp lý » vì mục tiêu cuối cùng của họ luôn là đạt lợi nhuận tối đa.
Chưa hết, về việc một số đại tập đoàn, dù được ra đời tại Nhật Bản, nhưng hiện tại đã đặt nhiều cơ sở ở nước ngoài, sử dụng lao động ở nước ngoài, góp phần làm giàu cho nước ngoài, tác giả chua chát : thế mà họ luôn dựa vào cái mác Nhật Bản để đòi hỏi lợi ích từ nhà nước Nhật Bản. Nên nhớ rằng, tiền của chính phủ là tiền thuế của dân, tức là khi chính phủ lấy tiền phục vụ lợi ích các đại tập đoàn có nghĩa là lấy lợi ích của dân để phục vụ cho giới doanh nghiệp vậy.
Về phần chính phủ, tác giả cho rằng, chính phủ Nhật Bản hay có bước lùi trước các đại tập đoàn xuyên quốc gia mang mác Nhật Bản. Tác giả nhắc lại, hồi chính phủ tiền nhiệm của ông Abe-thuộc Đảng Dân Chủ-giai đoạn 2009-2012, các đại tập đoàn Nhật Bản đã đe dọa là nếu chính phủ không cho tái vận hành nhà máy điện hạt nhân Ohi để góp phần giảm giá thành sản xuất, thì họ sẽ rút cơ sở sản xuất khỏi Nhật Bản. Và thế là, chính phủ khi ấy đã nhượng bộ bằng việc chấp nhận cho vận hành trở lại nhà máy.
Đối với chính phủ hiện tại, tác giả cho rằng,chính phủ vẫn tiếp tục chính sách bấy lâu nay của nhà cầm quyền Nhật Bản là ra sức làm cho người dân ủng hộ các đại tập đoàn xuyên quốc gia bằng việc tạo ra cảm giác cho người dân rằng, sự thịnh vượng của các tập đoàn này đồng nghĩa với sự thịnh vượng của dân tộc Nhật Bản. Bởi thế mà chính phủ không ngừng hô hào tạo dư luận theo chiều hướng đó. Tất cả nhắm đến việc tạo ra nơi người dân tâm lý biết hy sinh cho lợi ích của các đại tập đoàn.
Tác giả nói thêm, việc chính phủ Abe có lời lẽ cứng rắn và tạo căng thẳng với Hàn Quốc và Trung Quốc cũng một phần là nhằm tạo cho người dân tâm lý đất nước bị đe dọa để sẳn sàng hy sinh cho đất nước, và đồng thời làm giảm tâm lý chống đối trong người dân. Theo tác giả, điều đó hoàn toàn có lợi cho việc khiến người dân chấp nhận hy sinh cho những lợi ích khác của quốc gia, như lợi ích của các đại tập đoàn. Mà như tác giả nhiều lần nhấn mạnh, lợi ích các đại tập đoàn chưa hẳn là tương thích với lợi ích của người dân.
Hàn Quốc : Xã hội của Chaebol
Cũng giống như tại Nhật Bản, các đại tập đoàn xuyên quốc gia ở Hàn Quốc chi phối xã hội. Đó là nhận định của nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng Bảy với dòng tít lớn chạy trên trang nhất : « Samsung hay đế chế của sự sợ hãi ».
Tờ báo dành một bài phân tích sâu khá dài về Samsung nói riêng và các đại tập đoàn gia đình đa ngành được gọi là chaebol tại Hàn Quốc. Các đại tập đoàn này đầu tư trong nhiều lĩnh vực, chi phối đời sống xã hội.
Đến mức mà Le Monde Diplomatique dẫn lời của một nhà nghiên cứu Hàn Quốc ví von rằng : Ở Hàn Quốc, người ta được sinh ra trong một nhà bảo sinh thuộc chaebol, đi học cũng ở trường thuộc chaebol, làm thẻ tín dụng cũng thuộc chaebol, vui chơi giải trí cũng ở các khu thuộc chaebol, hay thậm chí các nghị sĩ được bầu cũng nhờ các mạnh thường quân thuộc chaeol.
Ở Hàn Quốc hiện có khoảng 30 chaebol, và trong đó Samsung được coi là lớn nhất và nhiều thế lực nhất. Tờ báo nhấn mạnh, tại Hàn Quốc, Samsung ảnh hưởng không chỉ đến kinh tế, mà còn đến chính trị, tư pháp và cả báo chí.
Braxin : Tăng trưởng kinh tế không đồng đều
Hiện tượng bất bình đẳng lợi ích trong xã hội nói trên cũng là nguyên nhân gây bất ổn hiện tại ở Brazil. Các tạp chí Pháp tiếp tục dành nhiều ưu tiên thông tin về đất nước « mê bóng đá » này.
Tuần san L’Express đăng bài xã luận : « Từ phép mầu kinh tế đến sự đổ vỡ ở Brazil ». Tờ báo cho biết, từ hơn một năm nay, tình hình kinh tế Brazil trở nên tệ hại nhất trong số các nước tân hưng đầu tàu thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tăng trưởng năm 2012 cuả Brazil chỉ đạt 0,9%, tức thấp nhất trong nhóm BRICS. Sức cạnh tranh của Brazil cũng giảm đáng kể so với các nước đang lên ở Châu Á. Lạm phát đã lên đến 6,5%, giá thực phẩm đã tăng 13%.
Trong bối cảnh đó, hàng triệu người dân Brazil vốn có cuộc sống được cải thiện nhiều khi kinh tế đất nước phát triển thần tốc hồi những năm 2000, không chịu nổi « cú sốc » xuống dốc đó. Rồi trong bối cảnh khó khăn đó thì những khoảng chi tiêu khổng lồ dành cho các sự kiện thể thao lớn do nước này đăng cai, như đã thêm dầu vào lửa. Và việc tăng vé giao thông công cộng như giọt nước làm tràn ly, đẩy người dân xuống đường đòi nhà nước đầu tư nhiều hơn cho y tế, giáo dục, tố cáo tham nhũng và quan liêu.
Cuối cùng, L’Express cảnh báo : Brazil đang là nước « tiên phong » trong khủng hoảng xã hội trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh.
Cũng liên quan đến Brazil, nguyệt san Le Monde Diplomatique dành hai bài phân tích khá dài, và nhấn mạnh rằng, kinh tế Brazil đã phát triển nhanh, nhiều người được cho là thoát nghèo để gia nhập tầng lớp gọi là trung lưu. Thế nhưng, người ta đã đánh giá quá cao số người thoát nghèo này. Ngay cả tổng thống Rousseff cũng từng tuyên bố là đất nước Brazil hiện có khoảng 105/gần 200 triệu người thuộc tầng lớp tung lưu. Tờ báo cho biết, con số trên là không chính xác, và người ta đã cố tình làm cho nhiều người nghèo tưởng rằng mình đã được « trung lưu hóa ». Sự không chính xác đó đã và đang bị những người xuống đường vạch mặt chỉ tên, bởi hàng triệu người xuống đường đã tố cáo cuộc sống khó khăn, đòi cải thiện y tế và giáo dục, đòi chống tham nhũng, và phản đối những khoảng chi xa xỉ cho việc xây dựng các sân vận động.
Tuần báo Le Courrier International thì dẫn nhiều bài của báo chí Brazil mô tả việc đời sống xã hội của người dân còn nhiều khó khăn trong khi dịch vụ công thì tồi tệ, tham nhũng tràn lan, người dân thì phản đối kịch liệt các khoảng chi tiêu xa xỉ dành cho các sân vận động. Tổng thống Rousseff đã đáp lại bằng việc hứa tăng cường cải cách dân chủ, cải thiện việc phân chia tài sản xã hội và tăng cường chống tham nhũng. Thế nhưng, Courrier International nhận định : Thành công còn xa vời. Trong bối cảnh đó, tờ báo cho rằng, tổng thống Rousseff đang nhận « thẻ vàng » từ người dân Brazil.
Về phần mình, tạp chí Le Nouvel Observateur đăng bài : « Đường phố phản đối bà Dilma ». Tờ báo cũng nhấn mạnh đến việc Brazil cần cải thiện các lĩnh vực y tế, an ninh và giáo dục. Đặc biệt, tờ báo cho rằng, tổng thống Rousseff phải thừa hưởng một nền kinh tế đang chựng lại từ chính phủ tiền nhiệm, nhưng bà lại không có « sức quyến rũ đối với công chúng » như người tiền nhiệm. Thêm vào đó, bà lại không có biện pháp hiệu quả để hạn chế nạn tham nhũng đang vô cùng nghiêm trọng ở nước này.
Le Nouvel Observateur cũng đăng một bài xã luận cảnh báo về sự trỗi dậy của « thế hệ phẫn nộ », không chỉ ở Brazil mà còn ở nhiều nước khác. Bài xã luận cho biết, những người nỗi dậy ở Brazil, Thổ Nhĩ Kì hiện mới chiếm thiểu số trong xã hội, thế nhưng coi chừng thiểu số « sẽ làm nên lịch sử ». Tờ báo nhắc lại, những người kháng chiến hồi năm 1940 ở Pháp cũng là thiểu số, những người nổi dậy trong sự kiện tháng 5/1968 ở Pháp cũng là thiểu số, thế nhưng họ đã làm nên lịch sử. Tờ báo kết luận : « Ban đầu, thì người ta luôn là thiểu số ».
Chiến tranh mạng và người hùng Internet
Thuật ngữ « chiến tranh mạng » thời gian gần đây đã xuất hiện khá thường xuyên trên báo chí Pháp, ám chỉ việc các quốc gia chọi nhau bằng việc theo dõi hay tấn công hệ thống máy tính của nhau. Vụ Edward Snowden vừa rồi càng làm rõ hơn cuộc chiến này. Và hễ có chiến tranh mạng, thì cũng có « người hùng Internet ». Đó cũng chính là tựa đề trên trang nhất của tuần san Courrier Internatioanl số ra tuần này.
Tờ báo dẫn lại nhiều bài của báo chí Mỹ và Anh bàn về những nhân vật tiết lộ tin mật trên Internet như Julian Assange, người sáng lập trang mạng Wikileaks, cũng là người đã đăng tải trên trang mạng này hàng trăm ngàn tài liệu mật của Mỹ. Người cũng cấp thông tin này cho Julian là quân nhân Mỹ Bradley Manning. Và nhân vật này cũng chính là một trong những thần tượng của Snowden, trong việc công khai những thông tin mà họ cho là mang đến công bằng cho mọi người và tốt đẹp cho nhân loại. Đặc biệt, những người này phần lớn tuổi chưa tới 30, và thường là người mê tin học.
Courrier International trích dẫn tờ New York Times nhắc lại một số trường hợp mà các nhân viên mật vụ của Mỹ quay lại tiết lộ thông tin mật, trong đó có một vụ xa xưa là vào năm 1971 Daniel Ellsberg đã tiết lộ với báo giới tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam của Lầu Năm Góc.
Về phần mình, tạp chí Time cho rằng, những người tiết lộ thông tin mật nói trên là « một mối đe dọa » đối với chính phủ Mỹ, nhưng lại là « người hùng Internet ». Time nói thêm : Theo gương những người yêu chuộng hòa bình hồi chiến tranh Việt Nam, thế hệ mới hiện tại-vốn rất mê công nghệ-cho rằng, sự minh bạch của các thể chế và quyền tự do cá nhân là « nền tảng xã hội », bởi vậy họ mới công khai những thông tin nhạy cảm, bất chấp quyền tự do cá nhân của họ bị đe dọa. Cuối cùng, Time cảnh báo : Trong tương lại, những vụ rò rĩ thông tin theo kiểu trên sẽ nhiều hơn, bởi khi đó thế hệ sinh ra và lớn lên trong công nghệ và say mê công nghệ đã trưởng thành,và những người như Snowden sẽ được vinh danh trong hàng ngũ « những người tử vì đạo trên Internet ».
Courrier International cũng dẫn nhận định của tạp chí Newsweek. Theo tờ báo, hoạt động hacker hiện đang sôi nỗi trên phạm vi toàn cầu. Một vài hacker thì làm việc cho các chính phủ, họ theo dõi và tấn công hệ thống máy tính của các đối thủ. Thế là, « các đối thủ » bị hacker tấn công bèn thuê các công ty an ninh mạng bảo vệ dữ liệu của họ. Trớ trêu thay những công ty chống hacker này cũng lại là chuyên môn trong việc hacker. Và thế là, thế giới đang loay hoay trong trò chơi mèo đuổi chuột như vậy.
Cũng trong chủ đề này, phụ trang cuối tuần báo Le Monde có bài cho hay, trong khi các vụ tấn công mạng ngày càng nhiều và phức tạp trên thế giới, thì một nghề mới đang nổi lên : Nghề « tin tặc đạo đức ». Tờ báo cho biết, từ năm 2008, ở Pháp đã bắt đầu mở khóa đào tạo các chuyên viên an ninh thông tin mạng, với chương trình học là : theo dõi mạng, phản công mạng, tìm các lỗ hỡ trong một hệ thống máy tính...tức là « những tin tặc » bài bản nhưng có mục đích chống tin tặc.
Pháp : Ngập chìm trong xì căn đan
Chủ đề nước Pháp chiếm ưu tiên trên các tạp chí Pháp tuần này. Tuần san L’Express chạy tựa lớn trên trang nhất « Cuộc đời không thể tin nổi của ông Cahuzac », còn trang nhất của Le Nouvel Observateur thì chạy tựa : «Các góc khuất không thể tin nổi của một vụ bịp bợm ».
Cahuzac nguyên là bộ trưởng ngân sách Pháp, mới bị ép từ chức hồi tháng Tư rồi. Khi còn tại chức, ông tỏ ra khá cương quyết trong việc chống gian lận thuế trong bối cảnh kinh tế Pháp khó khăn, chính phủ đang ra sức tăng thuế để bù ngân sách. Trong bối cảnh đó thì bổng bùng lên thông tin vị bộ trưởng này có tài khoản bí mật gần 700 000 euro ở ngân hàng Thụy Sĩ, tức là ông ta đã trốn thuế.
Vậy mà, từ ngày 4/12/2012 đến ngày 2/4/2013, ông Cahuzac đã vô số lần thề thốt trước quốc hội, trước tổng thống, và với nhiều người khác rằng ông bị oan ức. Và cuối cùng, lo sợ bị điều tra làm lộ tẩy tội sẽ nặng hơn, nên ông Cahuzac đã thú tội trước bình minh.
Và cái giá phải trả hiện tại là quá lớn : Mất uy tín cá nhân, tương lai tù tội, bạn bè xa lánh, và cả cánh tả của tổng thống Hollande bị vạ lây. L’Express dành bài kể lại tỉ mỉ giai đoạn từ khi rộ lên tin đồn đến ngày ông Cahuzac thú tội. Tờ báo không ngại dùng những chữ « kẻ nói dối », hay « tên trốn thuế » để chỉ ông Cahuzac. Tờ báo cho rằng « cuộc đời ông là không thể tưởng nỗi » là bời vì ông Cahuzac có thể nói dối một thời gian dài như thế, vì ông Cahuzac là người cánh tả mà lại có nhiều bạn thâm giao thuộc phe cực hữu, vì ông Cahuzac vừa là vị bộ trưởng chống trốn thuế lại là người trốn thuế.
Le Nouvel Observateur thì đào sâu một xì căn đan khác, cũng liên quan đến một cựu bộ trưởng là ông Bernard Tapie. Ông này nổi tiếng là một doanh nhân giàu có. Bernard Tapie đã chính thức bị khởi tố với tội danh lừa đảo có tổ chức, sau bốn ngày bị tạm giam, trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tòa trọng tài năm 2008 đã phân xử cho ông được hưởng 403 triệu euro tiền bồi thường, để chấm dứt vụ kiện cáo giữa ông và ngân hàng Le Crédit Lyonnais.
Trong vụ này, các thẩm phán nghi ngờ việc chuyển sang nhờ trọng tài giải quyết thay vì thông qua tòa án, là nhằm giúp cho ông Bernard Tapie được hưởng lợi. Đặc biệt tư pháp muốn tìm hiểu sự liên can của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và cựu Bộ trưởng Kinh tế Christine Lagarde – hiện là Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, với ông Tapie, cũng như quan hệ của doanh nhân này với các trọng tài.
Sách mới của nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận
Cuối cùng, trong lĩnh vực thiên văn học, Le Nouvel Observateur đăng bài phỏng vấn nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận về một cuốn sách vừa được xuất bản tại Pháp của ông.
Quyển sách được ông đặt tên ''Désir d’infini'' (Hướng tới vô tận), do nhà xuất bản Fayard Pháp Quốc phát hành. Một trong những điểm độc đáo trong « Hướng tới vô tận », cũng như nhiều tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận, là khát khao tìm kiếm sự tương đồng giữa khoa học vật lý thiên văn với các truyền thống triết học tâm linh, đặc biệt là triết học Phật giáo. RFI Việt Ngữ cũng đã có bài phỏng vấn giáo sư Thuận về cuốn sách này cách đây không lâu.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20130630-nhat-ban-cac-dai-tap-doan-chi-phoi-doi-song-xa-hoi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten