Cư dân gốc Việt 3 năm sau thủy triều đen vịnh Mêhicô
Ngày 20/04/2010, giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn BP ở ngoài khơi bang Louisiana đã đột ngột nổ tung, khiến 11 người thiệt mạng. BP đã không thể khống chế được dầu tràn lên từ các giếng khoan. Phải gần ba tháng sau, lỗ thủng mới được bịt lại.
Trong thảm họa sinh thái, được coi là thuộc hàng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khoảng từ 3 đến 5 triệu thùng dầu thô đã tràn ra biển, trôi dạt vào bờ, gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trước hết đến các cư dân làm nghề đánh bắt hải sản trong khu vực và dân cư các tiểu bang Hoa Kỳ tại vùng vịnh Mêhicô.
Ngày thứ Hai, 25/02, tại Hoa Kỳ mở ra phiên tòa dân sự xét xử BP, mà nguyên đơn là chính quyền Mỹ. BP đứng trước khả năng sẽ phải nộp phạt thêm ít nhất 16 tỷ đô la, nếu dàn xếp được với chính quyền. Cho đến nay, tập đoàn dầu mỏ BP đã phải chi ra ít nhất là 38 tỉ đô la để thu gom dầu tràn, đền bù các thiệt hại cho những người trực tiếp bị ảnh hưởng, và nộp phạt để tránh bị truy tố về việc đã để xẩy ra nạn thủy triều đen.
Để chuyển đến quý vị thính giả các thông tin về tình trạng các cư dân đặc biệt là cư dân gốc Việt, tại vùng vịnh Mêhicô, gần 3 năm sau thảm họa dầu tràn, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với nhà báo Vương Kỳ Sơn (từ Louisinana). Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn.
Ông Vương Kỳ Sơn : Cái vấn đề dầu loang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của ngư dân. Chẳng hạn như có những vùng không còn cá nữa, có những vùng không còn muỗi nữa, hay có những nơi sò gần như là tuyệt chủng luôn…
Ảnh hưởng ngấm ngầm thấm vào đất, ảnh hưởng sang nước, hay là những sinh vật sống trong đó, đặc biệt là những đàn chim di cư có thể không còn về nữa, hay về đó mà bị nạn dầu tràn làm chết…
Nạn dầu tràn làm xáo trộn cuộc sống của các cư dân... Mặc dầu, có những người có được gọi đi vớt dầu cách đây 2 năm, cũng đã có được số tiền để trang trải cho chi phí khi không hành nghề được nữa. Còn với đại đa số vẫn gặp rất nhiều trở ngại.
Bà con ngư phủ một số người thay đổi, qua những khó khăn này, cộng thêm với tuổi tác, thì phải sắm những con tàu nhỏ hơn, đi làm một mình, hoặc chỉ cần thêm một người nữa, chứ không cần đến những con tàu với 3, 4 người, dài hàng trăm feet…
RFI : Ông có thể cho biết những người bị ảnh hưởng thì được trợ giúp như thế nào ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Phía chính quyền, khi một người dân không đạt được mức lợi tức bình thường, thì họ sẽ được một trợ cấp nho nhỏ nào đó của chính quyền để tạm thời sống trong một thời gian chờ đợi nào đó. Ngoài ra thì cũng có những cơ quan lo về sức khỏe tinh thần, để mà hướng dẫn cho bà con để tìm ra những dấu hiệu nào ảnh hưởng đến đời sống, chẳng hạn về tinh thần của họ xem có bị ảnh hưởng gì không, bị ảnh hưởng đến mức nào, để có những chữa trị đúng mức. Bởi vì đời sống bị lệch lạc đí, không còn theo đúng cái lịch trình như trước đây nữa.
RFI : Về qui mô ảnh hưởng, xin ông cho số lượng những người bị ảnh hưởng tại khu vực này ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Căn cứ vào thời gian hãng BP nhận đơn của bà con mình, ghi danh để xin đi làm công việc với dầu, thì có 6.000 hồ sơ, cả người Mỹ nữa. Nhưng họ chỉ nhận có khoảng 2.000. Còn 4.000 người kia thì đang sống rất khó khăn.
RFI : Cộng đồng người gốc Việt có những tiếng nói gì để bảo vệ quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Về cộng đồng Việt Nam, dĩ nhiên cũng có cơ quan nọ, cơ quan kia, cũng lên tiếng để tìm những phương cách nào đó, để giúp bằng một cách nào đó, chẳng hạn như có những hội từ thiện của Tin Lành chẳng hạn… Dĩ nhiên là về mặt vật chất, nó cũng nhỏ thôi. Còn nếu mà nói đến tiếng nói của tập thể người Việt Nam của chúng ta, thì có thể nói là rất yếu, hay là còn rất là thưa thớt. Chưa có tiếng nói mạnh, để có thể đạo đạt lên nhà cầm quyền, để can thiệp trực tiếp về vấn đề này.
Bởi vì nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở tại… hay là nói rộng hơn là ở Louisiana, thì trong thời gian vừa qua, có một sự khủng hoảng, là lãnh đạo không đáp ứng được lòng mong đợi của bà con. Do đó, bà con cũng giảm sút sự tin tưởng vào các tổ chức gọi là « cộng đồng » đó. Hy vọng là, trong những ngày tháng sắp tới đây, có những ban mới, họ có thể có sự tích cực hơn, để đáp ứng được các nhu cầu.
Tại sao có nhiều người thờ ơ với những sinh hoạt của cộng đồng, là bởi vì sinh hoạt cộng đồng không có, hay nói đúng hơn là chưa đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của họ, và nó chưa có thực sự quan thiết đến đời sống của họ. Do đó họ không mấy chú ý, hay nói cách khác họ cũng thờ ơ thôi…
Chúng tôi cũng xin được kêu gọi bà con ngư phủ của chúng ta, xin quý vị lên tiếng, xin quý vị nói lên cái suy nghĩ của quý vị, những nhu cầu của quý vị, hay là những đòi hỏi của quý vị, hay là những cái mà quý vị cảm thấy thiệt thòi… Khi quý vị nói lên, thì người ta mới biết được. Và người ta mới tìm cách để mà giải quyết, mà dĩ nhiên là giải quyết một cách tập thể, chứ không phải là giải quyết riêng cho một cá nhân nào cả. Bởi vì những việc như vụ dầu tràn ảnh hưởng chung cả, không riêng gì những người ngư phủ đi ra ngoài biển….
Để có một tiếng nói như vậy, dĩ nhiên là chúng ta cũng phải ngồi lại với nhau, để mà đi đến đúc kết lại một bản lên tiếng chung của tập thể người Việt của chúng ta. Lúc đó thì chúng ta mới đạo đạt lên nhà cầm quyền để mà họ phải chú tâm đến cái tiếng nói của chúng ta…
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (New Mexico), một người có nhiều quan tâm đến môi trường vùng vịnh Mêhicô, cho biết một số nhận định của ông.
Ông Mai Thanh Truyết : Đây là một trong những thảm nạn lớn nhất của Hoa Kỳ. Cái thiệt hại ban đầu về môi trường thì chúng ta đã thấy, số tôm cá trong vùng bị chết, chim chóc, cả một hệ sinh thái trong vùng bị tê liệt trong thời gian đầu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là : Thử hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong những năm tới, 5 năm tới, 10 năm tới ? Chúng tôi nghĩ rằng các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Thêm nữa, riêng cá nhân chúng tôi, chúng tôi thấy rất rõ, cái hệ lụy, không phải chỉ xảy ra trong vòng vài năm, mà sẽ còn kéo dài, chúng tôi nghĩ có thể một vài thế hệ. Hệ lụy như thế nào ? Dù muốn, dù không, các loài sinh vật sống trong vùng đã bị nhiễm dầu tràn. Trong dầu thô có một số hóa chất độc hại, mặc dầu sinh vật sống trong đó không chết tất cả, ngoài một số bị hủy diệt hoàn toàn, thì một số còn sống sót bị nhiễm (các chất độc). Do đó có nảy sinh ra những sự biến đổi riêng, khiến cho các sinh vật lưu giữ và chuyển tải các mầm nguy hiểm, từ thế hệ này qua thế hệ khác, có thể tác động đến sức khỏe con người, nếu ăn phải.
Bài học đặt ra ở đây là chúng ta phải làm thế nào để có chính sách phòng bị chung trong lĩnh vực hóa dầu này, hơn là đặt con trâu trước cái cày. Chúng tôi nghĩ rằng, khi chính quyền chấp thuận một cơ sở, đặc biệt là khai thác dầu hỏa ở biển sâu, có thể xuống đến 10.000 mét như hiện nay... thì phải có một hệ thống an toàn bao bọc hệ thống khoan, để từ đó, nếu có chuyện gì xảy ra, thì dầu tràn sẽ nằm lại trong hệ thống bao bọc đó. Và công ty khai thác có đủ thời gian chữa trị việc dầu tràn.
Gần ba năm sau thảm họa dầu tràn tại vùng vịnh Mêhicô, đời sống của cư dân ở đây nói chung, cư dân gốc Việt nói riêng vẫn còn bị nhiều ảnh hưởng. Mặc dù tập đoàn BP đã có những đền bù và một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, theo các nhân chứng tại chỗ và nhiều nhà nghiên cứu, thảm họa thủy triều đen này sẽ còn để lại nhiều tác hại nặng nề, âm thầm và lâu dài. Vai trò của các tổ chức của cư dân gốc Việt trong việc lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho các thành viên của cộng đồng, bị ảnh hưởng bởi thảm họa, hiện vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
RFI xin chân thành cảm ơn nhà báo Vương Kỳ Sơn và tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
Các tin bài liên quan
Tư pháp Mỹ xử dân sự vụ BP gây nạn thủy triều đen
Cuộc sống ngư dân Việt tại Louisiana sau tai nạn dầu tràn ở vịnh Mêhicô
Vẫn chưa khắc phục hết tác hại tai nạn dầu tràn ở vịnh Mêhicô
Vịnh Mêhicô, một năm sau thảm họa dầu tràn
Tai nạn tràn dầu trong vịnh Mêhicô: Mỹ kiện BP
Vụ nổ giàn khoan dầu : các tập đoàn dầu khí bị quy trách nhiệm
Thuỷ triều đen buộc Mỹ phải xem lại vấn đề khai thác dầu trên biển
Phễu hút dầu tràn vận hành tốt : BP và Obama tạm thở phào nhẹ nhõm
http://www.viet.rfi.fr/cong-dong/20130227-anh-huong-thuy-trieu-den-vinh-mehico-voi-cu-dan-goc-viet-3-nam-sau
Trong thảm họa sinh thái, được coi là thuộc hàng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khoảng từ 3 đến 5 triệu thùng dầu thô đã tràn ra biển, trôi dạt vào bờ, gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trước hết đến các cư dân làm nghề đánh bắt hải sản trong khu vực và dân cư các tiểu bang Hoa Kỳ tại vùng vịnh Mêhicô.
Ngày thứ Hai, 25/02, tại Hoa Kỳ mở ra phiên tòa dân sự xét xử BP, mà nguyên đơn là chính quyền Mỹ. BP đứng trước khả năng sẽ phải nộp phạt thêm ít nhất 16 tỷ đô la, nếu dàn xếp được với chính quyền. Cho đến nay, tập đoàn dầu mỏ BP đã phải chi ra ít nhất là 38 tỉ đô la để thu gom dầu tràn, đền bù các thiệt hại cho những người trực tiếp bị ảnh hưởng, và nộp phạt để tránh bị truy tố về việc đã để xẩy ra nạn thủy triều đen.
Để chuyển đến quý vị thính giả các thông tin về tình trạng các cư dân đặc biệt là cư dân gốc Việt, tại vùng vịnh Mêhicô, gần 3 năm sau thảm họa dầu tràn, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với nhà báo Vương Kỳ Sơn (từ Louisinana). Sau đây mời quý vị theo dõi phần phỏng vấn.
Ông Vương Kỳ Sơn : Cái vấn đề dầu loang ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của ngư dân. Chẳng hạn như có những vùng không còn cá nữa, có những vùng không còn muỗi nữa, hay có những nơi sò gần như là tuyệt chủng luôn…
Ảnh hưởng ngấm ngầm thấm vào đất, ảnh hưởng sang nước, hay là những sinh vật sống trong đó, đặc biệt là những đàn chim di cư có thể không còn về nữa, hay về đó mà bị nạn dầu tràn làm chết…
Nạn dầu tràn làm xáo trộn cuộc sống của các cư dân... Mặc dầu, có những người có được gọi đi vớt dầu cách đây 2 năm, cũng đã có được số tiền để trang trải cho chi phí khi không hành nghề được nữa. Còn với đại đa số vẫn gặp rất nhiều trở ngại.
Bà con ngư phủ một số người thay đổi, qua những khó khăn này, cộng thêm với tuổi tác, thì phải sắm những con tàu nhỏ hơn, đi làm một mình, hoặc chỉ cần thêm một người nữa, chứ không cần đến những con tàu với 3, 4 người, dài hàng trăm feet…
RFI : Ông có thể cho biết những người bị ảnh hưởng thì được trợ giúp như thế nào ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Phía chính quyền, khi một người dân không đạt được mức lợi tức bình thường, thì họ sẽ được một trợ cấp nho nhỏ nào đó của chính quyền để tạm thời sống trong một thời gian chờ đợi nào đó. Ngoài ra thì cũng có những cơ quan lo về sức khỏe tinh thần, để mà hướng dẫn cho bà con để tìm ra những dấu hiệu nào ảnh hưởng đến đời sống, chẳng hạn về tinh thần của họ xem có bị ảnh hưởng gì không, bị ảnh hưởng đến mức nào, để có những chữa trị đúng mức. Bởi vì đời sống bị lệch lạc đí, không còn theo đúng cái lịch trình như trước đây nữa.
RFI : Về qui mô ảnh hưởng, xin ông cho số lượng những người bị ảnh hưởng tại khu vực này ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Căn cứ vào thời gian hãng BP nhận đơn của bà con mình, ghi danh để xin đi làm công việc với dầu, thì có 6.000 hồ sơ, cả người Mỹ nữa. Nhưng họ chỉ nhận có khoảng 2.000. Còn 4.000 người kia thì đang sống rất khó khăn.
RFI : Cộng đồng người gốc Việt có những tiếng nói gì để bảo vệ quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng ?
Ông Vương Kỳ Sơn : Về cộng đồng Việt Nam, dĩ nhiên cũng có cơ quan nọ, cơ quan kia, cũng lên tiếng để tìm những phương cách nào đó, để giúp bằng một cách nào đó, chẳng hạn như có những hội từ thiện của Tin Lành chẳng hạn… Dĩ nhiên là về mặt vật chất, nó cũng nhỏ thôi. Còn nếu mà nói đến tiếng nói của tập thể người Việt Nam của chúng ta, thì có thể nói là rất yếu, hay là còn rất là thưa thớt. Chưa có tiếng nói mạnh, để có thể đạo đạt lên nhà cầm quyền, để can thiệp trực tiếp về vấn đề này.
Bởi vì nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở tại… hay là nói rộng hơn là ở Louisiana, thì trong thời gian vừa qua, có một sự khủng hoảng, là lãnh đạo không đáp ứng được lòng mong đợi của bà con. Do đó, bà con cũng giảm sút sự tin tưởng vào các tổ chức gọi là « cộng đồng » đó. Hy vọng là, trong những ngày tháng sắp tới đây, có những ban mới, họ có thể có sự tích cực hơn, để đáp ứng được các nhu cầu.
Tại sao có nhiều người thờ ơ với những sinh hoạt của cộng đồng, là bởi vì sinh hoạt cộng đồng không có, hay nói đúng hơn là chưa đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của họ, và nó chưa có thực sự quan thiết đến đời sống của họ. Do đó họ không mấy chú ý, hay nói cách khác họ cũng thờ ơ thôi…
Chúng tôi cũng xin được kêu gọi bà con ngư phủ của chúng ta, xin quý vị lên tiếng, xin quý vị nói lên cái suy nghĩ của quý vị, những nhu cầu của quý vị, hay là những đòi hỏi của quý vị, hay là những cái mà quý vị cảm thấy thiệt thòi… Khi quý vị nói lên, thì người ta mới biết được. Và người ta mới tìm cách để mà giải quyết, mà dĩ nhiên là giải quyết một cách tập thể, chứ không phải là giải quyết riêng cho một cá nhân nào cả. Bởi vì những việc như vụ dầu tràn ảnh hưởng chung cả, không riêng gì những người ngư phủ đi ra ngoài biển….
Để có một tiếng nói như vậy, dĩ nhiên là chúng ta cũng phải ngồi lại với nhau, để mà đi đến đúc kết lại một bản lên tiếng chung của tập thể người Việt của chúng ta. Lúc đó thì chúng ta mới đạo đạt lên nhà cầm quyền để mà họ phải chú tâm đến cái tiếng nói của chúng ta…
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (New Mexico), một người có nhiều quan tâm đến môi trường vùng vịnh Mêhicô, cho biết một số nhận định của ông.
Ông Mai Thanh Truyết : Đây là một trong những thảm nạn lớn nhất của Hoa Kỳ. Cái thiệt hại ban đầu về môi trường thì chúng ta đã thấy, số tôm cá trong vùng bị chết, chim chóc, cả một hệ sinh thái trong vùng bị tê liệt trong thời gian đầu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là : Thử hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong những năm tới, 5 năm tới, 10 năm tới ? Chúng tôi nghĩ rằng các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đang tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Thêm nữa, riêng cá nhân chúng tôi, chúng tôi thấy rất rõ, cái hệ lụy, không phải chỉ xảy ra trong vòng vài năm, mà sẽ còn kéo dài, chúng tôi nghĩ có thể một vài thế hệ. Hệ lụy như thế nào ? Dù muốn, dù không, các loài sinh vật sống trong vùng đã bị nhiễm dầu tràn. Trong dầu thô có một số hóa chất độc hại, mặc dầu sinh vật sống trong đó không chết tất cả, ngoài một số bị hủy diệt hoàn toàn, thì một số còn sống sót bị nhiễm (các chất độc). Do đó có nảy sinh ra những sự biến đổi riêng, khiến cho các sinh vật lưu giữ và chuyển tải các mầm nguy hiểm, từ thế hệ này qua thế hệ khác, có thể tác động đến sức khỏe con người, nếu ăn phải.
Bài học đặt ra ở đây là chúng ta phải làm thế nào để có chính sách phòng bị chung trong lĩnh vực hóa dầu này, hơn là đặt con trâu trước cái cày. Chúng tôi nghĩ rằng, khi chính quyền chấp thuận một cơ sở, đặc biệt là khai thác dầu hỏa ở biển sâu, có thể xuống đến 10.000 mét như hiện nay... thì phải có một hệ thống an toàn bao bọc hệ thống khoan, để từ đó, nếu có chuyện gì xảy ra, thì dầu tràn sẽ nằm lại trong hệ thống bao bọc đó. Và công ty khai thác có đủ thời gian chữa trị việc dầu tràn.
Gần ba năm sau thảm họa dầu tràn tại vùng vịnh Mêhicô, đời sống của cư dân ở đây nói chung, cư dân gốc Việt nói riêng vẫn còn bị nhiều ảnh hưởng. Mặc dù tập đoàn BP đã có những đền bù và một số biện pháp khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, theo các nhân chứng tại chỗ và nhiều nhà nghiên cứu, thảm họa thủy triều đen này sẽ còn để lại nhiều tác hại nặng nề, âm thầm và lâu dài. Vai trò của các tổ chức của cư dân gốc Việt trong việc lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho các thành viên của cộng đồng, bị ảnh hưởng bởi thảm họa, hiện vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
RFI xin chân thành cảm ơn nhà báo Vương Kỳ Sơn và tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
Các tin bài liên quan
Tư pháp Mỹ xử dân sự vụ BP gây nạn thủy triều đen
Cuộc sống ngư dân Việt tại Louisiana sau tai nạn dầu tràn ở vịnh Mêhicô
Vẫn chưa khắc phục hết tác hại tai nạn dầu tràn ở vịnh Mêhicô
Vịnh Mêhicô, một năm sau thảm họa dầu tràn
Tai nạn tràn dầu trong vịnh Mêhicô: Mỹ kiện BP
Vụ nổ giàn khoan dầu : các tập đoàn dầu khí bị quy trách nhiệm
Thuỷ triều đen buộc Mỹ phải xem lại vấn đề khai thác dầu trên biển
Phễu hút dầu tràn vận hành tốt : BP và Obama tạm thở phào nhẹ nhõm
http://www.viet.rfi.fr/cong-dong/20130227-anh-huong-thuy-trieu-den-vinh-mehico-voi-cu-dan-goc-viet-3-nam-sau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten