vrijdag 5 oktober 2018

Trung Quốc đánh cắp thông tin Apple, Amazon bằng chip siêu nhỏ? + Toàn bộ dữ liệu iCloud của TQ đã về tay Bắc Kinh

Trung Quốc đánh cắp thông tin Apple, Amazon bằng chip siêu nhỏ?



Tìm thấy các phần cứng bị "xâm nhập" trong máy bay của Mỹ, theo Bloomberg Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Tìm thấy các phần cứng bị "xâm nhập" trong máy bay của Mỹ, theo Bloomberg

Bloomberg mô tả dữ liệu được truyền về Trung Quốc từ các con chip siêu nhỏ, được cấy vào bo mạch chủ của các sản phẩm. Bo mạch này được một công ty tên Super Micro Computer sản xuất.
Apple và Amazon chỉ là hai trong số các công ty của Mỹ bị gián điệp Trung Quốc ăn cắp dữ liệu.
Các máy chủ của Apple và Amazon đã bị xâm nhập ngay từ trong quá trình xản xuất, và con chip siêu nhỏ này sẽ được kích hoạt khi các thiết bị được lắp ráp hoàn chỉnh và đi vào hoạt động.
Cả Apple, Amazon và Super Micro đều phủ nhận thông tin từ Bloomberg, nói rằng nó "không đúng sự thật".
Cụ thể, Apple phát đi một thông báo mạnh mẽ, cho biết "không có bằng chứng" để củng cố các cáo buộc của Bloomberg.
Còn trong tuyên bố dài của mình, Amazon nói: "Chúng tôi đã không tìm thấy bằng chứng của những con chip độc hại hay việc các thiết bị phần cứng bị can thiệp."
Bloomberg cho biết cuộc điều tra của họ đã kéo dài trong suốt một năm, và một trong số các bằng chứng tìm thấy là về một cuộc tấn công gián điệp trên nhiều mặt được chuẩn bị, khi chính quyền Bắc Kinh tiếp cận 30 công ty lớn và nhiều cơ quan liên bang.
Các thông tin về chiến dịch tấn công gián điệp từ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện Amazon tiến hành kiểm tra an ninh năm 2015, trước khi chuyển hẳn sang sử dụng các phần cứng, máy chủ... được cung cấp bởi công ty Elemental, nhưng do Super Micro Computer sản xuất từ Trung Quốc.

Nhiều mã độc được cài vào thiết bị của các công ty từ ngay trong quá trình sản xuất Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhiều mã độc được cài vào thiết bị của các công ty từ ngay trong quá trình sản xuất

Vụ việc đã làm khởi động một cuộc điều tra kéo dài từ các cơ quan tình báo Mỹ.
Bloomberg nhận xét Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ khi tiến hành chiến dịch, bởi vì 90% máy tính trên thế giới được sản xuất từ đây.
"Nghiên cứu và hiểu tường tận cách thiết kế các sản phẩm, can thiệp vào từng bộ phận và tìm cách đảm bảo các thiết bị này vượt qua quá trình kiểm tra khi xuất khẩu và đến được địa điểm họ mong muốn."
Nhiều công ty sử dụng các thiết bị phần cứng từ Super Micro Computer đã tiến hành loại bỏ các máy chủ hoặc bo mạch được sản xuất ở Trung Quốc.
Apple phủ nhận và nói rằng Bloomberg đã "liên lạc nhiều lần và đưa ra các tuyên bố mơ hồ, phức tạp về một sự cố an ninh họ nghi ngờ là đang xảy ra."
"Chúng tôi có những cuộc kiểm tra an ninh nội bộ nghiêm ngặt dựa trên yêu cầu của Bloomberg, và hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng nào."
"Sau đó, chúng tôi liên hệ lại với Bloomberg và đưa ra các hồ sơ, bằng chứng thực tế, bác bỏ mọi khía cạnh trong điều tra của họ."
Super Micro Computer nói họ hoàn toàn không biết có cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về vấn đề này, và không có khách hàng nào ngưng sử dụng sản phẩm được cung cấp bởi công ty vì sợ tin tặc hay hoạt động gián điệp từ Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi câu chuyện trên là "cáo buộc vô cớ" và nói rằng sự an toàn của các hoạt động sản xuất - xuất khẩu sản phẩm là "vấn đề quan tâm chung."
Bloomberg cho biết phủ nhận từ các công ty trái ngược với những nguồn tin, nhân chứng mà họ có từ "sáu quan chức trong các cơ quan an ninh quốc gia" và những nguồn tin giấu mặt trong nội bộ Apple và Amazon.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45756215

Toàn bộ dữ liệu iCloud của TQ đã về tay Bắc Kinh

  • 21 tháng 7 2018

Email, hình ảnh, tin nhắn của hơn 100 triệu tài khoản Apple giờ đã được chuyển giao cho một hãng dự trữ dữ liệu của Bắc Kinh. Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Email, hình ảnh, tin nhắn của hơn 100 triệu tài khoản Apple giờ đã được chuyển giao cho một hãng dự trữ dữ liệu của Bắc Kinh.

Đối tác dữ liệu duy nhất của Apple ở Trung Quốc, Guizhou-Cloud Big Data Industry Development (GCBD) đã chuyển giao toàn bộ dữ liệu của người dùng của nước này cho hãng China Telecom.
Và mặc dù dữ liệu iCloud được mã hóa hai đầu, chìa khóa mở mã hóa cũng được Apple chuyển giao cho Bắc Kinh, gây lo ngại rằng chính quyền sẽ tìm cách lợi dụng nó để xâm phạm quyền riêng tư của người dân.
China Telecom là một công ty lưu trữ dữ liệu nhà nước, giờ đã có toàn bộ hình ảnh, tin nhắn, email và thông tin cá nhân của 130 triệu người dùng Trung Quốc.
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
Lo ngại khi Apple lưu dữ liệu ở Trung Quốc
Luật An ninh mạng không tốt cho kinh tế VN
Apple nói động thái này là để tuân thủ luật An ninh mạng của nước sở tại, và nói với hãng tin Reuters rằng: "Dù chúng tôi đã đấu tranh chống lại việc iCloud phải tuân thủ luật này, nhưng chúng tôi đã không thành công."
Từ năm ngoái, Apple đã hợp tác với GCBD, hãng phát triển công nghệ Big Data ở tỉnh Quý Châu, và từ tháng Hai năm nay, toàn bộ dữ liệu người dùng đã bị chuyển về máy chủ ở TQ, kèm theo chìa khóa để mở mã hóa.

CEO Apple Tim Cook từng nói quyền riêng tư là "một quyền cơ bản của con người", nhưng có lẽ không áp dụng ở Trung Quốc? Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption CEO Apple Tim Cook từng nói quyền riêng tư là "một quyền cơ bản của con người", nhưng có lẽ không áp dụng ở Trung Quốc?
Trước đó, dữ liệu iCloud của người dùng TQ được lưu trữ ở bang North Carolina, Hoa Kỳ.
Đến hôm 18/7, trên trang web tỉnh Quý Châu, GCBD đã ký kết với China Telecom để cung cấp dịch vụ iCloud cấp địa phương. GCBD cũng sẽ xây dựng một trung tâm dữ liệu quốc gia cho các dịch vụ lưu trữ iCloud, dự kiến sẽ đi vào họat động vào 2020.
Hồi tháng Một, khi tuyên bố toàn bộ hoạt động vận hành iCloud của người dùng Trung Quốc sẽ bị chuyển về nước sở tại, Apple đã thay đổi một đoạn trong nội dung Các Điều khoản và Điều kiện sử dụng:
"Nếu bạn hiểu và đồng ý, Apple và GCBD sẽ có quyền tiếp cận dữ liệu lưu trữ trên máy chủ. Điều này bao gồm quyền chia sẻ, trao đổi và công bố tất cả dữ liệu người dùng (bao gồm nội dung) để tuân theo luật."

Đe dọa quyền riêng tư

Joshua Rosenzweig, phó giám đốc văn phòng Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hong Kong, nói với BBC rằng động thái này của Apple gây nguy hại cho quyền riêng tư của người dùng Trung Quốc.

Nhiều tổ chức nhân quyền lo ngại về động thái này của Apple Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Có hơn 100 triệu người dùng Apple ở Trung Quốc
"Động thái này thực sự làm suy yếu tuyên bố của Apple rằng rất coi trọng quyền riêng tư của khách hàng. Apple không nên để cơn khát lợi nhuận này khiến người dùng Trung Quốc gặp rủi ro," "Chúng tôi đã viết thư cho Apple để biết thông tin về cách Apple sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với các yêu cầu lạm dụng dữ liệu của chính phủ. Nhưng sự phản hồi im lặng của công ty này là vô cùng đáng quan ngại."
Người dùng Apple ở Trung Quốc có cách tốt nhất là xóa tài khoản cũ, tạo tài khoản mới và lựa chọn một quốc gia khác là quốc gia lưu trữ dữ liệu iCloud của họ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố ông sẵn sàng tăng cường cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách đánh thuế lên tất cả 500 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Mỹ luôn cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền hữu trí tuệ như đánh cắp thiết kế và ý tưởng sản phẩm bằng cách yêu cầu các công ty nước ngoài chia sẻ quyền sở hữu với các đối tác địa phương để tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Apple đã tuân thủ luật an ninh mạng TQ

Apple đã chính thức chuyển máy chủ về Trung Quốc và giờ đã giao nốt dữ liệu người dùng cho chính quyền, như vậy Apple đã tuân thủ luật an ninh mạng TQ.
Năm ngoái, Apple cũng đã xóa bỏ các ứng dụng VPN khỏi App Store để tuân thủ các quy định về không gian mạng của Trung Quốc, khiến người dùng internet khó vượt tường lửa hơn.
Những điều này gây lo ngại cho một số người phản đối luật an ninh mạng ở Việt Nam, vì có nhiều sự tương đồng giữa luật an ninh mạng của Hà Nội và Bắc Kinh.
Trinh Huu Long: Apple mà đã chịu thì nó tạo ra một tiền lệ xấu, nghĩa là khả năng Apple, Facebook và Google tuân thủ Luật An ninh mạng Việt Nam sẽ cao hơn, mặc dù thị trường Việt Nam có thể không lớn.
Hong Phuc Nguyen: Haizzz sống bên Trung Quốc chính phủ nó muốn sao dân phải theo vậy :(
Mấy hãng muốn bán ở TQ cũng phải chịu sự kiểm soát của chính phủ tàu như vậy :(
Mai Phuong Tu: Có thể nói, đây là thành quả của luật An ninh mạng Trung Quốc, và là tiền đề cho Việt Nam noi gương sau khi bản sao của luật này đã được thông qua vừa rồi. Song song với bộ luật An ninh mạng, Trung Quốc còn có một bộ luật khác mang tên "Luật an ninh quốc gia", luật này cho phép cảnh sát điều tra được quyền yêu cầu các công ty giúp họ truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng. Không sớm thì muộn, một bản sao của nó cũng sẽ cập bến xứ Đông Lào.

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44909707

Trung Quốc bí mật cài chip do thám vào server của Amazon và Apple


(Hình minh họa: Getty Images)
WASHINGTON, D.C. (NV) — Trung Quốc bí mật cài chip do thám vào các máy server (máy chủ) dùng trong các công ty kỹ thuật lớn của Mỹ, kể cả Apple và Amazon.com, theo bài báo đăng tải trên tờ Bloomberg Businessweek sáng Thứ Năm, ngày 4 Tháng Mười.
Bài báo này nói rằng đây là một chiến dịch do thám vô cùng bí mật, kéo dài nhiều năm, nhằm cài chip do thám vào các máy chủ, qua các motherboard (main board, bo mạch chủ) được lắp ráp tại Trung Quốc.
Một trong những công ty có máy server bị cài đặt từng cung cấp dịch vụ điện toán cho các cơ quan trong chính phủ Mỹ, gồm cả các trung tâm lưu trữ dữ kiện của Bộ Quốc Phòng, các chiến hạm Hải Quân Mỹ và cơ quan CIA trong phần vụ điều hành hoạt động phi cơ không người lái (drone).
Cả hai công ty Apple và Amazon, cùng công ty điện toán Super Micro và chính quyền Bắc Kinh đều lên tiếng cho rằng không hề có việc cài đặt chip do thám.
Mức độ trầm trọng của việc thu thập dữ kiện qua các chip do thám không thấy nêu rõ trong bài báo và cũng không có tin tức nào về các cá nhân của người tiêu dùng bị đánh cắp trong vụ này.
Tuy nhiên, bài báo cho hay một cuộc điều tra tối mật của chính phủ Mỹ về vụ này, khởi sự từ năm 2015 và có sự tham dự của FBI, hiện vẫn còn tiếp tục.
Một giới chức chính phủ Mỹ vào sáng Thứ Năm xác nhận với tờ Washington Post rằng, nói chung, những gì nêu lên trong bài báo của Bloomberg Businessweek là chính xác.
Theo Bloomberg Businessweek thì một đơn vị tình báo Trung Quốc, chuyên sử dụng linh kiện điện tử để do thám, đã cài các microchip rất nhỏ lên motherboard của các máy servers do công ty Super Micro chế tạo.
Công ty này có trụ sở chính đặt tại San Jose. Đây là một công ty Mỹ nhưng các motherboards phần lớn được sản xuất ở Trung Quốc.
Bài báo nói cả hai công ty Apple và Amazon khám phá chip do thám vào năm 2015 và thay thế các máy server bị cài đặt.
Công ty Super Micro vào sáng ngày Thứ Năm nói rằng họ không hề hay biết có cuộc điều tra nào về vấn đề này và cũng chưa bao giờ được bất cứ cơ quan nào của chính quyền Mỹ liên lạc về vấn đề này. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/trung-quoc-bi-mat-cai-chip-tham-vao-server-cua-amazon-va-apple/

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.
Bài liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten