donderdag 4 oktober 2018

Mỹ hủy hiệp ước hữu nghị Mỹ-Iran 1955 + Mỹ gây sức ép buộc các tập đoàn Đức ngưng làm ăn tại Iran


Washington hủy hiệp ước hữu nghị Mỹ-Iran 1955


mediaMỹ được yêu cầu loại trừ ra khỏi danh sách trừng phạt Iran các loại hàng hóa, sản phẩm thuộc phạm vi nhân đạo, trong đó có thuốc men. Ảnh minh họa.STRINGER / afp
Ngày 03/10/2018 tại La Haye, Toà Công Lý Quốc Tế CIJ yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng những thỏa thuận quốc tế, đình chỉ một số biện pháp trừng phạt Iran có liên quan đến lãnh vực « nhân đạo ». Bị CIJ « nhắc nhở », Washington hủy hiệp ước hữu nghị Mỹ-Iran ký kết năm 1955.
Thông tín viên Eric de Salves từ San Francisco cho biết chi tiết :
« Phán quyết của Toà Công Lý Quốc Tế cho phép hai bên cùng tuyên bố chiến thắng. Tại Washington, ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng Iran bị thua. Thật vậy, cơ quan công lý cao nhất của Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ một yêu cầu của Iran đòi Mỹ phải đình chỉ toàn bộ các trừng phạt.
Mike Pompeo có lý do chính đáng để hài lòng. Ông nói rằng yêu sách của Iran là phi lý. Các biện pháp trừng phạt Iran đã được Mỹ hủy bỏ vào năm 2015, nhưng sau đó được tái lập kể từ khi tổng thống Donald Trump quyết định xé bỏ hiệp định hạt nhân 2015.
Nhưng để cho công bằng, Toà Công Lý Quốc Tế cũng nhìn nhận Iran phần nào có lý. Toàn thể các thẩm phán đều cho rằng Mỹ cần phải loại trừ ra khỏi danh sách trừng phạt các loại hàng hóa, sản phẩm thuộc phạm vi nhân đạo. Đó là các loại thuốc trị ung thư, tiểu đường, thiết bị y khoa, phụ tùng máy bay dân dụng, thực phẩm… Theo Toà CIJ, cấm vận các mặt hàng này, không cho bán sang Iran, là vi phạm hiệp định hữu nghị Mỹ-Iran năm 1955, cho dù hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao từ 38 năm nay.
Để đáp lại, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố hiệp định hữu nghị Mỹ-Iran đã hết hiệu lực, nhưng ông cam kết sẽ theo dõi kỹ càng để các loại thuốc men, thực phẩm không bị ảnh hưởng vì lệnh trừng phạt.
Dù sao đi nữa thì Toà Án Công Lý Quốc Tế không có phương tiện cưỡng chế thi hành phán quyết. Trong quá khứ, cả Mỹ lẫn Iran đều đã nhiều lần làm ngơ trước các phán quyết của CIJ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181004-trung-phat-iran-washington-bi-toa-cong-ly-quoc-te-canh-bao

Mỹ gây sức ép buộc các tập đoàn Đức ngưng làm ăn tại Iran

mediaVolkswagen dưới sức ép của Mỹ rất có thể xem xét lại các dự án làm ăn với Iran.William West/AFP
Đại sứ quán Mỹ tại Berlin thường xuyên gây sức ép buộc các tập đoàn Đức ngưng làm ăn tại Iran. Hôm qua 20/09/2018, cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Đức cho hãng tin AFP biết như trên.

Cũng trong ngày hôm qua, chỉ vài giờ sau khi đại sứ Mỹ Richard Grenell thông báo hãng xe hơi Đức Volkswagen rút lui khỏi thị trường Iran, tập đoàn này đã từ chối khẳng định ngưng làm ăn với Teheran.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut cho biết chi tiết :
« Tân đại sứ Mỹ tại Đức không phải một nhà ngoại giao kín đáo. Ông Richard Grenell, một nhân vật thân cận với tổng thống Mỹ Donald Trump, không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong các cuộc gặp gỡ và các mối quan hệ ngoại giao. Ngay sau khi nhậm chức tại Đức hồi tháng Năm, đại sứ Mỹ Richard Grenell đã khẳng định trên mạng xã hội Twitter rằng tất cả các doanh nghiệp của Đức phải ʺchấm dứt hoạt động ngay lập tức tại Iranʺ.
Phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại Berlin khẳng định với AFP là ông đại sứ thường xuyên thảo luận với các doanh nghiệp Đức để yêu cầu họ tôn trọng các lệnh trừng phạt của Wahsington nhắm vào Teheran. Đại sứ Mỹ Richard Grenell đã thông báo trên Twitter rằng tập đoàn sản xuất xe hơi Volkswagen và tập đoàn hóa chất BASF sẽ rút khỏi thị trường Iran. Nhưng hãng Volkswagen khẳng định họ mới chỉ đang xem xét hệ quả của các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ. Còn hôm qua, tập đoàn BASF khẳng định muốn tiếp tục làm ăn tại Iran ʺmà vẫn tôn trọng mọi quy địnhʺ.
Đối với các hãng xuất khẩu lớn của Đức, thị trường Mỹ quan trọng hơn nhiều so với thị trường Iran. Nguy cơ bị Mỹ trừng phạt có thể khiến họ phải suy nghĩ lại. Tổng giám đốc-chủ tịch tập đoàn Siemens đã giải thích sự lựa chọn của hãng bằng các con số biết nói : Siemens sử dụng 60.000 nhân công tại Mỹ và đạt doanh thu 24 tỉ đô la tại Hoa Kỳ so với doanh số 600 triệu đô la tại Iran. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180921-my-suc-ep-tap-doan-duc-ngung-lam-an-iran

Geen opmerkingen:

Een reactie posten