Shangri-la: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis phát biểu tại hội nghị An Ninh Shangri-la lần thứ 16, Singapore, ngày 03/06/2017.REUTERS/Edgar Su
Phát biểu tại hội nghị về an ninh Shangri-la, Singapore, ngày 03/06/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lên án Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân quân sự và chỉ trích Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông.
Theo lời ông Mattis, Bắc Triều Tiên là « một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta », cho nên toàn bộ các nước phải tham gia hỗ trợ cho mục tiêu chung là phi hạt nhân bán đảo Triều Tiều Tiên. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác trên vấn đề này.
Bắc Triều Tiên hiện đang nỗ lực phát triển một tên lửa liên lục địa có thể bắn tới các bờ biển của lãnh thổ Hoa Kỳ và hôm thứ Hai (29/5) đã lại tiến hành bắn thử tên lửa, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông Mattis cho rằng những hành động của chế độ Bình Nhưỡng là « phi pháp » chiếu theo luật pháp quốc tế và theo ông, có một sự đồng thuận rất mạnh của quốc tế cho rằng tình hình này không thể tiếp diễn. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khen ngợi Trung Quốc đã cam kết làm việc với cộng đồng quốc tế để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Do chính quyền Donald Trump đang cần đến sự hợp tác của Bắc Kinh trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, nên những nước châu Á đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lo ngại là Washington sẽ hy sinh lợi ích của các nước này để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc chỉ trích « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông. Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.
Cuối tháng 5/2017, Washington đã khiến Bắc Kinh có phản ứng giận dữ khi điều khu trục hạm Dewey đến sát Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát. Theo Washington, đây chỉ là một chuyến tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Thủ tướng Úc cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông
Cũng tại hội nghị An Ninh Shangri-La hôm nay, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc chẳng được gì nếu sử dụng vũ lực ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Ông muốn ám chỉ đến chính sách tại Biển Đông của Bắc Kinh.
Theo thủ tướng Úc, trong trường hợp phải đối đầu với « một Trung Hoa áp bức », các nước láng giềng « sẽ phải tìm cách tạo đối trọng trước sức mạnh của Bắc Kinh, bằng cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác với nhau và đặc biệt là với Hoa Kỳ ».
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong vùng nhờ nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy, thủ tướng Úc khuyến khích Bắc Kinh « tôn trọng chủ quyền của các nước khác, cũng như xây dựng niềm tin và các dự án hợp tác với các nước láng giềng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170603-bo-truong-quoc-phong-my-chi-trich-tq-bd
Bắc Triều Tiên hiện đang nỗ lực phát triển một tên lửa liên lục địa có thể bắn tới các bờ biển của lãnh thổ Hoa Kỳ và hôm thứ Hai (29/5) đã lại tiến hành bắn thử tên lửa, bất chấp các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ông Mattis cho rằng những hành động của chế độ Bình Nhưỡng là « phi pháp » chiếu theo luật pháp quốc tế và theo ông, có một sự đồng thuận rất mạnh của quốc tế cho rằng tình hình này không thể tiếp diễn. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khen ngợi Trung Quốc đã cam kết làm việc với cộng đồng quốc tế để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Do chính quyền Donald Trump đang cần đến sự hợp tác của Bắc Kinh trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, nên những nước châu Á đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lo ngại là Washington sẽ hy sinh lợi ích của các nước này để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã gián tiếp trấn an các nước châu Á đó, khi chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc chỉ trích « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông. Ông thúc giục các nước có liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, tìm những giải pháp thông qua đối thoại.
Cuối tháng 5/2017, Washington đã khiến Bắc Kinh có phản ứng giận dữ khi điều khu trục hạm Dewey đến sát Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát. Theo Washington, đây chỉ là một chuyến tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.
Thủ tướng Úc cảnh cáo Trung Quốc về Biển Đông
Cũng tại hội nghị An Ninh Shangri-La hôm nay, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cảnh báo Trung Quốc chẳng được gì nếu sử dụng vũ lực ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Ông muốn ám chỉ đến chính sách tại Biển Đông của Bắc Kinh.
Theo thủ tướng Úc, trong trường hợp phải đối đầu với « một Trung Hoa áp bức », các nước láng giềng « sẽ phải tìm cách tạo đối trọng trước sức mạnh của Bắc Kinh, bằng cách tăng cường liên minh và quan hệ đối tác với nhau và đặc biệt là với Hoa Kỳ ».
Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong vùng nhờ nền kinh tế ngày càng phát triển. Vì vậy, thủ tướng Úc khuyến khích Bắc Kinh « tôn trọng chủ quyền của các nước khác, cũng như xây dựng niềm tin và các dự án hợp tác với các nước láng giềng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170603-bo-truong-quoc-phong-my-chi-trich-tq-bd
Geen opmerkingen:
Een reactie posten