Việt Nam mua điện của Lào là ‘tự thắt cổ’ mình
HÀ NỘI (NV) – “Việt Nam dự tính mua thừng để Lào thắt cổ Việt Nam.” Ðó là nhận định của một số người trước tin Bộ Công Thương Việt Nam cho phép Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam (EVN) mua điện của Lào.
Ý định vừa kể của Bộ Công Thương Việt Nam đã được thể hiện trong “Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2025, dự phóng đến năm 2035.” Theo đó, do nguồn điện mà EVN tạo ra không đủ cung cấp cho nhu cầu nên EVN có thể mua điện từ Lào để bù đắp.
Trong khi Bộ Công Thương biện bạch, mua điện của Lào có nhiều điểm lợi, chẳng hạn, nguồn điện của Lào dồi dào nên giá sẽ rẻ hơn mua điện của Trung Quốc. Nhờ nguồn điện giá rẻ từ Lào, Việt Nam có thể ngưng thực hiện những dự án phát triển các nhà máy phát điện từ than (nhiệt điện dùng than), giảm ô nhiễm môi trường,… thì một số chuyên gia bảo rằng, đó là cách tốt nhất để khuyến khích Lào phát triển thêm các dự án thủy điện trên sông Mekong, đẩy đồng bằng sông Cửu Long tới chỗ chết nhanh hơn.
Lào chỉ có chừng bảy triệu dân, hoạt động kinh tế gói gọn trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, nhu cầu về điện không lớn song tiềm năng về thủy điện ở lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ của Lào lên tới 23,000 MW. Cũng vì vậy, bất chấp phản đối của Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, Lào vẫn theo chân Trung Quốc đắp đập, chặn cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong để xây dựng một số đập chắn nước cho các nhà máy thủy điện Xayaburi, Don Xahong, dự tính làm thêm đập chắn nước cho nhà máy thủy điện Pak Beng,…
Trong hai thập niên vừa qua, dẫu cho chuyên gia của nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh, môi trường trên thế giới liên tục cảnh báo rằng, việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở đoạn trên của sông Mekong sẽ tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người cư trú ở khu vực hạ lưu của con sông này nhưng không ai có thể ngăn cả Trung Quốc lẫn Lào.
Trong số bốn quốc gia mà môi sinh, môi trường sẽ bị tàn phá vì các đập thủy điện trên sông Mekong (gồm cả Lào, Thái Lan, Cambodia lẫn Việt Nam) thì Việt Nam là quốc gia lãnh nhiều hậu quả tai hại nhất.
Trên thực tế, lượng phù sa đổ về đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 50%, nước ngọt trở thành khan hiếm, hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng, nước mặn xâm nhập từ biển vào đất liền càng lúc càng sâu. Các chuyên gia Việt Nam từng nhấn mạnh, nếu không hành động thích đáng, các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ đốn ngã hai trụ cột về kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long là nông nghiệp và thủy sản. Khoảng 20 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long, từ nông thôn đến thành thị sẽ bị tổn thương nặng nề và vì không sống được, nhiều triệu người sẽ phải bỏ xứ tha hương…
Trong bối cảnh như thế, việc Bộ Công Thương Việt Nam gật đầu để EVN mua điện của Lào làm nhiều người sửng sốt. Một số chuyên gia bảo rằng, đó là cách tốt nhất để khuyến khích Lào tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc phát triển thêm các đập thủy điện trên sông Mekong, đẩy tiến trình hủy diệt đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nhanh hơn.
Những chuyên gia này cảnh báo, giá bán điện của Lào có thể rẻ nhưng nếu cộng cả khoản đầu tư về hạ tầng để dẫn điện từ Lào băng qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam thì chưa chắc. Chi phí đầu tư cho hệ thống cáp dẫn điện từ Lào sang Thái Lan (cũng mua điện của Lào) là từ 10,000 Mỹ kim đến 15,000 Mỹ kim/km, chắc chắn EVN không thể kéo chi phí đó xuống mức thấp hơn. Chưa kể Việt Nam sẽ phải phá thêm nhiều cánh rừng để xây dựng hệ thống truyền tải điện và do địa hình hiểm trở, khoảng cách quá lớn, chi phí bảo dưỡng cũng như tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải sẽ không nhỏ chút nào.
Mời độc giả xem thêm video: Đang ngồi nhậu bị rắn lục cắn vào lưỡi
Qua tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Ðại Học Cần Thơ, nhắc rằng, nhiều chuyên gia năng lượng trên thế giới đã khẳng định, Việt Nam có thể tự chủ về năng lượng bởi tiềm năng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối) rất dồi dào, Việt Nam nên chú trọng phát triển nguồn điện theo hướng này.
Có thể ông Tuấn quên là theo hướng mà ông nhắc thì không có đại dự án, nhiều cá nhân không có “hoa hồng,” nhiều nơi không có lý do để phá rừng lấy gỗ như đã từng thấy qua phong trào xây dựng thủy điện ở Tây Nguyên. (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-mua-dien-cua-lao-la-tu-co-minh/
Ý định vừa kể của Bộ Công Thương Việt Nam đã được thể hiện trong “Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2025, dự phóng đến năm 2035.” Theo đó, do nguồn điện mà EVN tạo ra không đủ cung cấp cho nhu cầu nên EVN có thể mua điện từ Lào để bù đắp.
Trong khi Bộ Công Thương biện bạch, mua điện của Lào có nhiều điểm lợi, chẳng hạn, nguồn điện của Lào dồi dào nên giá sẽ rẻ hơn mua điện của Trung Quốc. Nhờ nguồn điện giá rẻ từ Lào, Việt Nam có thể ngưng thực hiện những dự án phát triển các nhà máy phát điện từ than (nhiệt điện dùng than), giảm ô nhiễm môi trường,… thì một số chuyên gia bảo rằng, đó là cách tốt nhất để khuyến khích Lào phát triển thêm các dự án thủy điện trên sông Mekong, đẩy đồng bằng sông Cửu Long tới chỗ chết nhanh hơn.
Lào chỉ có chừng bảy triệu dân, hoạt động kinh tế gói gọn trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, nhu cầu về điện không lớn song tiềm năng về thủy điện ở lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ của Lào lên tới 23,000 MW. Cũng vì vậy, bất chấp phản đối của Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, Lào vẫn theo chân Trung Quốc đắp đập, chặn cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong để xây dựng một số đập chắn nước cho các nhà máy thủy điện Xayaburi, Don Xahong, dự tính làm thêm đập chắn nước cho nhà máy thủy điện Pak Beng,…
Trong hai thập niên vừa qua, dẫu cho chuyên gia của nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh, môi trường trên thế giới liên tục cảnh báo rằng, việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện ở đoạn trên của sông Mekong sẽ tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người cư trú ở khu vực hạ lưu của con sông này nhưng không ai có thể ngăn cả Trung Quốc lẫn Lào.
Trong số bốn quốc gia mà môi sinh, môi trường sẽ bị tàn phá vì các đập thủy điện trên sông Mekong (gồm cả Lào, Thái Lan, Cambodia lẫn Việt Nam) thì Việt Nam là quốc gia lãnh nhiều hậu quả tai hại nhất.
Trên thực tế, lượng phù sa đổ về đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 50%, nước ngọt trở thành khan hiếm, hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng, nước mặn xâm nhập từ biển vào đất liền càng lúc càng sâu. Các chuyên gia Việt Nam từng nhấn mạnh, nếu không hành động thích đáng, các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ đốn ngã hai trụ cột về kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long là nông nghiệp và thủy sản. Khoảng 20 triệu cư dân đồng bằng sông Cửu Long, từ nông thôn đến thành thị sẽ bị tổn thương nặng nề và vì không sống được, nhiều triệu người sẽ phải bỏ xứ tha hương…
Trong bối cảnh như thế, việc Bộ Công Thương Việt Nam gật đầu để EVN mua điện của Lào làm nhiều người sửng sốt. Một số chuyên gia bảo rằng, đó là cách tốt nhất để khuyến khích Lào tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ Trung Quốc phát triển thêm các đập thủy điện trên sông Mekong, đẩy tiến trình hủy diệt đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nhanh hơn.
Những chuyên gia này cảnh báo, giá bán điện của Lào có thể rẻ nhưng nếu cộng cả khoản đầu tư về hạ tầng để dẫn điện từ Lào băng qua dãy Trường Sơn vào Việt Nam thì chưa chắc. Chi phí đầu tư cho hệ thống cáp dẫn điện từ Lào sang Thái Lan (cũng mua điện của Lào) là từ 10,000 Mỹ kim đến 15,000 Mỹ kim/km, chắc chắn EVN không thể kéo chi phí đó xuống mức thấp hơn. Chưa kể Việt Nam sẽ phải phá thêm nhiều cánh rừng để xây dựng hệ thống truyền tải điện và do địa hình hiểm trở, khoảng cách quá lớn, chi phí bảo dưỡng cũng như tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải sẽ không nhỏ chút nào.
Qua tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Ðại Học Cần Thơ, nhắc rằng, nhiều chuyên gia năng lượng trên thế giới đã khẳng định, Việt Nam có thể tự chủ về năng lượng bởi tiềm năng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối) rất dồi dào, Việt Nam nên chú trọng phát triển nguồn điện theo hướng này.
Có thể ông Tuấn quên là theo hướng mà ông nhắc thì không có đại dự án, nhiều cá nhân không có “hoa hồng,” nhiều nơi không có lý do để phá rừng lấy gỗ như đã từng thấy qua phong trào xây dựng thủy điện ở Tây Nguyên. (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-mua-dien-cua-lao-la-tu-co-minh/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten