Trung Quốc đề nghị châu Âu không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông
Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi), tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc-China-EU.@fmprc.gov.cn
Trang thông tin châu Âu EuroActiv, ngày 17/06/2016, cho biết, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông.
Đầu tuần trước, nhân chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột ở Biển Đông và cho rằng « cần phải sử dụng một loạt cơ chế, kể cả đàm phán đa phương, để tránh làm nẩy sinh những căng thẳng mới ».
Truớc đó, trong tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc.
Đáp lại, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi) cho rằng do đây là các xung đột về chủ quyền liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung Quốc và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định của Công ước này, Trung Quốc đã làm như nhiều quốc gia khác và đã lựa chọn hình thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.
Vẫn theo đại sứ Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.
Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, nạn cướp biển « mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển » và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và các nước có đòi hỏi và đó không phải là vai trò của châu Âu.
Nhân dịp này, đại sứ Trung Quốc cũng tố cáo, các khiêu khích chính trị và quân sự của Mỹ mới thực sự là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 15/06, bộ Ngoại Giao Malaysia đã công bố thông cáo của các ngoại trưởng ASEAN, sau cuộc họp với đồng nhiệm Trung Quốc ở Vân Nam, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo bình luận của website EuroActiv, thái độ chống Trung Quốc này không kéo dài vì chỉ vài giờ sau đó, bản tuyên bố này đã được rút lại và theo giải thích của đại diện Malaysia là văn bản này cần được « sửa đổi khẩn cấp ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160617-trung-quoc-de-nghi-chau-au-khong-can-thiep-vao-ho-so-bien-dong
Truớc đó, trong tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc.
Đáp lại, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi) cho rằng do đây là các xung đột về chủ quyền liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung Quốc và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định của Công ước này, Trung Quốc đã làm như nhiều quốc gia khác và đã lựa chọn hình thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.
Vẫn theo đại sứ Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.
Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, nạn cướp biển « mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển » và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và các nước có đòi hỏi và đó không phải là vai trò của châu Âu.
Nhân dịp này, đại sứ Trung Quốc cũng tố cáo, các khiêu khích chính trị và quân sự của Mỹ mới thực sự là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 15/06, bộ Ngoại Giao Malaysia đã công bố thông cáo của các ngoại trưởng ASEAN, sau cuộc họp với đồng nhiệm Trung Quốc ở Vân Nam, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo bình luận của website EuroActiv, thái độ chống Trung Quốc này không kéo dài vì chỉ vài giờ sau đó, bản tuyên bố này đã được rút lại và theo giải thích của đại diện Malaysia là văn bản này cần được « sửa đổi khẩn cấp ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160617-trung-quoc-de-nghi-chau-au-khong-can-thiep-vao-ho-so-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten