zaterdag 18 juni 2016

Ban nhạc nữ T-ara và "công nghệ" sao Hàn

T-ara và công nghệ sao Hàn

T-ara và công nghệ sao Hàn
 
Ban nhạc nữ T-ara trong một buổi trình diễn tại Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 10/08/2013.Wikipedia

    Mới gần đây, khán giả hâm mộ Việt Nam có dịp được nhìn ngắm hai ngôi sao Hàn Quốc Ji Yeon và So Veon, ở bảo tàng Áo Dài, quận 9 Sài Gòn nhân dịp ban nhạc nữ T-ara sang Việt Nam biểu diễn. Tiếp tục với loạt bài về công nghệ sao Hàn, Mục Góc vườn Âm nhạc tuần này xin mời quí vị bước vào sau hậu trường để tìm hiểu sơ nét về công nghệ chế biến sao của Hàn Quốc, mà ví dụ điển hình là thành công của các nữ ca sĩ T-ara.

    Nếu là dân sành nghe nhạc chắc chắn họ đã nhận ra hầu hết các thể loại nhạc quen thuộc cùng gói gọn vào trong một bài nhạc, từ kiểu đệm disco đơn giản cho tới tiếng nhạc điện tử vui tai của Gangnam Style, và nhạc nhảy punk-rock trong vũ trường. Giọng hát của các cô ca sĩ cũng như vậy, vừa hát vừa đọc rap, vừa có lời tiếng Hàn vừa chen lẫn bằng những câu điệp khúc tiếng Anh. Đó chính là công thức mà theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu là yếu tố mang đến sự thành công cho dòng nhạc nhẹ Hàn Quốc, mà người ta thường gọi là K-pop, tức là Korean Popular Music.
    Nếu thông thường một album nhạc là do một nhạc sĩ hòa âm phối khí từ đầu đến cuối để đem lại một sắc thái riêng cho ban nhạc, thì K-pop có thể qui tụ đến 29 nhạc sĩ từ nhiều nước trên thế giới về cùng phối hợp chỉ để sản xuất ra một bài nhạc mà thôi, như trong đĩa nhạc Pink Tape hồi năm 2013 của ban nhạc f(x).
    Nếu quan sát kỹ ban nhạc nữ T-ara, chúng ta sẽ thấy họ lưu diễn mà không có nhạc công đi theo, và cũng không quan tâm nhiều đến phần phối nhạc, mà chủ yếu tập trung vào các cuộc giao lưu với fan hâm mộ và luyện tập các điệu múa tập thể, gắn kết với các yếu tố địa phương của cộng đồng fan ở tại chỗ như là mặc áo dài hay đội nón lá khi trình diễn.
    Một buổi biểu diễn của T-ara thực sự là một nghi lễ sinh hoạt cộng đồng, với sự tham gia cuồng nhiệt của các fan hâm mộ. Nếu có dịp sang Hàn Quốc để vào xem chương trình ca nhạc trên đài truyền hình, khán giả vào xem xếp hàng không phải thành một hàng theo thứ tự, mà là nhiều hàng tùy thuộc vào ca sĩ hay ban nhạc mà mình hâm mộ. Khán giả cũng đem theo vật dụng hay rõ ràng nhất là quần áo trên người để thể hiện mình thuộc vào câu lạc bộ hâm mộ nào. Khi mặc áo màu trắng, hay vàng, cam, và xanh dương thì tức là bạn đã tuyên bố mình ủng hộ ban nhạc nào đó và không muốn bị lẫn lộn với người hâm mộ ban nhạc khác.
    Trong một quyển sách về dòng nhạc K-pop do Routledge xuất bản, các học giả Jung Bong Choi & Roald Maliangkay giải thích rằng truyền thống phân biệt fan hâm mộ bằng màu áo được khởi đầu từ khoảng thập niên 1990 khi các boy-band muốn tạo ra câu lạc bộ hâm mộ của riêng mình và các ban nhạc sau này tiếp tục duy trì truyền thống đó. Điểm chung của dòng nhạc K-pop đều là nhịp dance loại mạnh R&B (Rythm and Blues) bao gồm từ hip-hop cho đến soul và funk. Do vậy mỗi ban nhạc đều cố tạo ra điểm riêng cho mình bằng những điều có thể được, bắt đầu từ màu đồng phục của fan hâm mộ, và những bộ trang phục giống nhau, những bước nhảy giống nhau trên sân khấu.

    Ban nhạc nữ T-ara trong một buổi trình diễn tại Việt Nam 29/11/2012.Wikimedia Commons

    Dù là một ban nhạc của Hàn Quốc, nhưng nay tiền tài trợ đổ vào cho ban nhạc này đến từ Trung Quốc rất nhiều, và những bộ quần áo của họ trở thành mốt cho fan hâm mộ ở nước này. Các buổi biểu diễn âm nhạc chỉ là một phần nhỏ so với lịch thăm viếng và chụp ảnh mẫu cho các hãng thời trang Trung Quốc. Như vậy, các cô gái T-ara không còn là ca sĩ mà trở thành một ngôi sao hỗn hợp biết hát, biết nhảy, biết trình diễn thời trang, và biết cả cách tạo ra một cuộc sống lý tưởng cho fan hâm mộ noi theo.
    Để có được một ngôi sao như vậy, người ta ước tính ra là cần đầu tư vào khoảng trên dưới 4 triệu đô la Mỹ, cho nên hợp đồng đào tạo và khai thác thường bắt đầu từ khi các cô gái bước vào độ tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển nhan sắc, và cơ thể dần định hình để có thể xây dựng cái đẹp. Hợp đồng thường kéo dài khoảng 8 năm, mà nhà sản xuất sẽ đầu tư 4 năm đầu để luyện tài năng, đưa dần vào các cuộc thi âm nhạc hay các kênh lăng-xê, rồi những năm sau đó là khai thác để sinh lời.
    Đó là cả một bộ máy kinh doanh nghệ thuật mà các phép tính về kinh tế tài chính là trên hết, ngay cả việc bảo vệ cho mái tóc của ca sĩ khỏi bị fan hâm mộ ở Việt Nam xông vào giật như từng xảy ra ở sân bay Nội Bài, cho tới phản ứng của ca sĩ về chuyện này để thu phục nhân tâm. Ngay cả một bài hát chia tay cũng được dàn dựng kỹ càng để lưu lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ, để hẹn gặp lại nhau trong những lần sau.



    Cùng chủ đề
    • TẠP CHÍ ÂM NHẠC

      Sao Hàn thời YouTube
    • VĂN HÓA

      “Gangnam Style” chiếm hạng đầu trên Youtube
    • HÀN QUỐC - ÂM NHẠC

      Làn sóng nhạc pop Hàn Quốc bắt đầu chinh phục châu Âu
    http://vi.rfi.fr/chau-a/20160507-t-ara-va%CC%80-cong-nghe%CC%A3-sao-ha%CC%80n

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten