“Truyền thống” đánh ghen và vấn đề nữ quyền ở Việt Nam
Vì những “hư cấu” này, cũng như các tình tiết mô tả cuộc sống trôi nổi, nghèo khổ, không định hướng của các ông bố, bà mẹ những đứa trẻ có tên “thằng thù”, “con hận”... trên các dòng sông ở đồng bằng sông Cửu Long; Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau đã có văn bản chính thức đề nghị Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phê phán nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - tác giả truyện ngắn "Cánh đồng bất tận” về lỗi “xa rời hiện thực”.
Theo bản thân mình cũng vẫn là lỗi tại người chồng. Vì nếu chồng kiên quyết, gạt đi luôn, cho dù quyến rũ kiểu gì anh ấy cũng không thích thì đấy là người chồng chung thủy. Còn nếu cứ quyến rũ lại ngả theo, thì đấy là người chồng không chung thủy!Hiện thực những vụ đánh ghen tại Việt Nam, có khủng khiếp như Nguyễn Ngọc Tư đã mô tả trong “Cánh đồng bất tận” hay không là đề tài trên Trang phụ nữ kỳ này.
- chị Thơm
Lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều “truyền thuyết” về các câu chuyện đánh ghen. Từ con chim xanh trong câu chuyện cổ “Tấm – Cám” đã hót “dằn mặt” địch thủ:
“Phơi áo chồng tao, thì phơi trên sào
Chớ phơi hàng rào, tao cào mặt ra”
Đến thiên kim đại tiểu thư Hoạn Thư trong “Truyện Kiều” nổi tiếng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã ra những ngón đòn đầy “trí tuệ”, để:
“Làm cho nhìn chẳng được nhau
Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay!”
Cho tới tích chèo “Tuần Ty – Đào Huế” với mụ Huế đay nghiến, sỉ vả cô đào Bắc và oán luôn cả ông Tơ bà Nguyệt đã se cái duyên oan nghiệt cho chồng mụ với cô đào:
“Ơi ới… con tê (kia) ơi!
Mày lấy được chồng bà, đất lơ trời lẳng, đất lẳng trời lơ, ông tơ chết tiệt, bà nguyệt chết đâm”
Đến “bà chúa thơ nôm” Hồ Xuân Hương “đầu đội trời, chân đạp đất” cũng chẳng thể tránh nổi việc phải than lên rằng:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”
Nghệ thuật hội họa dân gian cũng nổi tiếng với bức “đánh ghen” của làng tranh Đông Hồ, nơi có những nét vẽ sắc sảo, khiến người xem có thể hình dung trọn vẹn một câu chuyện “lột đồ, cắt tóc” “dằn mặt” nhau bởi cái sự ghen tuông.
Thế còn ngày nay thì sao?
Chị Phượng, một nhân viên văn phòng ở Hà Đông – Hà Nội kể lại câu chuyện đánh ghen mà chị đã được chứng kiến ở gần nhà:
“Một ông sếp, bà vợ cũng xinh nhưng con kia là dạng gái thôi, cao, tóc dài, trắng như hoa hậu. Ông sếp đi công tác, alo em ý ra đứng đợi ngoài đường, nhiều lần như thế. Bà vợ thuê thám tử theo dõi. Hôm đấy nó đứng ở cái đường quốc lộ đấy nó đón, bọn kia ra lột hết quần áo, lấy guốc gõ vào. Guốc nhọn như thế này này (dơ guốc của chị lên), không để lại dấu vết gì, cứ thế gõ vào cái chỗ đấy thôi. Không túm tóc, không giật, không gì hết… chỉ đúng thế thôi.”
Chị Thơm, một người bán hàng hoa quả trong chợ Châu Long, Hoàn Kiếm – Hà Nội, chia sẻ về những vụ đánh ghen mà chị đã chứng kiến trong và ngoài khu chợ:
“Nói chung là đánh nhau thì tóc tai, giằng co nhau hoặc giằng kéo quần áo, túm ngực hoặc là tát vài cái. Đấy gọi là nhẹ nhất trong các kiểu đánh ghen, còn nặng thì thuê người tạt axit. Chị đã chứng kiến những vụ như thế.”
Chị Mai, một công nhân môi trường ở Giảng Võ (Hà Nội) cho biết về vụ việc chị mới chứng kiến tuần qua gần chỗ làm của chị:
“Kiểu như thuê hai thằng đầu gấu vào cắt hết tóc, xong đánh túi bụi, rồi rạch cả mặt hai bên chảy máu nằm sấp xuống, xong rồi gọi bạn đến cứu.”
Chuyện đánh ghen ngày nay, có thể nói, bạo lực, vô nhân tính, để lại nhiều hậu họa nặng nề hơn những câu chuyện xưa rất nhiều.
Hơn nữa, bạo lực ghen tuông không chỉ được các phụ nữ trưởng thành sử dụng mà trẻ vị thành niên, trong các trường học cấp 2 cũng “đóng góp” và làng Youtube Việt Nam những clip phong phú về việc “đánh ghen hội đồng” gây chấn động dư luận.
Facebook, điện thoại và các mạng xã hội cũng được sử dụng như những công cụ hữu hiệu để việc “làm nhục” đối tượng bị đánh ghen được hữu hiệu, sâu sắc hơn. Trẻ vị thành niên, phụ nữ trẻ và đặc biệt là nhân viên văn phòng, cán bộ nhà nước... hết sức ưu ái sử dụng “chiến thuật” này. Những video clip đánh ghen là một trong các dạng clip “nóng” được rất nhiều nhà quảng cáo sử dụng để thu hút sự chú ý của người dùng, nhằm quảng cáo cho thương hiệu “bảo trợ” video/clip đó.
Giới truyền thông và các chuyên gia quan điểm thế nào về những vấn đề này?
Theo bài “Những con số gây sốc về chuyện ngoại tình” trên một tờ báo, có đến 60% đàn ông và 40% phụ nữ ở Việt Nam ngoại tình ít nhất một lần trong đời sống hôn nhân. Nhiều người hẳn biết câu “ông nào không ngoại tình chẳng qua vì chưa có cơ hội”. Tỷ lệ ngoại tình cao như vậy phản ánh một nhu cầu phổ biến chứ không phải những hiện tượng cá biệt nữa. Có nghĩa là ngoại tình đã trở thành một chuẩn mực của xã hội mới ở Việt nam.
Các “chuyên gia tâm lý” được đào tạo từ hệ thống giáo dục Xã hội chủ nghĩa, cho rằng: khi có người thứ ba xuất hiện với bất kỳ lý do gì đều là đáng lên án. Nhưng một khi gia đình đổ vỡ, hạnh phúc bị đe dọa thì phần lỗi, trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về “hai kẻ ngoại tình” mà ít nhiều cũng có một phần trách nhiệm của người vợ. Ít người vợ nào xem xét lại nguyên nhân sâu xa vì sao chồng mình lại như vậy và xem bản thân mình có bao nhiêu phần lỗi trong đó. Nhiều chị em đã vô tình lấy “gậy ông đập lưng ông” khi tung ra những đòn ghen mù quáng…
Khi có người thứ ba xuất hiện với bất kỳ lý do gì đều là đáng lên án. Nhưng một khi gia đình đổ vỡ, hạnh phúc bị đe dọa thì phần lỗi, trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về “hai kẻ ngoại tình” mà ít nhiều cũng có một phần trách nhiệm của người vợ.Cứ thế, họ cùng nhau mang những “chuẩn mực đạo đức” ra bàn luận, để trói buộc người phụ nữ với “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” và những chuẩn mực cuộc sống mới này dần được cả xã hội chấp nhận.
- Các “chuyên gia tâm lý” Xã hội chủ nghĩa
Minh – một cán bộ văn phòng nhà nước ở Hà Đông chia sẻ quan điểm của cô về việc chồng ngoại tình, nguyên nhân và cách giải quyết mà phụ nữ nên chấp nhận:
“100% ông nào cũng có; không, 99%. Đa phần các ông rất ngoan nhưng cứ đi uống bia, uống rượu, tụ tập bạn bè thì đều thế cả. Cứ kệ thôi, nếu mình quan tâm quá mà suốt ngày nghĩ tới chuyện đó thì cũng mệt. Nếu phát hiện ra, làm ầm lên, lỡ đã sâu đậm với bên ngoài rồi thì có khi sẵn sàng bỏ mình luôn. Nên cứ kệ, nó thoải mái ở ngoài rồi về nhà nó vui vẻ là được. Chị thấy không nên quan tâm đến chuyện đấy luôn đó. Đầy đứa, chúng nó tán mình ngay khi vợ con chúng nó bên cạnh đấy mà!”
Việc ngoại tình, không chỉ được xã hội hiện đại chấp nhận như một chuyện đương nhiên, chuyện đánh ghen bằng bạo lực, gần như cũng được chấp nhận và ngày một trở nên phổ biến. Báo lề phải đã “lăng xê” cho rất nhiều nhóm đầu gấu chuyên đánh ghen, xử lý các phi vụ ngoại tình thuê bằng cách viết rất nhiều phóng sự, mô tả chi tiết thân nhân, đặc điểm, số năm “hành nghề” của họ. Bà Châu “gà” – chuyên gia đánh ghen thuê ở Huế là một ví dụ về việc nổi tiếng trở nên nổi tiếng hơn nhờ báo chí.
Trong khi đó, những người đàn bà ở ngoài vùng ảnh hưởng của uy tín, đạo đức, chuẩn mực xã hội… nghĩa là những người không có một “bộ mặt” nào cần phải giữ, như chị Thơm – bán hoa quả ở chợ Châu Long, lại phân tích vấn đề một theo cách tự nhiên nhất của con người, theo cách tiếp cận “quyền” của mỗi “bên liên quan” mà đúng ra truyền thông và các nhà “tư vấn” của đảng cần biết:
“Lỗi cũng là do cả đàn ông với cả cô kia, còn chính ra người vợ thì cũng là đáng thương nhất. Người chồng và cô tình nhân, hai người phải thỏa thuận với nhau. Nếu xét người chồng và tình nhân, theo chị chồng nặng (tội) hơn là tình nhân vì có vợ rồi còn vẫn đi quyến rũ người khác. Nhiều người chồng hiền lành nhưng lại bị tình nhân quyến rũ, dù không thích lắm nhưng cứ bị quyến rũ thì người ta cũng ừ thôi thử xem sao. Nhưng theo bản thân mình cũng vẫn là lỗi tại người chồng. Vì nếu chồng kiên quyết, gạt đi luôn, cho dù quyến rũ kiểu gì anh ấy cũng không thích thì đấy là người chồng chung thủy. Còn nếu cứ quyến rũ lại ngả theo, thì đấy là người chồng không chung thủy!”
Chuyện người thứ ba vốn dĩ là một đề tài muôn thuở không chỉ của văn học – nghệ thuật mà còn từ trong cuộc sống thường ngày ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Bởi, cho khoa học hiện đại có phát triển như thế nào, trái tim của con người vẫn vận hành theo cách riêng của nó. Tuy nhiên, xử lý “chuyện ba người” thế nào lại thể hiện rất rõ đời sống văn minh, chuẩn mực văn hóa – đạo đức của xã hội đó.
Nhìn từ văn học – nghệ thuật dân gian đến cuộc sống thực tại, có thể thấy văn hóa và các chuẩn mực đạo đức, đặc biệt trong vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đang ngày càng đi xuống, rõ nhất ở giới trẻ và những nhóm phụ nữ công sở, văn phòng… trong việc đánh ghen.
Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: havu082008@gmail.com.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten