woensdag 6 april 2016

Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức rời nhiệm sở hôm 06/4/2016, sau 9 năm và 10 tháng làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Thủ tướng Dũng thôi chức và chuyển giao quyền lực

  • 2 giờ trước

Ông Nguyễn Tấn DũngImage copyright Getty
Image caption Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức rời nhiệm sở hôm 06/4/2016, sau 9 năm và 10 tháng làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức rời chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sau khi Quốc hội Việt Nam khóa 13 hôm 06/4/2016 bỏ phiếu miễn nhiệm với kết quả 418 phiếu tán thành, chiếm 84% tổng số đại biểu và 68 ý kiến không đồng ý để ông thôi chức.
Ngay sau khi ông Dũng thôi chức vụ, Quốc hội Việt Nam đã tiến hành thủ tục giới thiệu ứng cử viên Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực, để được bầu vào chức vụ tân Thủ tướng.
Dự kiến, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành việc bầu Thủ tướng mới vào sáng ngày 07/4.
Việc thay đổi nhân sự cấp cao ở nội các này, cung với tổng thể cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra ở Việt Nam sẽ là đề tài của Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ tuần này, được phát vào lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam, mời quý vị đón theo dõi.
Bình luận về sự kiện Thủ tướng Dũng rời chức vụ, hôm thứ Tư, từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói với BBC:
"Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như vậy đã kết thúc một thời gian hoạt động chính trị rất dài ở Việt Nam, ông đã có mười năm làm Thủ tướng và ông cũng đã có đến một thời gian cũng tương đương, hơn chín năm làm Phó Thủ tướng.

"Và vì vậy cho nên ông Nguyễn Tấn Dũng có thể nhìn lại một khoảng thời gian là rất dài của quá trình hoạt động chính trị và trên những vị trí rất quan trọng của đất nước, ông cũng đã là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ rất sớm, khi ông từ miền Nam ra và tham gia vào đội ngũ lãnh đạo ở Hà Nội..."

'Luôn hoàn thành nhiệm vụ'

Phát biểu tại Quốc hội khóa 13, trong tờ trình đề nghị miễn nhiệm Thủ tướng, đánh giá thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng qua hai nhiệm kỳ lãnh đạo nội các, tân Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, nói: "Thời gian đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao."
Khi được hỏi, vì sao được đánh giá như vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã ra đi, TS Lê Đăng Doanh nói:
"Ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi là bởi vì trong Đảng đã có sự bầu và lựa chọn giữa những người có thể là những người lãnh đạo đã quá tuổi quy định và có thể tiếp tục hoạt động sau Đại hội 12.
"Có hai ứng cử viên được Đại hội Đảng chấp nhận ngoại lệ là vượt tuổi đó, thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã ít phiếu hơn là ông Nguyễn Phú Trọng, như là thông tin có được, thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã hội được 41% phiếu và ông Nguyễn Phú Trọng 59% phiếu.

Ông Nguyễn Xuân PhúcImage copyright Getty
Image caption Ông Nguyễn Xuân Phúc được ban lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam tiến cử bầu vào chức Thủ tướng Chính phủ tại Quốc hội khóa 13.
"Vì vậy ông Nguyễn Tấn Dũng đã không còn được lựa chọn để tiếp tục tham gia vào lực lượng lãnh đạo trẻ hơn và có nhiều đổi mới sau Đại hội 12 như chúng ta đã biết thì 9 Ủy viên Bộ Chính trị của Đại hội 11 đã nghỉ..."

Người Quảng Nam 'vui đã'

Bình luận về Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người được Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam giới thiệu tại Quốc hội 13 để bầu vào vị trí tân Thủ tướng hôm 07/4, từ Đà Nẵng, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bình luận về dư luận ở nơi mà ông Phúc có nhiều năm công tác với các cương vị lãnh đạo khác nhau ở Quảng Nam, Đà Nẵng.
Ông Nhất nói: "Người dân thì nói chung ở đâu nó cũng có hai luồng ý kiến hết. Ở trong này, đa phần người Việt bây giờ có cái dở là tư tưởng địa phương nó vẫn còn nặng nề lắm. Cho nên cứ người ở đâu lên thì trước hết người ta vui cái đã."

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam, người tự ứng cử Quốc hội Việt Nam khóa 14, bình luận về điều mà ông cho là thách thức với người có thể sẽ kế nhiệm chiếc ghế mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa để lại.
Ông Quang A nói: "Hai việc mà tôi nghĩ là đáng nói nhất là các tập đoàn kinh tế và các hệ thống ngân hàng. Và có lẽ điểm nổi cộm nhất có lẽ là vấn đề ngân sách như ông Vũ Thành Tự Anh (chuyên gia kinh tế) đã nhắc là không còn có dư địa nào nữa.
"Đấy là một vấn đề khó khăn trước mắt của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng mà cái nền tảng của nó là ở chỗ ông Nguyễn Phú Trọng, chứ không phải ở chỗ ông Nguyễn Xuân Phúc, hay là ông Nguyễn Tấn Dũng.
"Đó là vấn đề đường lối kinh tế sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam lấy khu vực kinh tế quốc doanh làm chủ đạo và chủ yếu nằm ở hai lĩnh vực chính mà tôi cho rằng đó là các doanh nghiệp nhà nước và vấn đề rối rắm của hệ thống ngân hàng."
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn Thứ Năm tuần này về chuyển giao quyền lực ở Việt Nam với các chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Quốc hội.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160406_vn_prime_minister_transition

'Vì sao lãnh đạo VN chọn ông Phúc?'

  • 5 tháng 4 2016
Image copyright Getty
Image caption Ông Nguyễn Xuân Phúc (đứng) được giới thiệu tại Quốc hội Việt Nam khóa 13 vào chức vụ tân Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Bằng việc sớm thay thế Thủ tướng Chính phủ tuần này, trước khi có cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng Năm tới đây, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam dường như muốn điều chỉnh trở lại chế độ lãnh đạo tập thể thay vì một lãnh đạo có sự nổi bật và dấu ấn cá nhân, và người ta đã chọn một người có thể đáp ứng lối chơi 'tập thể', được tất cả các bên chấp nhận để thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC hôm 05/4/2016, một ngày trước khi Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng rời chức vụ theo chính lời của ông mới đây được thuật lại trên truyền thông Việt Nam.
Thay đổi nhân sự cấp cao ở nội các chính phủ Việt Nam là đề tài của Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ, được phát vào lúc 19h30 giờ Việt Nam, ngày thứ Năm, 07/4, mời quý vị đón theo dõi.
"Thủ tướng Dũng theo tôi là người đã đưa Việt Nam tới một sự hội nhập tích cực, chủ động và ông ấy là một phong cách lãnh đạo mới trong cương vị Thủ tướng như một dấu ấn cá nhân," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC hôm thứ Ba.
"Chúng ta đã thấy ở cuối Đại hội Đảng (CSVN lần thứ 12), người ta đã đưa trở lại chế độ lãnh đạo tập thể và để cho ông Tổng Bí thư tái lập trật tự này...
"Tuy nhiên Việt Nam không phải là một hệ thống mà người thắng sẽ đoạt đi tất cả.
"Và mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi, danh sách những nhân vật trong Bộ Chính trị và những nhân vật trong nội các tới đây dường như chỉ ra rằng tất cả các phe phái, nhóm chính trị đều có chỗ của mình, mặc dù cũng có một số ngạc nhiên nhất định..."

Người thay thế ra sao?

Việt NamImage copyright Getty
Image caption Việt Nam đang tiến hành chuyển giao quyền lực từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản.
Khi được hỏi người được giới thiệu tại Quốc hội khóa 13 để thay thế Thủ tướng Dũng, ông Nguyễn Xuân Phúc, liệu có đem lại thay đổi gì không cho Việt Nam về các mặt chính sách, đường lối, nhân sự v.v., Giáo sư Thayer đáp:
"Tôi không nghĩ như vậy, ông là một Phó Thủ tướng thường trực, ông đã đi theo con đường tuần tự và trở thành Thủ tướng Chính phủ, trong suốt thời gian làm quan chức nhà nước ấy, ông vẫn chưa thiết lập được cho mình một dấu ấn cá nhân đáng kể nào như là một nhà lãnh đạo.
"Và trong giai đoạn đầu tới đây ở cương vị mới, ông sẽ còn phải thấy một thực tế là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng, vào một thời điểm nào đó, sẽ nghỉ hưu và một tân Tổng Bí thư sẽ kế nhiệm. Tôi nghĩ trong lúc còn chưa rõ về độ chắc chắn của người kế nhiệm, người ta sẽ có một mức độ thận trọng, chờ đợi điều gì xảy ra.
"Và quy hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam đã được hoạch định rồi, nên người ta đã thấy bức tranh tổng thể nhất của Việt Nam mà không cần thiết nhìn vào một số chi tiết, chẳng hạn như TPP đã được đưa vào Việt Nam, Hoa Kỳ có thể sẽ thông qua nó, tôi nghĩ những nét lớn của chính sách kinh tế đã được thiết lập, do đó chúng ta sẽ thấy một sự kế tục nhiều hơn là thay đổi."
Trước câu hỏi vì sao ông Nguyễn Xuân Phúc đã được chọn để thay thế Thủ tướng Dũng, trong khi Việt Nam có thể cũng có nhiều ứng viên sáng giá khác, Giáo sư Thayer trả lời:
"Rõ ràng đây là một sự mặc cả trong Đảng, sau sự nổi bật của ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi nghĩ người ta đã thận trọng, và cũng chưa sẵn sàng cho những lãnh đạo trẻ hơn và năng động.
"Có thể họ muốn tìm đến những người chơi lối chơi tập thể (team-players) và tôi nghĩ ông Phúc... là một người được chọn vì ông là một người của hệ thống đó, ông ấy được tất cả các bên chấp nhận.
"Trong thời gian ở Văn phòng Chính phủ, ông đã phục vụ dưới quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng như tôi đã nói, ông chưa làm gì để nổi bật bản thân trước những thành viên khác trong chính quyền," Giáo sư Carl Thayer nói với BBC.
Được biết, theo dự kiến, ngày 06/4, Quốc hội Việt Nam Khóa 13 sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ngày 07/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu tân Thủ tướng Chính phủ.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten