Thứ hai, 18/4/2016 | 19:00 GMT+7
Những chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới
Tiêm kích Su-27 của Liên Xô, hay Tia chớp F-35 II của Mỹ, là hai trong số nhiều mẫu phi cơ quân sự có tốc độ bay nhanh nhất thế giới.
Tia chớp F-35 II (F-35 Lightning II)
F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu thế hệ 5 của quân đội Mỹ. Nó được quảng bá là chiến đấu cơ một chỗ ngồi, một động cơ tối tân với các đặc trưng nổi bật như khả năng tàng hình kết hợp với các cảm biến và hệ thống điện tử tiên tiến. F-35 có tốc độ tối đa gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh (Mach 1,6), khoảng 1.930 km/h.
Tuy chương trình F-35 gặp phải những rắc rối liên tục bởi sự trì trệ và vượt quá kinh phí, chiến đấu cơ vẫn được kỳ vọng sẽ thay thế những máy bay chiến đấu cũ trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, theo Live Science. Ảnh: Joely Santiago, Không quân Mỹ.
Tiêm kích Su-27 (Su-27 Flanker)
Sukhoi Su-27 là máy bay chiến đấu hai động cơ được chế tạo bởi Liên bang Xô Viết cũ với mục tiêu vượt qua những máy bay tiên tiến của Mỹ. Su-27 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 5/1977 và được đưa vào phục vụ chính thức cho Không quân Xô Viết năm 1985.
Su-27 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,35, khoảng 2.500 km/h. Su-27 là loại máy bay chiến đấu tốt nhất thời bấy giờ và chúng vẫn còn được sử dụng trong quân đội Nga, Belarus và Ukraine cho đến ngày nay. Ảnh: Thomas J. Doscher, Không quân Mỹ.
Su-27 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,35, khoảng 2.500 km/h. Su-27 là loại máy bay chiến đấu tốt nhất thời bấy giờ và chúng vẫn còn được sử dụng trong quân đội Nga, Belarus và Ukraine cho đến ngày nay. Ảnh: Thomas J. Doscher, Không quân Mỹ.
F-111 (F-111 Aardvark)
F-111 là máy bay tấn công chiến thuật được phát triển vào những năm 1960 bởi hãng General Dynamics, Mỹ. Không quân Mỹ lần đầu tiên sử dụng loại máy bay hai người lái này vào năm 1967 cho những chiến dịch ném bom, do thám và tác chiến điện tử.
F-111 có khả năng bay ở tốc độ Mach 2,5, khoảng 2.655 km/h. Loại máy bay này được nghỉ hưu từ năm 1998. Ảnh: Kevin J. Gruenwald, Không quân Mỹ.
F-111 có khả năng bay ở tốc độ Mach 2,5, khoảng 2.655 km/h. Loại máy bay này được nghỉ hưu từ năm 1998. Ảnh: Kevin J. Gruenwald, Không quân Mỹ.
Đại bàng F-15 (F-15 Eagle)
Thiết kế bởi hãng McDonnell Douglas năm 1967 nhằm mục đích chiếm giữ và duy trì vị trí thống trị trên bầu trời trong những trận chiến trên không, F-15 là máy bay chiến đấu chiến thuật hai động cơ hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Chú "Đại bàng" lần đầu tiên cất cánh vào tháng 7/1972 và chính thức phục vụ Không quân Mỹ năm 1976. F-15 có khả năng bay với tốc độ lớn hơn Mach 2,5, khoảng 2.655 km/h và được cho là một trong những máy bay thành công nhất từng được chế tạo. Nó sẽ phục vụ Không quân Mỹ cho đến năm 2025 và được xuất khẩu sang nhiều nước khác như Nhật Bản, Israel và Arab Saudi. Ảnh: Christopher Hubenthal, Không quân Mỹ.
MiG-31 (MiG-31 Foxhound)
MiG-31 là một máy bay siêu âm cỡ lớn, hai động cơ, hai người lái được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan để đánh chặn những máy bay nước ngoài ở tốc độ cao. MiG-31 lần đầu tiên cất cánh vào tháng 9/1975 và được đưa vào phục vụ Lực lượng không quân Xô Viết năm 1982.
MiG-31 đạt tốc độ Mach 2,83, khoảng 3.000 km/h và có khả năng đạt tốc độ siêu âm ngay cả khi bay ở tầm thấp. MiG-31 vẫn đang phục vụ Không quân Nga và Không quân Kazakhstan. Ảnh: Sputnik.
MiG-31 đạt tốc độ Mach 2,83, khoảng 3.000 km/h và có khả năng đạt tốc độ siêu âm ngay cả khi bay ở tầm thấp. MiG-31 vẫn đang phục vụ Không quân Nga và Không quân Kazakhstan. Ảnh: Sputnik.
XB-70 Valkyrie
Chiếc máy bay khổng lồ XB-70 Valkyerie với 6 động cơ được thiết kế bởi North American Aviation vào cuối những năm 1950 là loại máy bay ném bom chiến lược được trang bị vũ khí hạt nhân.
XB-70 Valkyerie đạt tốc độ Mach 3,02, khoảng 3.219 km/h, ở độ cao 21.300 m trên Căn cứ không quân Edwards, California. Từ 1964 đến 1969, hai chiếc XB-70 được chế tạo và sử dụng trong những chuyến bay thử. Một chiếc máy bay bị rơi trong một lần va chạm trên không vào năm 1966, chiếc còn lại đang được trưng bày ở Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ tại Ohio. Ảnh: Không quân Mỹ.
XB-70 Valkyerie đạt tốc độ Mach 3,02, khoảng 3.219 km/h, ở độ cao 21.300 m trên Căn cứ không quân Edwards, California. Từ 1964 đến 1969, hai chiếc XB-70 được chế tạo và sử dụng trong những chuyến bay thử. Một chiếc máy bay bị rơi trong một lần va chạm trên không vào năm 1966, chiếc còn lại đang được trưng bày ở Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ tại Ohio. Ảnh: Không quân Mỹ.
Bell X-2 "Starbuster"
Tập đoàn máy bay Bell phát triển máy bay nghiên cứu có sở hữu động cơ tên lửa Bell X-2 theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ và Ủy ban Cố vấn Quốc gia Hàng không Mỹ (tiền thân của NASA) vào năm 1945. Bell X-2 giúp nghiên cứu các vấn đề khí động học của máy bay siêu âm ở tốc độ từ Mach 2 đến Mach 3. X-2, có biệt danh là "Starbuster," hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/1955.
Một năm sau đó, vào tháng 9/1956, cơ trưởng Milburn Apt đã điều khiển X-2 đạt Mach 3,2 (3.370 km /h), ở độ cao 19.800 m.
Khi đạt được tốc độ lớn hơn Mach 3, cơ trưởng Apt thử chuyển hướng bay. Điều này làm cho máy bay nhào lộn ngoài tầm kiểm soát và nỗ lực của Apt trong việc kiểm soát máy bay không thành công. Tai nạn đáng tiếc này đã đặt dấu chấm hết cho chương trình X-2, sau khi đã có tổng cộng 20 chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: NASA
Một năm sau đó, vào tháng 9/1956, cơ trưởng Milburn Apt đã điều khiển X-2 đạt Mach 3,2 (3.370 km /h), ở độ cao 19.800 m.
Khi đạt được tốc độ lớn hơn Mach 3, cơ trưởng Apt thử chuyển hướng bay. Điều này làm cho máy bay nhào lộn ngoài tầm kiểm soát và nỗ lực của Apt trong việc kiểm soát máy bay không thành công. Tai nạn đáng tiếc này đã đặt dấu chấm hết cho chương trình X-2, sau khi đã có tổng cộng 20 chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: NASA
MiG-25 Foxbat
MiG-25 là một trong những máy bay quân sự nhanh nhất được đưa vào sử dụng để đánh chặn máy bay kẻ thù ở tốc độ siêu âm và thu thập dữ liệu do thám.
MiG-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1964, sau đó phục vụ Lực lượng không quân Xô Viết từ năm 1970. Với tốc độ tối đa đáng kinh ngạc Mach 3,2, khoảng 3.524 km/h, ngày nay, chiến đấu cơ vẫn được sử dụng trong không quân một số nước. Ảnh: Wikipedia
MiG-25 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1964, sau đó phục vụ Lực lượng không quân Xô Viết từ năm 1970. Với tốc độ tối đa đáng kinh ngạc Mach 3,2, khoảng 3.524 km/h, ngày nay, chiến đấu cơ vẫn được sử dụng trong không quân một số nước. Ảnh: Wikipedia
Lockheed YF-12
Tập đoàn Lockheed phát triển bản mẫu máy bay Lockheed YF-12 vào cuối những năm 1950, đầu những năm 1960. Nó là loại máy bay hai người lái, đánh chặn ở tốc độ Mach 3.
Những bài kiểm tra đối với máy bay YF-12 được thực hiện trong Khu vực 51, khu vực kiểm tra và huấn luyện tuyệt mật của Không quân Mỹ. YF-12 cất cánh lần đầu tiên vào năm 1963 và được báo cáo tốc độ tối đa lên tới Mach 3,2, khoảng 3330 km/h, ở độ cao 24.400 m.
Sau đó, Không quân Mỹ hủy bỏ chương trình, tuy nhiên những chuyến bay nghiên cứu vẫn được thực hiện cho đến năm 1978. Ảnh: Không quân Mỹ.
Những bài kiểm tra đối với máy bay YF-12 được thực hiện trong Khu vực 51, khu vực kiểm tra và huấn luyện tuyệt mật của Không quân Mỹ. YF-12 cất cánh lần đầu tiên vào năm 1963 và được báo cáo tốc độ tối đa lên tới Mach 3,2, khoảng 3330 km/h, ở độ cao 24.400 m.
Sau đó, Không quân Mỹ hủy bỏ chương trình, tuy nhiên những chuyến bay nghiên cứu vẫn được thực hiện cho đến năm 1978. Ảnh: Không quân Mỹ.
Chim đen SR-71 (SR-71 Blackbird)
Chú chim đen SR-71 là máy bay trinh thám tiên tiến trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, với hai chỗ ngồi, hai động cơ, được thiết kế bởi hãng Lockheed vào những năm 1960.
Trong lúc làm nhiệm vụ trinh sát, nếu phát hiện thấy những đe dọa tiềm tàng như tên lửa đất đối không, SR-71 sẽ tăng tốc và nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm.
Nó có thể đạt tốc độ Mach 3,3, khoảng 3.540 km/h, ở độ cao 24.400 m. SR-71 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1964 và phục vụ Không quân Mỹ từ 1964 đến 1998. SR-71 một trong những thành tựu lớn nhất của công nghệ hàng không trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Không quân Mỹ.
Trong lúc làm nhiệm vụ trinh sát, nếu phát hiện thấy những đe dọa tiềm tàng như tên lửa đất đối không, SR-71 sẽ tăng tốc và nhanh chóng thoát khỏi nguy hiểm.
Nó có thể đạt tốc độ Mach 3,3, khoảng 3.540 km/h, ở độ cao 24.400 m. SR-71 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1964 và phục vụ Không quân Mỹ từ 1964 đến 1998. SR-71 một trong những thành tựu lớn nhất của công nghệ hàng không trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Không quân Mỹ.
X-15
Máy bay quân sự dùng tên lửa đẩy X-15 là một phần của hạm đội máy bay thí nghiệm X-plane hoạt động dưới sự chỉ huy của NASA và Không quân Mỹ.
Trong những năm đầu thập niên 60, X-15 lập một số kỷ lục về tốc độ và độ cao, chạm tới độ cao 100 km trong hai lần vào năm 1963.
Hiện X-15 vẫn giữ kỉ lục thế giới về tốc độ bay nhanh nhất dành cho máy bay có người lái, với tốc độ Mach 6,72, khoảng 7.274 km/h.
Trong chương trình X-15, 13 chuyến bay thực hiện bởi 8 phi công khác nhau đã vượt quá độ cao 80 km, độ cao tiêu chuẩn của Không quân Mỹ cho các chuyến bay không gian. Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng cũng từng là phi công của X-15. Ảnh: Không quân Mỹ.
Trong những năm đầu thập niên 60, X-15 lập một số kỷ lục về tốc độ và độ cao, chạm tới độ cao 100 km trong hai lần vào năm 1963.
Hiện X-15 vẫn giữ kỉ lục thế giới về tốc độ bay nhanh nhất dành cho máy bay có người lái, với tốc độ Mach 6,72, khoảng 7.274 km/h.
Trong chương trình X-15, 13 chuyến bay thực hiện bởi 8 phi công khác nhau đã vượt quá độ cao 80 km, độ cao tiêu chuẩn của Không quân Mỹ cho các chuyến bay không gian. Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng cũng từng là phi công của X-15. Ảnh: Không quân Mỹ.
Xuân Dũng
- Khả năng tác chiến của tàu khu trục Mỹ bị Su-24 Nga áp sát (15/4)
- Tên lửa Liên Xô từng là tâm điểm khủng hoảng hạt nhân thế giới (31/3)
- Trận đụng độ duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Thế chiến 2 (3/4)
- SR-71 - trinh sát cơ khuất phục hàng nghìn tên lửa phòng không (11/3)
- Nga sắp đưa MiG-35 vào thử nghiệm bay (22/3)
http://vnexpress.net/photo/quoc-phong/nhung-chien-dau-co-nhanh-nhat-the-gioi-3387945.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten