donderdag 10 maart 2016

Thái Lan thanh trừng 6.000 người tham nhũng có thế lực

Thái Lan thanh trừng 6.000 người tham nhũng có thế lực

mediaPhó thủ tướng Prawit Wongsuwon cho biết, ngày 09/03/2016 Thái Lan đã lập được danh sách 6.000 người tham nhũng.Wikipedia
Chính quyền quân sự Thái Lan ngày 09/03/2016 đã ra lệnh bắt giữ 6.000 người tham nhũng có thế lực. Theo AFP, quyết định này đã dám nhắm vào thực trạng nhức nhối tại đây song thành công sẽ vẫn còn bị hạn chế.
Hiện nhân viên tình báo trên toàn đất nước đã lập được danh sách khoảng 6.000 « người có ảnh hưởng », cụm từ được Thái Lan sử dụng để chỉ các ông trùm mafia hay những nhân vật có thế lực điều hành mạng lưới buôn bán bất hợp pháp.
Phát biểu trước phóng viên, phó thủ tướng Thái Lan, tướng Prawit Wongsuwon, giải thích rằng những người nằm trong danh sách đen này, trong đó có một số quan chức chính phủ và ngành an ninh, bị nghi ngờ đã giúp đỡ các loại tổ chức tội phạm khác nhau. Tuy nhiên, ông không nêu rõ loại hình tội phạm nào và nhấn mạnh đợt trấn áp sẽ kết thúc trong vòng hai tháng tới.
Từ khi lên cầm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 05/2014, chính quyền quân sự Thái Lan cũng đã thực hiện nhiều chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận và bắt giữ nhiều nhà ly khai chính trị. Tuy nhiên, theo phát biểu của tướng Prawit, đợt trấn áp trên chỉ nhắm vào các nhân vật « tội phạm » có thế lực, chứ không phải những nhà hoạt động chính trị.
Vương quốc Thái Lan được biết đến bởi những mối quan hệ giữa các quan chức tham nhũng và thế giới ngầm mafia, quân đội cũng bị mất uy tính vì dính vào nhiều cáo buộc. Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong đợt thanh trừng bất ngờ này sẽ có một số nhân vật cao cấp bị "thất sủng".
Còn theo ông Paul Chambers, một chuyên gia về quân sự thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Trị Đông Nam Á ở Thái Lan, chiến dịch thanh lọc này cho thấy chính quyền quân sự tìm cách « trấn an tâm lý » và để hợp thức hóa quyền lãnh đạo và tầm ảnh hưởng của tập đoàn quân sự hai năm sau ngày đảo chính.
  • http://vi.rfi.fr/chau-a/20160309-thai-lan-thanh-trung-6000-nguoi-tham-nhung-co-the-luc

12 quan chức Thái Lan tham nhũng bị truy tố về tội khi quân

mediaLãnh đạo ngành cảnh sát Thái, tướng Somyot Poompanmuang họp báo ngày 25/11/2014.Reuters
Thái Lan đánh tham nhũng để triệt vây cánh Thaksin Shinawatra. Theo AFP, tổng cộng 7 quan chức cao cấp trong bộ máy cảnh sát Thái và 5 dân sự đã bị truy tố về tội phạm thượng.
Trong số những người bị bắt có giám đốc Cơ quan điều tra trung ương, phó giám đốc, và một tướng cảnh sát.
Cảnh sát Thái Lan cho biết đã tịch biên tài sản lên đến 2 tỷ bath, tương đương với 65 triệu đô la gồm nữ trang, tranh tượng quí giá, ngà voi, đồ cổ, vàng và tiền mặt kể cả ngoại tệ.
Trong cuộc họp báo ngày 25/11/2014, giám đốc cảnh sát quốc gia Somyot Poompanmoung không cho biết những người bị truy tố có hành vi khi quân như thế nào đối với quốc vương Thái Lan. Ngược lại ông nhấn mạnh là các nghi can đã sử dụng chức vụ trong ngành cảnh sát để lừa đảo để làm tiền, tổ chức cờ gian bạc lận và bán dầu hỏa bất hợp pháp.
Giám đốc cảnh sát quốc gia Thái Lan cho rằng mới lục soát « 15 địa điểm của mạng lưới tham ô ». Còn nhiều địa điểm khác chưa được khám xét và chắc chắn sẽ tìm ra thêm tài sản cất giấu.
Theo AFP tại Bangkok, nhiều nhà trí thức và tổ chức xã hội nhận định là chính quyền quân sự Thái đánh tham nhũng để triệt vây cánh gia đình anh em thủ tướng bị lật đổ là Thaksin và Yingluck Shinawatra.
Chính quyền mới đã truy tố nhiều người về tội khi quân,phạm thượng nhưng nhìn chung họ là thành viên của phe Áo đỏ, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Nhà tỷ phú bị đảo chính năm 2006 phải đi lưu vong. Em gái ông là thủ tướng Yingluck bị lật đổ hồi tháng 5/2014.
Từ khi quân đội Thái đảo chính và tướng Prayut Chan-O-Cha lên nắm quyền, số người bị truy tố về tội khi quân tăng nhiều nhưng chưa bao giờ quan chức cảnh sát bị quy buộc tội danh này.
Ngành cảnh sát Thái có tai tiếng tham ô truyền thống và từng là điểm tựa của ông Thaksin Shinawatra khi tại vị.

http://vi.rfi.fr/141125-thai-lan/

Buôn người : Thái Lan truy tố 72 người, trong đó có một tướng lãnh

mediaTướng Manas Kongpan, 58 tuổi, là một trong 72 người bị truy tố vì tội buôn người tại Thái Lan.Reuters
Hôm nay 24/07/2015, người phát ngôn cơ quan công tố Thái Lan tuyên bố, 72 người can dự vào các đường dây buôn người qua biên giới với Malaysia, sẽ bị truy tố. Trong số các nghi can, có tướng quân đội Manas Kongpan.
Trước báo giới tại Bangkok, ông Wanchai Roujanavong - phát ngôn viên cơ quan công tố Thái Lan - nhấn mạnh : « Chúng tôi sẽ không bao giờ để cho những nhân vật có thế lực đứng trên pháp luật ». Đại diện cơ quan công tố khẳng định, vụ án này là một ưu tiên của tư pháp Thái Lan, vì đây là một đường dây lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín đất nước. 72 nghi can bị buộc 16 tội danh, trong đó chủ yếu là tội buôn người. Một tòa án tỉnh phía nam Songkhla, nơi nhiều mồ chôn được phát hiện, sẽ bắt đầu xét xử vụ này chậm nhất từ ngày mai.
Cuộc điều tra nhắm vào mạng lưới buôn người của tư pháp Thái Lan được khởi sự hồi tháng 5/2015, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế phẫn nộ trước thảm cảnh của hàng ngàn người di cư từ Miến Điện và Bangladesh bị mắc kẹt trên biển Andaman, vì bị các nước ven bờ từ chối tiếp nhận. Hàng chục hố chôn người được phát hiện trong rừng sâu, dọc biên giới với nước láng giềng phía nam, đã đưa ra ánh sáng nhiều mạng lưới có quy mô lớn đưa người Miến Điện và Bangladesh vượt biên sang Malaysia, với sự hậu thuẫn của nhiều giới chức chính quyền.
Trong số 72 người bị truy tố, chỉ duy nhất có một sĩ quan quân đội, tướng Manas Kongpan. Giới bảo vệ nhân quyền đặt câu hỏi, liệu có thể nào một nhân vật có thế lực như vậy lại hành động đơn độc. Viên tướng nói trên, cùng hàng chục nghi can khác đã bị bắt hồi đầu tháng Sáu. Theo phát ngôn viên cơ quan công tố, không ai được tại ngoại. Hiện tại, tư pháp Thái Lan đang tiếp tục truy lùng 47 nghi phạm khác, chủ yếu là công dân Thái Lan.
Theo các nhà quan sát, việc viên tướng được phong cấp dưới thời tướng Chan-O-Cha lãnh đạo quân đội bị truy tố, gây khó khăn cho lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan. Tướng Chan-O-Cha từng nhiều lần khẳng định cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái là nhắm chống lại nạn tham nhũng, tha hóa trầm trọng trong chính quyền dưới thời các chính phủ dân cử.
Trong những năm gần đây, hàng chục nghìn người thuộc sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi chạy trốn khỏi Miến Điện vì bị truy bức. Rất nhiều người trong số họ phải chọn đường bộ vượt biên sang Malaysia, thông qua các mạng lưới đưa người bất hợp pháp tại Thái Lan. Tuy nhiên, ngày càng có đông người liều mình vượt biển sang Indonesia hoặc Malaysia.


http://vi.rfi.fr/chau-a/20150724-buon-nguoi-thai-lan-truy-to-72-nguoi-trong-do-co-mot-tuong-lanh

  • Buôn người : Thái Lan truy tố 72 người, trong đó có một tướng lãnh

    mediaTướng Manas Kongpan, 58 tuổi, là một trong 72 người bị truy tố vì tội buôn người tại Thái Lan.Reuters
    Hôm nay 24/07/2015, người phát ngôn cơ quan công tố Thái Lan tuyên bố, 72 người can dự vào các đường dây buôn người qua biên giới với Malaysia, sẽ bị truy tố. Trong số các nghi can, có tướng quân đội Manas Kongpan.
    Trước báo giới tại Bangkok, ông Wanchai Roujanavong - phát ngôn viên cơ quan công tố Thái Lan - nhấn mạnh : « Chúng tôi sẽ không bao giờ để cho những nhân vật có thế lực đứng trên pháp luật ». Đại diện cơ quan công tố khẳng định, vụ án này là một ưu tiên của tư pháp Thái Lan, vì đây là một đường dây lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín đất nước. 72 nghi can bị buộc 16 tội danh, trong đó chủ yếu là tội buôn người. Một tòa án tỉnh phía nam Songkhla, nơi nhiều mồ chôn được phát hiện, sẽ bắt đầu xét xử vụ này chậm nhất từ ngày mai.
    Cuộc điều tra nhắm vào mạng lưới buôn người của tư pháp Thái Lan được khởi sự hồi tháng 5/2015, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế phẫn nộ trước thảm cảnh của hàng ngàn người di cư từ Miến Điện và Bangladesh bị mắc kẹt trên biển Andaman, vì bị các nước ven bờ từ chối tiếp nhận. Hàng chục hố chôn người được phát hiện trong rừng sâu, dọc biên giới với nước láng giềng phía nam, đã đưa ra ánh sáng nhiều mạng lưới có quy mô lớn đưa người Miến Điện và Bangladesh vượt biên sang Malaysia, với sự hậu thuẫn của nhiều giới chức chính quyền.
    Trong số 72 người bị truy tố, chỉ duy nhất có một sĩ quan quân đội, tướng Manas Kongpan. Giới bảo vệ nhân quyền đặt câu hỏi, liệu có thể nào một nhân vật có thế lực như vậy lại hành động đơn độc. Viên tướng nói trên, cùng hàng chục nghi can khác đã bị bắt hồi đầu tháng Sáu. Theo phát ngôn viên cơ quan công tố, không ai được tại ngoại. Hiện tại, tư pháp Thái Lan đang tiếp tục truy lùng 47 nghi phạm khác, chủ yếu là công dân Thái Lan.
    Theo các nhà quan sát, việc viên tướng được phong cấp dưới thời tướng Chan-O-Cha lãnh đạo quân đội bị truy tố, gây khó khăn cho lãnh đạo chính quyền quân sự Thái Lan. Tướng Chan-O-Cha từng nhiều lần khẳng định cuộc đảo chính quân sự hồi năm ngoái là nhắm chống lại nạn tham nhũng, tha hóa trầm trọng trong chính quyền dưới thời các chính phủ dân cử.
    Trong những năm gần đây, hàng chục nghìn người thuộc sắc tộc Rohingya theo đạo Hồi chạy trốn khỏi Miến Điện vì bị truy bức. Rất nhiều người trong số họ phải chọn đường bộ vượt biên sang Malaysia, thông qua các mạng lưới đưa người bất hợp pháp tại Thái Lan. Tuy nhiên, ngày càng có đông người liều mình vượt biển sang Indonesia hoặc Malaysia.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten