maandag 7 maart 2016

Tập Cận Bình qua mặt Mao và Đặng về quyền lực

Tập Cận Bình qua mặt Mao và Đặng về quyền lực

mediaChủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường tại phiên khai mạc Quốc Hội, Bắc Kinh, ngày 05/03/2016.REUTERS/Jason Lee
Kỳ họp toàn thể thường niên lần thứ 4 khoá 12 Hội Nghị Chính Hiệp Toàn Quốc là cơ hội để « chủ tịch Tập Cận Bình nhắm tới quyền lực tuyệt tối », theo nhận định của nhật báo Le Figaro trong số ra ngày 05/02/2016.
Trước đó vài tuần, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc đã miệt mài hoạt động để kêu gọi các lãnh đạo đảng thể hiện « lòng trung thành tuyệt đối » với tổng bí thư và để người dân quen dần với cụm từ « chủ tịch Tập là "hạt nhân" lãnh đạo ».  Theo nhận định của giáo sư khoa học chính trị Trương Minh (Zhang Ming), thuộc đại học Bắc Kinh, « chiến dịch này nhằm củng cố quyền lực của ông Tập để quảng bá vai trò tuyệt đối của nhà lãnh đạo trong nội bộ đảng ».
Thế nhưng, theo nhận định của nhiều nhà phân tích, được Le Figaro trích dẫn, chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách vượt trội hơn mức độ quyền lực mà hai người tiền nhiệm "huyền thoại" Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình từng nắm giữ. Trước hết, ông Tập tìm cách xóa sổ mọi hình thức phản đối của mạng lưới những người bất đồng chính kiến, luật sư, nhà báo hay blogger vì đưa ra « những lời chỉ trích vô căn cứ ». Theo các nhà quan sát, nếu chủ tịch Trung Quốc "kiểm soát" được những người này, thì sẽ gây ra một bầu không khí sợ hãi trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng.
Tiếp theo, thời điểm tiến hành lễ "đăng quang" cũng được nghiên cứu tỉ mỉ, đúng 12 tháng trước đợt cải tổ chính trị trước kỳ đại hội Đảng lần thứ 19. Trong kỳ họp quan trọng này, một phần bộ Chính trị, bộ máy lãnh đạo tối cao của đảng, sẽ được bầu mới. Dĩ nhiên, tổng bí thư Tập Cận Bình cũng sẽ phải tìm cách giữ vị trí của mình thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Thêm vào đó, 5 trên tổng số 7 ủy viên thường trực bộ Chính trị sắp đến tuổi nghỉ hưu. Chủ tịch Trung Quốc muốn tự mình chọn 5 người thay thế. Tương tự, ông cũng muốn tự chỉ định 6 thành viên sẽ bị thay thế trên tổng số 25 ủy viên bộ Chính trị, cơ quan quan trọng thứ hai.
Ba năm đầu tiên dưới "triều đại" Tập Cận Bình, người đứng đầu Trung Quốc, cũng bị coi là lưỡi hái tử thần của "các Hoàng tử đỏ", tìm cách củng cố quyền lực của mình trong nội bộ đảng. Ông khéo léo tiến hành thăng chức, cách chức thông qua các chiến dịch chống tham nhũng trong nội bộ đảng và lực lượng quân đội.
Con đường tiến tới đỉnh cao danh vọng của ông Tập Cận Bình trái ngược với Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Cả hai tiền nhiệm cùng đi lên theo con đường truyền thống : Ông Hồ Cẩm Đào dựa vào đoàn Thanh niên Cộng sản đầy thế lực để lên nắm quyền, còn chủ tịch Giang Trạch Dân đi lên từ « phe Thượng Hải ».
Riêng ông Tập Cận Bình, trong thời gian làm lãnh đạo tỉnh, đã tìm cách đưa những người thân cận nắm giữ nhiều trọng trách lớn, gây bất ổn cho giới tinh hoa cầm quyền, trước khi ông đạt đến đỉnh cao danh vọng.
Sau đó, "Hoàng đế đỏ" bỏ qua những cơ quan thông thường của chính phủ, như các bộ hay các ủy ban của đảng, mà tự thành lập "các nhóm làm việc" phụ trách cải cách trong mọi lĩnh vực quan trọng của đất nước như kinh tế, quân đội, tư pháp… Tự tay ông Tập bổ nhiệm những người thân cận vào vị trí lãnh đạo các nhóm làm việc này.
Năm 2015, ông cũng phá vỡ nghi thức ngoại giao và "vô phép" với các nhà ngoại giao Trung Quốc khi cử ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), chánh văn phòng trung ương, tới Matxcơva tham dự các cuộc họp tại điện Kremlin, trong đó có cuộc họp với tổng thống Nga Vladimir Putin. Tháng 02/2016, chủ tịch Tập lại cử một người thân cận khác, ông Lưu Hạc (Liu He) làm việc với bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew. Đây là công việc thường do phó thủ tướng Uông Dương (Wang Yang) đảm nhiệm.
Phụ nữ : Nạn nhân của tình trạng quấy rối, xâm hại tình dục
Chuyển sang lĩnh vực xã hội, vấn đề xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ tại những địa điểm công cộng, các bến tầu xe hay ngay trong phương tiện giao thông công cộng tại các thành phố lớn trên thế giới, vẫn là một thách thức lớn đối với cảnh sát. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân không biết hoặc im lặng và cố quên.
Nhật báo Libération dành 6 trang đầu đăng phóng sự của nhóm phóng viên theo chân đội cảnh sát "Blast", phụ trách an ninh các phương tiện công cộng tại Paris, về hiện tượng vô hình này. Vào giờ cao điểm, khi các toa tầu chật cứng người, là cơ hội để những kẻ quấy rối tình dục ra tay.
Theo kinh nghiệm của cảnh sát, chiêu thức của những kẻ bệnh hoạn này rất đa dạng và thường hành động trên những tuyến tầu điện ngầm đông người như tuyến số 2, 4 và 13 : từ tìm cách dùng mui bàn tay vuốt ve đùi hay mông của nạn nhân, tới cố tình ngã áp vào ngực của nạn nhân hay áp bộ phận sinh dục vào mặt một phụ nữ đang ngồi.
Hàng ngày, có hàng chục nghìn phụ nữ trở thành nạn nhân của những vụ tấn công hay quấy rối tình dục bằng lời nói hay bằng hành động sờ mó. Rất nhiều trường hợp bị tổn thương và đa số cảm thấy bị làm nhục. Vì vậy, chặng đường di chuyển hàng ngày bằng phương tiện công cộng trở thành một nỗi ám ảnh xen lẫn tức giận và chán nản.
Điều đáng ngại là nam giới lại không biết thực trạng này, trong khi đó, phụ nữ lại ngại kể lại. Chính quyền bắt đầu ý thức được quy mô của loại tội phạm vô hình này và đưa ra một số biện pháp khuyến cáo và trừng phạt. Song có vẻ như những biện pháp này vẫn chưa đủ, do thiếu nhân sự hay phương tiện hoạt động. Và phụ nữ lại phải tự tìm cách phòng thân.
Theo bài xã luận của Libération, điều quan trọng là phải đánh động được ý thức của người dân : Cần phải coi những hành động quấy rối trên là một tội ác. Trong thập niên 1970, phong trào nữ quyền đã được huy động tối đa để buộc xã hội và luật pháp công nhận « hiếp dâm » là một tội ác. Bốn mươi năm sau, nữ quyền lại có một nhiệm vụ mới : biến việc đi lại không phải lo sợ bị tấn công là một quyền của phụ nữ.
Châu Âu trông đợi Thổ Nhĩ Kỳ chặn làn sóng nhập cư
Chỉ ba ngày trước thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người nhập cư, hôm qua hai bên đã tiến tới được một thỏa thuận mang tính quan trọng trong việc giải quyết khủng hoảng người nhập cư tại biển Egée.
Theo nhật báo Le Figaro, « Châu Âu trông đợi Thổ Nhĩ Kỳ chặn làn sóng nhập cư ». Cụ thể là Ankara đồng ý nhận người nhập cư "kinh tế" trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại Liên Hiệp Châu Âu sẽ mở lại quá trình thương lượng để Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của Liên Hiệp và xóa bỏ quy chế visa đối với công dân nước này.
Châu Âu hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xiết chặt hiệu quả đường biên giới thay vì phải tiếp nhận hàng loạt người nhập cư bị gửi ngược lại. Ngày 02/03 vừa qua, lần đầu tiên Hy Lạp đã gửi ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ 300 người nhập cư từ các nước Bắc Phi. Hai nước đã kí kết một thoản thuận song phương về việc tái nhận từ năm 2002.
Mục đích tiếp theo của Bruxelles là kí được với Ankara vào tháng 6 tới đây một bản thỏa thuận về việc tái nhận giống như giữa Athens và Ankara. Có nghĩa là, 28 nước Liên Hiệp được phép gửi ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ những người nhập cư "kinh tế" mà không phải thông qua ngả Athens.
Le Figaro cũng cho biết : « Dưới sức ép của Liên Hiệp, Ankara nói không có "cây đũa thần" ». Bruxelles muốn Thổ Nhĩ Kỳ phải chặn làn sóng người nhập cư xuất phát từ nước này sang châu Âu. Song Ankara lại cho rằng « cần có thời gian »« đã nỗ lực hết sức để thực hiện kế hoạch hành động » được kí kết vào tháng 11/2015.
Lực lượng biên phòng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định bắt giữ khoảng 15.500 người vượt biển trong loạt chiến dịch trên biển đang tiêu tốn hơn 5 triệu euro hàng tháng ngân sách nhà nước. Nhưng số người bắt giữ chiếm chưa tới 1/10 so với con số 122.000 người vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang được tới Hy Lạp.
Còn quốc gia cửa ngõ của Liên Hiệp Châu Âu « bị quá tải, người nhập cư phải ở trong những doanh trại quân đội cũ và một sân bay ». Chính phủ của thủ tướng Alexis Tsipras hy vọng Bruxelles sẽ giải ngân 300 triệu euro như đã hứa. Trước mắt, Hy Lạp sẽ xây 15.000 chỗ ở vì cuộc khủng hoảng di dân có nguy cơ còn kéo dài và hiện có tới 35.000 người nhập cư đang bị kẹt tại đây.
Cựu tổng thống Brazil Lula bị nghi ngờ tham nhũng
Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đang bị điều tra về một loại nghi án tham nhũng, từ tập đoàn dầu khí Petrobas tới các công ty xây dựng. Nghi án tham nhũng này được hai nhật báo Le Monde và Le Figaro phản ánh trong số cuối tuần.
Theo nhật báo Le Figaro, « tổng thống Lula cũng đang bị tư pháp Brazil sờ gáy trong vụ Petrobas ». Một nguồn tin từ cảnh sát phát biểu với phóng viên thường trú của Le Figaro rằng : « Ông Lula là một trong những người chịu trách nhiệm bổ nhiệm các giám đốc của tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobas và là một trong những người hưởng lợi chính từ những vụ phạm tội ».
Chiến dịch tham nhũng có thể diễn ra trong giai đoạn ông giữ chức tổng thống, từ 2003-2010. Hiện vẫn chưa có cáo buộc trực tiếp đối với tổng thống đương nhiệm Dilma Rousseff, trong thời kỳ đó giữ chức bộ trưởng Năng Lượng, cơ quan chủ quản của tập đoàn Petrobas.
Vụ việc vỡ lở khi thượng nghị sĩ Delcidio do Amaral, bị bắt vào tháng 11/2015, đã giao nộp cho cảnh sát điều tra nhiều tài liệu quan trọng liên quan tới cựu tổng thống Lula. Le Figaro nhấn mạnh, vụ tham nhũng này không chỉ liên quan tới mỗi lĩnh vực dầu khí. Phần lớn các tập đoàn xây dựng quan trọng của Brazil đều liên can, như : OAS, Odebrecht, Camargo Correia, Mendes Junior, Galvao, Iesa, Engevix, UTC/Constrans…
Chính vì vậy, nhật báo Le Monde chỉ xoay quanh một câu hỏi : Liệu có phải ngôi biệt thự đang xây là "quà tặng" của các công ty xây dựng "trả ơn" những hợp đồng đã được nhận ? Hay đây có phải là bằng chứng cho thấy tay nhà sáng lập ra đảng Người lao động (PT, khuynh tả) cũng nhúng chàm ? Ông Lula và người vợ bị nghi ngờ là chủ nhân thật sự một khu biệt thự sang trọng đang được xây dựng tại Atibaia, một vùng quê trù phú, cách Sao Paolo khoảng 60 km.
Tư pháp bắt tay vào điều tra. Những thông tin điều tra bị tiết lộ gần như thường nhật đang phá hủy danh tiếng của hình tượng đại diện tầng lớp bình dân Brazil. Dù là thực, hay được thêu dệt hoặc bịa đặt hoàn toàn, những thông tin trên cho thấy người đứng đầu nhà nước Brazil, được tới 80% người dân ủng hộ khi hết nhiệm kỳ, giờ không còn là người "bất khả xâm phạm".
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Chủ đề lao động của nữ giới được nhật báo Công giáo La Croix phản ánh nhân sắp tới ngày Phụ Nữ Quốc Tế 08/03. Bốn trang đầu của tờ báo dành phác họa chân dung những phụ nữ Pháp làm công việc được cho là của đàn ông. Họ là thợ sửa ống nước, là thủy thủ hay đốc công và « Họ yêu "nghề nghiệp đàn ông" của mình » như lời khẳng định trên trang nhất của La Croix.
Còn trên quy mô thế giới, nếu như năm 2013, 47,9% số lượng phụ nữ làm việc (trong độ tuổi từ 15-64 tuổi), thì hiện nay, tỉ lệ này lên tới 67,5%, so với  75,5% là nam giới. Lý do chính để họ ngừng làm việc là để chăm sóc con và gia đình. Song rất nhiều người chọn phương án làm việc bán thời gian.
So với nam giới, phụ nữ ít bị thất nghiệp hơn : tỉ lệ thất nghiệp là 9,7% vào quý 3 năm 2015, so với 10,8% ở nam giới thường làm việc tại các ngành công nghiệp hiện đang gặp khủng hoảng dẫn tới sa thải nhân viên.
Một điều quan trọng là chênh lệch về tiền lương giữa nam giới và nữ giới rất rõ rệt : lên tới 25%. Mức lương tính theo giờ của phụ nữ thấp hơn 20% so với nam giới.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-tap-can-binh-vuot-mat-chu-tich-mao-va-dang-ve-quyen-luc

Tập Cận Bình : Quân đội phải chấm dứt tham nhũng

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận BìnhREUTERS
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19/07/2015, Chủ tịch Tập Cận Bình lên án những hành vi sai trái của cố Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu làm tổn hại đến uy tín của quân đội nước này.
Phát biểu trước các sĩ quan quân đội tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương một lần nữa nhấn mạnh đến mục đích bài trừ tham nhũng trong guồng máy quân đội.
Lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc nêu đích danh nhân vật số 2 cố Thượng tướng Từ Tài Hậu. Ông này đã bị điều tra vì tham nhung và bị phát hiện lợi dụng chức vụ giúp đỡ một số nhân vật thăng quan tiến tức. Tướng Hậu đã qua đời vào tháng 3/2015 vì bệnh ung thư.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc được hãng tin Reuters trích lại, ông Tập Cận Bình lên án « những hoạt động bất hợp pháp của tướng Từ Tài Hậu đã gây thiệt hại to lớn và ăn sâu trong hàng ngũ quân đội ». Ông Tập kêu gọi các tướng lãnh Trung Quốc hãy « vứt bỏ ảnh hưởng của Từ Tài Hậu trong cách tư duy, trong cách tổ chức và trong công việc hàng ngày để quay trở lại với truyền thống vẻ vang của Hồng quân ». Truyền thống anh hùng đó đã dẫn tới thắng lợi của cách mạng năm 1949.
Lời kêu gọi trên đã được tất cả báo chí Bắc Kinh quan tâm. Hoàn cầu Thời báo lưu ý độc giả, đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình nhắc đến tên cố Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu từ khi ông này từ trần.
Reuters trích dẫn nhiều quan chức Trung Quốc đã về hưu hoặc còn đang tại chức, theo đó, nạn tham nhũng đã tràn lan và bám rễ quá sâu vào guồng máy quân đội để có thể hy vọng chiến dịch bài trừ tham nhũng, do ông Tập Cận Bình đề xuất, được tiến hành đến nơi đến chốn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150720-tap-can-binh-quan-doi-phai-cham-dut-tham-nhung

Ít nhất 16 tướng lãnh Trung Quốc bị điều tra về tham ô

mediaTrung Quốc : Tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, có khả năng bị liên lụy trong cuộc điều tra tham nhũng.AFP
Theo các nguồn tin thân cận với Quân đội Trung Quốc, được nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn vào hôm nay, 02/03/2015, chiến dịch bài trừ tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đang tăng tốc : Đã có ít nhất 16 thiếu tướng bị điều tra về các vụ tham nhũng liên quan đến cấp trên của họ.
Hai gương mặt con ông cháu cha nổi bật đã được nhật báo Hồng Kông nêu lên : Trước hết là Thiếu tướng Quách Chánh Cương (Guo Zhenggang), con trai của Quách Bá Hùng, một cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương đầy quyền uy, và sau đó là Chu Hòa Bình (Zhu Heping), cháu của Nguyên soái Chu Đức, từng là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc từ năm 1954 đến năm 1959. Chu Hòa Bình là cựu thư ký cho Tướng Trương Vạn Niên (Zhang Wannian), cũng là một cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Vừa được thăng chức Thiếu tướng vào tháng Giêng 2015, và đề bạt làm Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Quân khu Chiết Giang, Quách Chánh Cương bị điều tra vi bị tình nghi « vi phạm luật pháp nghiêm trọng ». Sự kiện nhân vật này bị điều tra đã làm dấy lên câu hỏi là phải chăng người cha của ông cũng đang bị điều tra vì dính líu đến vụ tham nhũng liên quan đến Tướng Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Các chuyên gia quân sự cho rằng ông Quách Bá Hùng chắc chắn sẽ bị dính líu vì đã là cấp trên của ông Từ Tài Hậu trong suốt 10 năm làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hai cấp dưới trước đây của hai ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng cũng vừa bị điều tra.
Ngoài ra, hai viên tướng đặc trách hầu cần ở quân khu Quảng Châu cũng bị điều tra. Đó là tướng Trần Kiếm Phong (Chen Jianfeng), và Vương Thanh (Wang Sheng). Hai người đều dính líu tới vụ tham nhũng của Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, bị bắt vào tháng Giêng năm 2013. Tướng Cốc Tuấn Sơn cũng là một người thân cận của Từ Tài Hậu.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng trong quân đội Trung Quốc như vậy là đã bắt đầu nhắm vào cấp dưới của các lãnh đạo cao cấp.

http://vi.rfi.fr/20150302-tq-tham-o/

Trung Quốc : Tổng kiểm tra chi thu của quân đội để chống tham nhũng

mediaHai tướng Cốc Tuấn Sơn và Từ Tài Hậu bị truy tố vì mua bán chức vụ trong quân đội. 16 sĩ quan cao cấp Trung Quốc cũng đang bị điều tra. - REUTERS/Jason Lee
Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay, 12/02/2015 cho biết : Quân đội nước này sẽ bị kiểm toán trên một quy mô rộng lớn trong vòng một năm. Tất cả tài khoản của Quân đội, cũng như thu nhập của quân nhân các cấp đều bị xem xét kỹ lưỡng. Mục tiêu là tận diệt nạn tham nhũng đang lũng đoạn định chế này.
Theo AFP, kế hoạch tổng kiểm toán Quân đội là một bước mới trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập cận Bình đã tung ra. Theo tờ Hoàn cầu Thời báo, Quân Ủy Trung ương, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, sẽ mở « một cuộc điều tra về các khoản chi tiêu và thu nhập của toàn bộ nhân sự trong quân đội trong năm 2013 và 2014 ».
Chiến dịch sẽ do tướng Triệu Khắc Thạch (Zao Keshi) - lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - chỉ huy, và trong cuộc họp hôm qua, 11/02, nhân vật này giải thích là các nhà điều tra sẽ xem xét « tất cả các khoản chi thu bằng tiền mặt » để phát hiện các trường hợp tham nhũng. Theo vị tướng này, việc kiểm toán sẽ « đi rất xa và có thể sẽ phơi bày các vấn đề nhập nhằng quyền lợi ».
Theo giới quan sát, nạn tham nhũng lan tràn trong quân đội Trung Quốc với nạn biển thủ công quỹ, tiền đút lót. Lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh xem đây là mối đe dọa lớn, cản trở việc hiện đại hóa quân đội.
Trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, giới quân đội Trung Quốc từng bị đánh khá mạnh với một số lãnh đạo chóp bu như tướng Cốc Tuấn Sơn (Gu Junshan), nhân vật số hai của Tổng cục hậu cần bị truy tố năm ngoái, kéo theo tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và thành viên Ban Chấp hành Trung ương, bị tố cáo tổ chức cả một hệ thống mua bán chức vụ trong quân đội. Vào tháng qua, Quân đội Trung Quốc cho biết đã có 16 sĩ quan cao cấp bị đặt trong vòng điều tra.

http://vi.rfi.fr/20150212-tq-tham-nhung/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten