donderdag 11 februari 2016

Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, + 'Madam Nhu Trần Lệ Xuân': Cuộc gặp gỡ định mệnh với ông Ngô Đình Nhu

  1. Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân


    Họ đều là những giai nhân tuyệt sắc của Sài Gòn khi xưa, đúng là mỗi hồng nhan đều có một số phận khác nhau. 
    Đặng Tuyết Mai
    Bà là vợ của Phó tổng thống chính thể Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ. Trước khi lập gia đình Đặng Thị Tuyết Mai là một trong 4 nữ tiếp viên hàng không đầu tiên của Hãng hàng không Air Vietnam. Mối tình của Đặng Tuyết Mai và Nguyễn Cao Kỳ bắt nguồn từ một chuyến bay từ Manila về Việt Nam.
    Từ buổi gặp gỡ đầu tiên đó, tướng Kỳ đã gặp phải lòng mối tình 'sét đánh' và mở đầu cho một câu chuyện tình đẹp giữa 2 người. Chắc hẳn người dân Sài Thành xưa vẫn chưa quên cảnh tướng Kì lái máy bay riêng để thả thư tỏ tình với Tuyết Mai.
    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Hai người có một con gái và là MC hải ngoại nổi tiếng Nguyễn Cao Kì Duyên.
    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Trần Lệ Xuân
    Bà là vợ ông Ngô Đình Nhu, em trai của Ngô Đình Diệm, Tổng thống VNCH. Ngô Đình Diệm không có vợ, vì thế những nghi lễ ngoại giao, bà Lệ Xuân được phép hành xử như cương vị Đệ nhất phu nhân.
    Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, cháu ngoại vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại.
    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Nguyễn Thị Mai Anh
    Bà là vợ Tổng thống chính thể Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên truyền hình và rời Việt Nam. Bà cùng chồng và các con sang Đài Loan, từ đó nhập cảnh Hoa Kỳ và ở Boston cho đến nay
    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân

    Những mỹ nhân lừng lẫy Sài Gòn một thuở, anh hùng khó qua ải mỹ nhân


    Nguồn: http://vtc.vn/ngam-nhung-my-nhan-lung-lay-sai-gon-mot-thuo.13.504373.htm
    Logo small Vitalk

    Bạn hãy viết gì đó ...

    Chia sẻ nóng

    Tuấn Duy
    Tuấn Duy
    gửi lúc Hôm nay lúc 09:43

    Quốc Hoàng
    Quốc Hoàng
    gửi lúc Hôm nay lúc 10:06

    Anh Tuấn Lê
    Anh Tuấn Lê
    gửi lúc Hôm nay lúc 10:11

    Người lạ mặt
    Người lạ mặt
    gửi lúc Hôm qua, lúc 18:09

    Nguyễn Thành Trung
    Nguyễn Thành Trung
    gửi lúc Hôm qua, lúc 09:00

    Minh Vô Tâm
    Minh Vô Tâm
    gửi lúc Thứ ba lúc 12:46

    Anh Tuấn Lê
    Anh Tuấn Lê
    gửi lúc Chủ nhật lúc 14:33

    Hương Linh
    Hương Linh
    gửi lúc Chủ nhật lúc 14:52

    Quốc Hoàng
    Quốc Hoàng
    gửi lúc Chủ nhật lúc 13:50

    Gaconlonton
    Gaconlonton
    gửi lúc Chủ nhật lúc 09:33

    Đây chính là cây quất chất nhất trong dịp Tết này: Thật không thể tin được
    Mới đây, hình ảnh một cây quất trĩu quả và đặc biệt chỉ toàn quả xanh đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Cây quất với quả và lá xum xuê....
     

    http://vitalk.vn/threads/nhung-my-nhan-lung-lay-sai-gon-mot-thuo-anh-hung-kho-qua-ai-my-nhan.2208935/

    'Madam Nhu Trần Lệ Xuân': Cuộc gặp gỡ định mệnh với ông Ngô Đình Nhu


    Mỗi con người đều có số phận lịch sử và lịch sử là nhân chứng khách quan nhất.

    Ngôi trường của bọn trẻ ở Hà Nội nằm kế bên dinh thự của quan toàn quyền Pháp. Tòa nhà màu nghệ tây vẫn còn đến hôm nay nhưng được dùng làm văn phòng và phòng tiếp tân của Ủy ban Trung ương Đảng CS Việt Nam. Vào thời Lệ Xuân, ngôi trường được đặt tên theo Albert Sarraut, Toàn quyền Đông Dương từ 1911 đến 1913. Mặc dù Sarraut được ca ngợi bởi việc thúc đẩy cải cách giáo dục, động cơ của ông, từ căn để, là một thí dụ khó chịu khác về sự thắng thế của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ông tin rằng người Việt không thể được khai hóa cho đến khi tư tưởng, phong tục tập quán, và những thể chế của họ được phản ánh theo nước Pháp. Đối với Albert Sarraut, người chiến sĩ tự xưng của công cuộc cải cách giáo dục bản địa, người Việt Nam “sẽ xứng đáng được giải phóng khỏi sự cai trị của Pháp chỉ khi họ không còn khao khát là người Việt, nhưng là người Pháp da vàng".

    Lệ Xuân được dạy nói, đọc, viết, và suy nghĩ như một nữ sinh Pháp bé nhỏ. Cô học thuộc thứ tự các vị vua nước Pháp và ngày tháng tất cả những cuộc chiến giữa Pháp và Anh. Cô có thể đọc vanh vách những cánh rừng và những ngọn núi tuyết phủ mà thậm chí chưa từng nhìn thấy chúng. Cô làm bài kiểm tra về thi ca và chính tả tiếng Pháp nhưng không được học về di sản của đất nước mình. Lệ Xuân có bổn phận phải quên cô là người Việt và được khích lệ để tin rằng định mệnh của cô là trở thành một phần của một nền văn hóa khác, ưu việt hơn.
    'Madam Nhu Trần Lệ Xuân': Cuộc gặp gỡ định mệnh với ông Ngô Đình Nhu

    Bà Trần Lệ Xuân và chồng - ông Ngô Đình Nhu.
    Ông Nhu đang tiến gần đến tuổi ba mươi khi được giới thiệu với cô Lệ Xuân mười lăm tuổi vào năm 1940. Là một người đàn ông độc thân với gia thế tốt đẹp ở Huế, dáng vẻ điển trai của ông càng tăng thêm cùng với tuổi tác và trải nghiệm. Họ đã gặp nhau trong khu vườn nhà ông Chương ở Hà Nội. Ông Nhu vừa trở về Việt Nam sau gần một thập niên học hành ở Pháp. Tấm bằng đầu tiên ông có được là về văn chương. Sau đó, trong khi đang theo học ngành quản thủ thư viện, ông đã lấy một bằng cấp về cổ tự học, từ trường Pháp điển quốc gia danh giá ở Paris. Ông Nhu đang bắt đầu một vị trí tại cơ quan văn khố Hà Nội khi ông gặp Lệ Xuân.

    Tất cả những điều đó có vẻ mang tính sách vở và nhỏ nhặt với một người giàu kinh nghiệm, nhưng với Lệ Xuân, bấy giờ vẫn đang học trung học và chưa bao giờ ra khỏi đất nước, trải nghiệm ở hải ngoại của ông Nhu mang lại cho ông một nét hấp dẫn kỳ lạ. Một cuộc hôn nhân sẽ giải phóng cô khỏi những nỗi bẽ mặt hàng ngày mà gia đình cô gây ra. Có vẻ như với Lệ Xuân, một người đàn ông ham mê sách vở hơn chính trị sẽ là nỗi khuây khỏa sau những trò chơi hai mặt và phản bội mà bà đã chứng kiến trong cuộc hôn nhân của chính cha mẹ mình. Việc ông Nhu mỉm cười nhiều hơn nói chuyện có vẻ là một biểu hiện tốt nữa. Kết hôn là bước tiếp theo với một cô gái có giáo dục, và Lệ Xuân không nghĩ cô hơn ông Nhu về điểm này.

    Ngặt nỗi ông Nhu thuộc về một gia đình Công giáo kiên trung. Trong tầng lớp tinh anh Việt Nam thì người Công giáo chiếm thiểu số và có phần kỳ lạ. Tuy vậy, điều đó khá tốt với kỳ vọng của một người con gái thứ như cô.

    (Trích sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng)
    http://giaitri.vnexpress.net/tin-tu...cuoc-gap-go-voi-ong-ngo-dinh-nhu-3353092.html

    Chia sẻ liên quan


    http://vitalk.vn/threads/madam-nhu-tran-le-xuan-cuoc-gap-go-dinh-menh-voi-ong-ngo-dinh-nhu.2263327/

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten