donderdag 4 februari 2016

Giá Dầu thô sụt dưới 28 đô sau khi bỏ cấm vận Iran

Dầu sụt dưới 28 đô sau khi bỏ cấm vận Iran

  • 18 tháng 1 2016

Image copyright Reuters
Image caption Iran được gỡ bỏ cấm vận và sẵn sàng xuất khẩu dầu thô trở lại

Giá dầu tiếp tục sụt giảm xuống mức dưới 28 đô la một thùng, trong bối cảnh phương Tây gỡ bỏ cấm vận Iran có thể gây ra tình trạng thừa nguồn cung dầu mỏ.
Giá dầu thô Brent, đơn vị đo chuẩn quốc tế, có lúc xuống tới mức 27,67 USD/thùng, mức thấp nhất từ năm 2003, trước khi tăng nhẹ trờ lại, lên giá 28,17 USD/thùng.
Giá dầu thô của Mỹ sụt giá, còn 28,86 USD/thùng.
Các nhà phân tích nói việc gỡ bỏ cấm vận Iran có nghĩa sẽ có thêm nửa triệu thùng dầu được sản xuất mỗi ngày.
Daniel Ang, chuyên viên phân tích từ hãng Phillip Futures nhận định:
"Giá dầu sụt giảm vì phương Tây đã gỡ bỏ cấm vận với Iran. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy một lượng dư thừa dầu thô lớn khi dầu của Iran xuất hiện trở lại trên thị trường."

Image copyright Reuters
Image caption IAEA nói Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân

Gỡ bỏ cấm vận

Quyết định gỡ bỏ cấm vận cho Iran được đưa ra hôm Chủ Nhật, sau khi Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) nói Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạn chế Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.
Iran có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ tư thế giới, theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, và bất cứ động thái thêm lượng dầu sản xuất ra sẽ thêm vào con số một triệu thùng dầu dư thừa, đang gây ra hiện tượng làm giá dầu sụt giảm hơn 70% từ giữa năm 2014.
Các nhà phân tích nói Iran đã có sẵn khá nhiều dầu để bán ra.
Ric Spoon, phân tích gia trưởng của công ty CMC Markets, nói: "Hiện Iran có lượng dầu khá lớn trong kho để bán ra. Họ có thể bán ra ngay nếu muốn, và điều đó sẽ khiến nguồn cung tăng lên rất nhanh."
Giá dầu sụt giảm liên tiếp đến từ việc thừa nguồn cung, chủ yếu là do dầu đá phiến của Mỹ tràn ngập thị trường.

Image copyright Reuters
Image caption Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tới Ả-rập Saudi, Iran và Ai Cập trong tuần này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố
Trong khi đó, nhu cầu với dầu thô lại sụt giảm vì các nền kinh tế như Trung Quốc và Châu Âu đang phát triển chậm lại.
Trong một diễn biến riêng rẽ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm bất thường tới Ả-rập Saudi và Iran, hai nước hiện đang có cuộc tranh cãi gay gắt sau vụ Ả-rập Saudi xử tử giáo sỹ Shia nổi tiếng Nimr al-Nimr.
Chuyến đi được cho là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đóng vai trò một "nhà trung gian hòa giải chân thành", theo hãng tin Reuters.
Tuyên bố vắn tắt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông Tập sẽ tới Ả-rập Saudi, Iran và Ai Cập trong chuyến công du năm ngày, 19-23/1.
Trung Quốc hồi tháng Tư 2015 đã trở thành nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, và trước đó chỉ đứng sau Hoa Kỳ mà thôi.
Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến cơn khát dầu thô của Bắc Kinh dịu lại đôi chút, nhưng nhu cầu năng lượng vẫn đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của nước này.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/01/160118_oil_price_update

Quốc tế bỏ cấm vận kinh tế với Iran

  • 17 tháng 1 2016
Image copyright EPA
Image caption Cảnh đường phố Tehran
Cấm vận quốc tế đối với Iran vừa được gỡ bỏ sau khi Tehran đã thực thi thoả thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân.
Người phụ trách đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, nói rằng thoả thuận này sẽ đóng góp vào quá trình cải thiện hoà bình và an ninh của khu vực và quốc tế.
Thoả thuận lịch sử giữa Iran và các cường quốc được thống nhất hồi tháng Bảy năm ngoái.
Bỏ cấm vận có nghĩa là bỏ phong toả hàng tỷ đôla tài sản của Iran đồng thời cho phép nước này bán dầu ra thị trường quốc tế.
Cơ quan Nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc, IAEA, cho hay các thanh tra viên đã xác nhận là Tehran thực thi đầy đủ các yêu cầu.
Một trong số đó là Iran phải giảm đáng kể số lò phản ứng ly tâm và tháo bỏ lò phản ứng nước nặng gần thị trấn Ẩk. Cả hai loại này đều có thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Iran luôn luôn khẳng định chỉ phát triển hạt nhân vì mục tiêu hoà bình, thế nhưng giới chỉ trích, trong đó có một số nghị sỹ Cộng hoà Mỹ, thì cho rằng Tehran chưa đủ nỗ lực để thuyết phục quốc tế rằng nước này không chế tạo bom nguyên tử.

Đoàn tụ gia đình

Image copyright EPA
Image caption EU cho hay Iran đã thực thi các điều khoản thỏa thuận
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã ra lệnh bỏ cấm vận kinh tế chống Iran.
Phát biểu tại Vienna, nơi ông đã có thảo luận với người đồng nhiệm Iran, ông Kerry nói rằng Tehran đã có "các bước quan trọng" mà nhiều người từng nghi ngờ liệu có bao giờ được đưa ra hay không.
Trước đó, vào thứ Bảy 16/1, tin cho hay là Iran đã trả tự do cho phóng viên báo Washington Post Jason Rezaian và ba tù nhân Mỹ gốc Iran theo thoả thuận trao đổi tù nhân với Hoa Kỳ.
Ông Rezaian, 39 tuổi, bị bắt vì một số tội trong có tội làm gián điệp, hồi tháng 11 năm ngoái.
Một người khác, Matthew Trevithick, đã được thả hôm 16/1.
Hoa Kỳ cho hay sẽ ân xá cho bảy người Iran hiện đang bị giam vì vi phạm lệnh cấm vận ở nước này.
Ông Kerry tuyên bố ông "rất mừng là trong lúc này đây, năm người Mỹ đang được trả tự do và lên đường về đoàn tụ với gia đình".
Ông nói Tổng thống Barack Obama sẽ cho biết thêm chi tiết về các vụ phóng thích.
IAEA nói đã lắp đặt thiết bị tại cơ sở Natanz nhằm giám sát hoạt động làm giàu uranium của Ỉan, với mục đích chứng thực rằng mức độ làm giàu nằm dưới 3,67% như đã thống nhất.
Giám đốc IAEA, Yukiya Amano, sẽ tới Tehran vào Chủ nhật 17/1 để gặp Tổng thống Rouhani và các quan chức khác.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160117_iran_sanctions_lifted

Geen opmerkingen:

Een reactie posten