donderdag 11 februari 2016

Bí ẩn ‘thần dược phòng the’ giúp khỉ chúa ‘yêu’ bạn tình 30 lần/ngày

Bí ẩn ‘thần dược phòng the’ giúp khỉ chúa ‘yêu’ bạn tình 30 lần/ngày

Nguồn www.nguoiduatin.vn
Chỉ có khỉ chúa mới có đặc quyền ăn loại thảo dược đó, loài thảo dược bí ẩn chỉ mình khỉ chúa biết giúp cho khỉ chúa giữ “phong độ” tột đỉnh quan h.ệ 30 lần/ ngày, và trong 3 tháng mùa sinh sản
Bí ẩn thần dược
Loài khỉ thường sống theo đàn, có một con đực to khỏe, thông minh làm chúa đàn. Nhưng đồng thời vị chúa này cũng “kiêm” luôn việc làm chồng của những con cái trong đàn. Tùy thuộc vào từng loại khỉ mà đàn thường dao động từ 30 – 40 con khỉ trong một đàn trong tự nhiên. Thường loài khỉ chỉ có một mùa sinh sản nhất định, diễn ra trong khoảng 3 tháng vì thế vị “vua” kiêm “đức lang quân” của những bà vợ trong đàn phải đáp ứng được “nhu cầu” của chị em.
Theo nghiên cứu trên loài khỉ lông vàng, thì đàn thường có khoảng từ 15 -20 con trong tự nhiên, trong đó một nửa, hoặc hơn một nửa là “phái nữ”. Đến mùa sinh sản về mùa thu diễn ra trong 3 tháng, thì khỉ chúa có nhiệm vụ “đáp ưng” cho chị em có bầu sinh con. Mật độ quan h.ệ của khỉ rất nhiều lần trong một ngày, trung bình khoảng 25 – 30 lần trên một ngày. Một con khỉ cái sẽ cần giao phối trong một tuần để có thể thụ thai. Nếu tính sơ sơ như vậy thì trong 3 tháng sinh sản, nếu trong đàn có
khoảng 10 bà vợ thì một con khỉ chúa sẽ phải giao phối khoảng gần 3.000 lần.
Thường người ta chỉ biết đến loài dê đực là loài có sức mạnh phi thường “trong chuyện ấy”. Dê đực có thể “đáp ứng” chị em mọi lúc mọi nơi, miễn khi nào dê đực thích, hoặc “chị em cần”. Nhưng mật độ giao phối của dê đực cũng chỉ nhiều là gần chục lần trên một ngày. Nếu như vậy thì đem so với mấy tháng sinh sản của khỉ thì dê đực còn phải gọi là “sư phụ”. Và tính tổng cộng trong 3 tháng thì cũng bằng hơn cả số lần dê đực “thi triển” trong một năm. Để làm được điều này thì con khỉ đực chúa
thường có một sức khỏe phi thường, luôn luôn mạnh nhất trong đàn.
Tuy nhiên điều đó chưa thể đủ điều kiện để trong ba tháng sinh sản khỉ chúa có thể quan h.ệ nhiều như vậy được. Mà theo tìm hiểu thì điều làm nên “nội công thâm hậu” của khỉ chúa chính là thức ăn riêng biệt của loài khỉ chúa này. Chúng có một loại thức ăn quyền mà trong đàn mà chỉ riêng những con khỉ chúa mới được ăn. Quy định này là “bất thành văn” vì khỉ chúa sẽ không cho bất kỳ con khỉ nào được ăn loại thức ăn riêng biệt này.
Bí ẩn 'thần dược phòng the' giúp khỉ chúa 'yêu' bạn tình 30 lần/ngày - Ảnh 1Ông Vũ Công Long nói về loại “thần dược” của khỉ chúa.
Theo anh Vũ Công Long – Trưởng ban quản lý Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (bộ Y tế), quản lý đảo Khỉ (thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh), đã có thâm niên vài chục năm nghiên cứu về loài khỉ này thì: “Loài khỉ chúa ở đây thường ăn một loại quả đặc. Loại quả này tôi cũng thấy ít khi xuất hiện. Những con khỉ chúa thường độc quyền ăn loại này. Nếu nó phát hiện con khỉ nào dám ăn loại quả này thì nó sẽ ra tay trừng trị rất khắc nghiệt. Vì thế những con khỉ trong đàn
không bao giờ đụng đến loại quả này. Và tôi thấy loại quả này chúng thường ăn trước mùa sinh sản”.
Còn theo ông Cụ Nguyễn Văn Mùa (87 tuổi, trú tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) thì hồi trẻ hay đi rừng. Cụ được những bậc cao niên kể rằng loài khỉ đầu đàn thường có một loại hoa quả dành riêng, chỉ nó mới được ăn. Dù không có ai canh giữ nhưng những con khỉ trong đàn không bao giờ đụng đến. Nghe là loại quả này có tác dụng làm cho con khỉ chúa luôn mạnh nhất trong đàn. Trước kia ở dãy Huyền Đinh, hay khu Tây Yên Tử khỉ rất nhiều khỉ, cụ cũng thường đi theo đàn khỉ để tìm ra
loại quả đó.
Hé lộ “thần dược phòng the” của loài khỉ chúa
Và để nghiên cứu thì anh Long đã dùng thử loại quả này lấy để ngâm rượu. Khi ngâm rượu thì nó sẽ có màu đỏ hồng trông rất ngon mắt, uống rượu rất thơm và ngon. Và công dụng của chúng theo anh Long thì đúng là “thần kỳ”, khó có thể loại nào sánh bằng được. Đó chính là bí quyết giúp cho loài khỉ chúa có khả năng “vô biên” trong những tháng sinh sản. Và nhờ đó mà con khỉ chúa cũng luôn giữ được sức khỏe.
Cây ra loại quả này thuộc dạng nửa thân cây, nửa thân dây. Mỗi kẽ lá nó sẽ ra một quả duy nhất chứ không theo chùm. Loại quả này chỉ to hơn đầu đũa, có màu hồng ngọc, khi chín rực lên trông vô cùng đẹp mắt. Nó chín vào khoảng đầu hè, và chín trong một khoảng thời gian dài. Mùa này khỉ chúa sẽ thường “viếng thăm” nơi có loại quả. Và nó sẽ đánh dấu để không con khỉ nào dám bén mảng tới. Và theo anh Long thì khi anh hỏi nhiều người thì loại quả này có tên là quả Dom.
Tuy nhiên theo cụ Nguyễn Văn Mùa thì loại “thần dược” riêng dành cho khỉ chúa này rất bí ẩn. Trước kia cụ từng theo những bầy khỉ trong rừng để tìm ra loại quả mà khỉ chúa đã ăn. Theo trí nhớ của cụ từng quan sát được thì sáng sớm bầy khỉ thường đến một bụi cây rậm, nhỏ. Loại cây này cụ cũng không biết tên, nó có quả rất nhỏ chỉ lớn chưa bằng đầu đũa, màu hồng nhạt. Nó ra mỗi kẽ lá cũng có một loại quả. Khi đàn khỉ đến bụi cây, chỉ có một con khỉ to lớn nhất trong đàn xuống bụi cây đó hái quả
ăn. Còn những con khỉ khác chỉ đứng nhìn hoặc là tìm kiếm loại quả khác để ăn mà không có một con khỉ nào dám đến hái để ăn. Ngay cả khi con khỉ to lớn đó không ăn nữa nhưng cũng không một con nào dám đến ăn cả.
Cụ cũng ăn thử loại quả đó thấy rất ngọt và thơm, ăn xong thấy trong người sảng khoái. Cụ cũng từng cầm cây đó đi hỏi nhiều bậc cao niên nhưng cũng không ai biết tên gọi của nó là gì. Và hầu như ít người nhìn thấy, cả những người đã từng có thâm niên đi rừng cũng không rõ. Đặc biệt là cụ Mùa cũng chỉ có một dịp duy nhất được nhìn thấy loại cây đó, và loại quả đó. Cụ cũng đi nhiều cánh rừng săn bắn, thường để tìm loại quả đó nhưng hầu như không bao giờ gặp lại. Trước kia cụ có đánh thử về nhà
trồng nhưng không thành công và chết ngay.
Sau đó cụ Mùa có trở lại để tìm bụi cây nó nhưng nó đã biến mất: “Có lẽ loài khỉ đã đánh hơi được có người đụng vào bụi cây đó nên nó đã nhổ đi. Tôi cũng chỉ đoán thế vì khi đến đúng địa điểm đó thì không còn gốc tích gì của cây nữa”.
Như vậy loài “thần dược” làm nên sức mạnh của loài khỉ chúa như miêu tả của cụ mùa rất giống với “thần dược” giúp loài khỉ lông vàng như nhà anh Vũ công Long nói. Tuy nhiên có đích xác là đúng loại “thần dược” đã làm nên sức mạnh phi thường cho loài khỉ chúa trong chuyện “phòng the” hay không thì vẫn là một ẩn số?
Loài khỉ lông vàng sống theo đàn, đàn thường có khoảng từ 15 – 20 con trong tự nhiên, trong đó một nửa, hoặc hơn một nửa là “phái nữ”. Đến mùa sinh sản về mùa thu diễn ra trong 3 tháng, thì khỉ chúa có nhiệm vụ “đáp ứng” cho chị em có bầu sinh con. Mật độ quan h.ệ của khỉ rất nhiều lần trong một ngày, trung bình khoảng 25 – 30 lần trên một ngày. Một con khỉ cái sẽ cần giao phối trong một tuần để có thể thụ thai. Nếu tính sơ sơ như vậy thì trong 3 tháng sinh sản, nếu trong đàn có khoảng 10 bà vợ thì một con khỉ chúa sẽ phải giao phối khoảng gần 3.000 lần.
Nguyễn Hàn Phong – Phan Tuấn

http://tinvn.biz/bi-duoc-phong-giup-khi-chua-yeu-ban-tinh-30-lanngay.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten