maandag 11 januari 2016

Việt Nam tố cáo Trung Quốc 'uy hiếp an toàn' bay ở Biển Ðông + Mỹ phản đối 'bay thử nghiệm' ở Trường Sa

Trung Quốc 'uy hiếp an toàn' bay

  • 8 tháng 1 2016
Image copyright XINHUA
Image caption Chuyến bay ngày 6/1 của Trung Quốc đáp trên Đá Chữ Thập
Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản nói các máy bay thử nghiệm của Trung Quốc đáp lên Đá Chữ Thập là "ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực" - báo Một Thế Giới tại Việt Nam cho biết.
Tờ Một Thế Giới nói văn bản được gửi đến Tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới (ICAO) với nội dung một số tàu bay "không xác định" hoạt động trong vùng thông báo bay (FIR) HCM nhưng không liên lạc với cơ quan không lưu phụ trách theo quy định quốc tế về an toàn bay.
Hôm thứ Bảy 2/1, Trung Quốc đã đáp một phi cơ dân sự xuống đường băng trên Đá Chữ Thập và đây cũng là đường băng đầu tiên được Trung Quốc sử dụng tại khu vực.
Đến ngày thứ Tư ngày 6/1, Bắc Kinh lại đáp hai chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Hải Khẩu xuống Đá Chữ Thập, theo Tân Hoa Xã.
Image copyright XINHUA
Ông Lại Thanh Xuân, Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam, nói "một số tàu bay không xác định hoạt động trong vùng thông báo bay HCM cắt ngang các đường hàng không L625, N892, M771, từ điểm báo cáo DONA đến ALDAS"
Phía Việt Nam nói không nhận được thông báo bay nào của Trung Quốc liên quan đến các chuyến bay đến Đá Chữ Thập.
Tân Hoa Xã nói: "Các chuyến bay thử thành công chứng minh rằng sân bay có khả năng đảm bảo hoạt động an toàn cho các phi cơ dân sự cỡ lớn,"và cho biết sân bay này sẽ phục vụ cho việc vận chuyển đồ tiếp vận, nhân viên và viện trợ y tế.

Căng thẳng

Việc Trung Quốc 'đáp thử phi cơ' xuống Đá Chữ Thập đã gây ra căng thẳng trong khu vực Biển Đông.
Image copyright AMTI
Image caption Trung Quốc xây dựng đường băng nhân tạo trên Đá Chữ Thập
Ngày 7/1, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Một lần nữa Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông."
Theo hãng tin Reuters, Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, ông Paul Ryan nói Hoa Kỳ cần duy trì một lực lượng hải quân đủ mạnh để ngăn cản căng thẳng trong khu vực Biển Đông. Ông cũng phê bình chính quyền Obama vì đã đề xuất cắt giảm hạm đội Hải quân Hoa Kỳ.
Ông Paul Ryan nói thêm: “Điều này cho thấy chúng ta cần lực lượng hải quân mạnh”
Ông Peter Cook, người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết: “Chúng tôi quan ngại với tất cả những hoạt động Trung Quốc tiến hành trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông.”
Các quan chức Hải quân Hoa Kỳ cho rằng xung đột có thể dẫn đến chạy đua vũ trang trong khu vực.
Tại Mỹ, Đảng Cộng hòa đang sử dụng chính sách ngoại giao của ông Obama làm mũi tấn công Đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới.
Image copyright XINHUA
Image caption TQ có thể lập tuyến bay Hải Khẩu - Trường Sa thường xuyên

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160108_vietnam_reaction_china_flight

Mỹ phản đối 'bay thử nghiệm' ở Trường Sa

  • 5 tháng 1 2016
Image copyright Reuters CSIS AMTI
Image caption Trung Quốc sắp hoàn thành đường băng sân bay mới trên bãi đá Chữ thập
Hôm 4/1, Hoa Kỳ tuyên bố việc Trung Quốc 'bay thử nghiệm' để kiểm tra đường băng sắp hoàn thành trên một trong bảy hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông “làm tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nhắc lại lời nước này yêu cầu tạm Trung Quốc dừng việc bồi đắp đảo và quân sự hóa vùng biển đang tranh chấp với 5 quốc gia châu Á thành tiền đồn của họ, hãng AP cho hay.
Trước đó Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc 'bay thử nghiệm' tại hòn đảo tranh chấp.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối và tuyên bố rằng rằng động thái của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Hà Nội. Việt Nam yêu cầu “Trung Quốc chấm dứt, không tái diễn các hành động tương tự”, nhưng Bắc Kinh lập tức bác bỏ phản đối của Hà Nội.
Căng thẳng tại Biển Đông đã gia tăng trong hai năm qua sau khi Trung Quốc tiến hành cải tạo các bãi đá tranh chấp ở Trường Sa thành đảo nhân tạo. Động thái này khiến các nước trong khu vực quan ngại Bắc Kinh có thể tận dụng căn cứ quân sự bên ngoài đại lục để thể đe dọa lãnh thổ của họ.
Việc Trung Quốc cho một chiếc máy bay đáp xuống Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) hôm 2/1 khiến các nước láng giềng chỉ trích.
Chuyến bay thử nghiệm "gây thêm căng thẳng và bất ổn trong khu vực", Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, nói hôm thứ Hai 4/1.
Trong khi đó, tại một cuộc họp báo cùng ngày, ông Fumio Kishida, Ngoại trưởng Nhật, bình luận rằng chuyến bay thử nghiệm là nỗ lực của Trung Quốc để biến hòn đảo nhân tạo thành 'sự đã rồi', hãng tin Kyodo tường thuật.

'Lập trường rõ ràng'

Image copyright EPA
Image caption Tháng 10/2015, Hoa Kỳ điều tàu chiến USS Lassen vào Biển Đông
“Việc Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại sân bay mới trong vùng biển tranh chấp làm gia tăng căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực, '' ông John Kirby nói với các phóng viên ở Washington.
\Ông đề nghị các bên tranh chấp nên tập trung vào việc đạt thỏa thuận về những động thái “có thể chấp nhận trong khu vực tranh chấp”.
''Về vấn đề này, chúng tôi có lập trường rõ ràng và nhắc lại nhiều lần. Chúng tôi sẽ tiếp tục thể hiện quan điểm đó'', ông nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm thứ Bảy 2/1 rằng Trung Quốc triển khai một ‘máy bay dân sự’ trên đảo mà họ gọi là Vĩnh Thử Tiêu (tức Đá Chữ Thập), để kiểm tra xem liệu sân bay mới ở “lãnh thổ của Trung Quốc” có phù hợp với các tiêu chuẩn hàng không dân dụng.
Động thái của Trung Quốc báo hiệu căng thẳng ngoại giao tiếp tục trong năm nay giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines về tranh chấp vùng biển có tiềm năng dầu khí phong phú. Ngoài các nước nêu trên, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tin liên quan

TQ: 'Đã báo cho VN trước vụ bay thử'

  • 6 giờ trước
Image copyright Reuters
Image caption Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc đã báo cho Việt Nam về các vụ bay thử
Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối máy bay dân sự Trung Quốc vài lần thử nghiệm hạ cánh trên Đá Chữ Thập, nơi có đường băng mà Việt Nam nói là Trung Quốc xây dựng phi pháp.
Ngoài ra, ngày 8/1 Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nói Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đá Chữ Thập.
Việt Nam và Trung Quốc cùng nhận chủ quyền tại khu vực này.
Cục Hàng không Việt Nam nói diễn biến này “uy hiếp an toàn bay vùng thông báo bay Hồ Chí Minh”.
Ngày 11/1, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ phản đối của Việt Nam.
Image copyright XINHUA
Image caption Chuyến bay thử hôm 6/1 của Trung Quốc
Ông Hồng nói ngày 28/12/2015, Trung tâm thử nghiệm bay hàng không dân dụng Trung Quốc đã thông báo với Nhà đương cục quản lý khu vực bay Thành phố Hồ Chí Minh các thông tin kỹ thuật cụ thể như kế hoạch bay và đường bay thử nghiệm theo quy định hữu quan và thông lệ quốc tế, nhưng “không nhận được bất cứ sự phản hồi nào”.
Theo ông Hồng, ngày 30/12, Trung Quốc cũng “giải thích rõ cho cơ quan ngoại giao Việt Nam”.
Hiện chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng về cáo buộc của Trung Quốc.
Trước đó, thông báo của Cục Hàng không Việt Nam nói từ ngày 1 đến 8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh để tới Đá Chữ Thập.
Việt Nam cũng tuyên bố từ 28/12/2015, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay đến Đá Chữ Thập.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten