donderdag 17 december 2015

Du lịch Việt Nam sẽ vẫn nghèo nàn manh mún? + Liên hiệp châu Âu : 'VN cần 'du lịch có trách nhiệm'

Du lịch VN sẽ vẫn nghèo nàn manh mún?

  • 17 tháng 12 2015
Image copyright
Image caption 'Công viên vui chơi' xây xong rồi bỏ hoang ở Cao nguyên miền Trung Việt Nam
Điều gì khiến du lịch Việt Nam khó phát triển? Đó là câu hỏi nhiều người, gồm cả chính các quan chức Việt Nam nêu ra.
Theo khảo sát do Liên hiệp Châu Âu tài trợ được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014, chỉ có 6% du khách ngoại quốc muốn quay trở lại Việt Nam.
Đây thực sự là con số đáng thất vọng cho một đất nước có thế mạnh thiên nhiên không hề thua kém các cường quốc du lịch trong khu vực và thế giới.
Trong phiên trả lời chất vấn trước quốc hội vào hôm 17/11, nhắc lại câu hỏi trước đây của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Singapore, Malaysia, Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã bày tỏ:
“Tôi bỏ ngỏ để vị kế nhiệm tiếp theo trả lời việc này. Tôi không dám trả lời.”
Tổng cục du lịch mới đây đã có chính sách miễn visa du lịch và tăng thời gian cư trú không cần phải đăng ký cho du khách một số quốc gia để kích cầu. Tuy nhiên, sau vài tháng thí điểm, cho tới nay chính sách này vẫn chưa hề phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.
Vậy, điều gì đã khiến cho du lịch Việt Nam không thể tận dụng được thế mạnh là cảnh đẹp thiên nhiên quyến rũ, sinh hoạt cộng đồng đặc sắc thú vị… để níu chân du khách quay lại?

Nghèo nàn, thiếu chuyên nghiệp, manh mún

Điều dễ thấy, là các sản phẩm du lịch Việt Nam khá nghèo nàn và thiếu chuyên nghiệp, đầu tư giàn trải manh mún, và ít sự lựa chọn cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, đặc biệt là gia đình có trẻ em và người cao tuổi.
Image copyright
Image caption Sapa: cảnh ven núi không có gì đặc biệt
Image copyright
Image caption Thăm thác ở Đà Lạt
Cho tới nay, chỉ có rất ít địa điểm như Vinpearl, Tuần Châu… và một số khu nghỉ dưỡng sinh thái tư nhân được đầu tư bài bản chú trọng phục vụ nhu cầu vui chơi của trẻ em, và quan tâm tới các hoạt động mà mọi thành viên trong một gia đình có thể tham gia trong thời gian trọn ngày, hoặc vài ba ngày mà không nhàm chán.
Dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em đã thiếu, nhưng những hoạt động thuộc về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, bảo tàng… tại Việt Nam không được chú trọng đầu tư cũng rất khó đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế.
Trong nhiều tour văn hóa, du khách cảm thấy mệt mỏi và thất vọng khi phải vượt quãng đường khá xa chỉ để ngắm một ngôi chùa nhỏ xíu với kiến trúc lai căng, hay một di tích tàn tạ xuống cấp và đang được tu bổ lại bởi các kiểu tô vẽ sơn son thiếp vàng cẩu thả mà chỉ đi vòng quanh vài phút đã không còn gì để khám phá.
Sự nghèo nàn về ý tưởng còn thể hiện ở chỗ có những tour tôi quay lại sau cả chục năm vẫn không hề có một sự thay đổi nào.
Chính sách phân biệt giá tham quan, giá khách sạn, hay dịch vụ giao thông vận chuyển dành cho người Việt Nam và khách quốc tế cũng đem lại sự khó chịu cho du khách.
Trong một chuyến về Việt Nam, tôi đã chứng kiến rất nhiều du khách phản ứng gay gắt với nhà cung cấp dịch vụ trước sự phân biệt đối xử này, khi họ không hiểu vì sao cùng một dịch vụ mà mình phải trả gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.
Sự thiếu minh bạch khi cung cấp dịch vụ cũng là một lý do khiến du khách không hài lòng.
Image caption Thái Lan có lâu đài tráng lệ
Image copyright Reuters
Image caption Malaysia có thủ đô vươn cao
Ví dụ, tour thăm bốn đảo tại Nha Trang với trọn gói chỉ hơn 10 dollar với các dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn, ăn uống… được chào mời cho du khách là rất rẻ.
Tuy nhiên, du khách ít khi được thông báo việc buộc phải trả thêm phí vào cổng tại mỗi điểm tham quan, phí thuê chỗ ngồi hay các dịch vụ đi kèm khác. Điều này đã khiến du khách cảm thấy mình bị “bắt chẹt”.
Thái độ thiếu chuyên nghiệp, thậm chí coi thường khách ra mặt của nhiều hướng dẫn viên cũng là một lý do.
Tôi rất thường xuyên bắt gặp cảnh hướng dẫn viên làm ngơ trước những thắc mắc của du khách, thậm chí gọi khách của mình bằng những chủ từ rất thiếu lịch sự như “thằng, con” khi trao đổi với nhau.
Một du khách người Ba Lan cho biết, bà sẽ không bao giờ quay lại Việt Nam bởi quá kinh sợ những nhà vệ sinh công cộng suốt hành trình xuyên Việt bằng dịch vụ xe bus mình trải nghiệm.
Chất lượng và giá cả tại những quán ăn dọc hành trình cũng bị bà đánh giá là không tương xứng.

Môi trường kém, xả rác vô tội vạ

Nhiều ý kiến về ý thức bảo vệ môi trường kém với vấn nạn xả rác vô tội vạ, bẻ cành hái hoa, giao thông lộn xộn nguy hiểm cũng khiến khách đầu lắc đầu trước khảo sát cá nhân của tôi cho câu hỏi: Bạn có muốn quay lại Việt Nam hay không?
Một lý do rất lớn khiến đa số du khách không còn mặn mà quay lại Việt Nam nữa, nằm ở thái độ của nhiều cư dân bản địa.
Ăn xin, đánh giày, vé số, hàng rong… đeo bám thực sự là một dấu ấn phiền phức. Nạn chặt chém, bặt chẹt du khách diễn ra ở mọi nơi. Việc phải mặc cả trước mỗi món hàng cũng là một việc “đánh đố” người nước ngoài.
Nếu không cẩn thận, du khách có thể bị nhục mạ chỉ bởi những lý do rất “trời ơi” như hỏi giá mà không mua. Thậm chí du khách chỉ cần nhìn ngắm mà không mua cũng nhận được phản ứng dữ tợn của một số người bán.
Có lẽ không ở đâu, người tốt kẻ xấu khó phân định như ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các du khách tới từ những nền văn minh khác.
Có nhiều ý kiến cho rằng những người làm xấu bộ mặt đất nước chỉ là một thiểu số, phần đông người Việt rất thân thiện dễ thương.
Nhưng, xin thưa rằng hàng trăm nụ cười thân thiện du khách bắt gặp trên đường cũng dễ dàng bị một hành vi côn đồ, chặt chém của một nhà hàng làm tan biến.
Image copyright
Image caption Múa lân ở Việt Nam
Image copyright
Image caption Cà phê sữa Hội An
Khung cảnh thiên đường cát trắng biển xanh, thiên nhiên tuyệt diệu sẽ không thể bù đắp được những ấn tượng xấu từ những cư xử của con người.
Và trong thời đại thế giới phẳng này, tiếng dữ đồn xa, chỉ vài ý kiến phàn nàn của du khách trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn góp ý về du lịch cũng đủ khiến những người có ý định tìm đến Việt Nam phải thay đổi mục đích của mình.
Cho nên, chỉ một nỗ lực cải tổ của ngành du lịch là không đủ, nếu như thiếu sự hợp tác của cả cộng đồng trong việc thay đổi thái độ ứng xử đối với du khách, và chế tài nghiêm khắc của cơ quan chức năng trước những hành vi phiền nhiễu, chèn ép khiến du khách không hài lòng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng cuả blogger Hương Vũ từ Neuchatel, Thụy Sỹ. Các bạn có ý kiến gì về chủ đề du lịch Việt Nam xin chia sẻ trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/12/151217_du_lich_vn_ngheo_nan_manh_mun

VN cần 'du lịch có trách nhiệm'

7 tháng 11 2014 Cập nhật lúc 21:49 ICT
Du lịch xanh là hướng đi cho VN, theo bà Mary McKeon, Trưởng nhóm Tư vấn Chương trình phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với môi trường và Xã hội, một dự án trị giá 12 triệu euro do Liên hiệp châu Âu tài trợ,

(Video)

http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2014/11/141107_son_doong_mary_mckeon

Geen opmerkingen:

Een reactie posten