Hoài Mao, Bạc Hy Lai bị thất sủng ?
Ông Bạc Hy Lai dự khóa họp Quốc Hội ngày 05/03/2012, trước khi bị thất sủng.
Reuters
Hồ sơ Syria và vụ án xử quan chức cấp cao Trung Quốc Bạc Hy Lai vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các tạp chí số ra tuần này. Trước tiên, tạp chí Le Courier international có bài đáng chú ý mang tựa : « Một vụ án công bằng giả tạo ».Tạp chí dành hai trang lớn đăng bài viết của Hồ Bình, tổng biên tập một tạp chí đối lập mang tên « Mùa xuân Bắc Kinh ».
Theo bài báo, đây là một vụ án công khai nhưng không công bằng. Chính quyền Trung Quốc tạo nên vẻ minh bạch trong phiên xử chính là một điều cần thiết trong chính trị. Đứng trước tòa, Bạc Hy Lai không thừa nhận tội tham nhũng theo như cáo buộc. Tác giả ghi nhận, lời hùng biện của Bạc Hy Lai trước tòa là có thể chấp nhận được và khá khôn ngoan. Trong con mắt của đa phần người xem thì Bạc Hy Lai đã chiến thắng nhưng đối với tác giả thì không. Tác giá đặt câu hỏi : « Tại sao Bạc Hy Lai lại không thừa nhận đã tham nhũng ? » trong khi ông Bạc thừa nhận vợ và con ông đã nhận những món quà béo bở từ nhà tỷ phú Từ Minh nhưng ông vẫn khăng khăng khẳng định là không biết việc này.
Trước khi mở ra phiên tòa, theo các tin đồn thì chính quyền đã gây áp lực lên ngôi sao Trùng Khánh và buộc ông phải thừa nhận tội tham nhũng. Nếu không sẽ nguy hại đến con trai ông đang du học tại Mỹ. Thế nhưng, tại sao ông lại không chấp nhận kịch bản ban đầu ? Phải chăng, một trong những mục đích của ông khi chối tội tham nhũng là muốn chế nhạo những quan chức khác cũng có các « cậu ấm cô chiêu » đi du học nước ngoài.
Trong số đó, có bao nhiêu người tài trợ việc học hành của con cái mình chỉ bằng thu nhập bình thường của cán bộ nhà nước hay nhờ vào học bổng ? Câu trả lời là rất ít. Phần đông không phải là nhận những đồng tiền bẩn hay sao ? Một số lấy danh nghĩa là nhận sự giúp đỡ từ bạn bè nhưng ví dụ như số tiền mà nhà tỷ phú Từ Minh tặng cho Bạc Qua Qua quá lớn đến mức con trai ông Bạc có nguy cơ bị cáo buộc là nhận hối lộ. Nếu như con trai ông bị truy tố vì tội này, thì tại sao lại không phải là con cái của những quan chức khác ?
Vẫn đề cập đến chủ đề này, phóng viên John Garnaut của báo Foreign Policy được tạp chí Le courrier international trích đăng lại, có bài phân tích : Bạc Hy Lai đã khoác lên mình màu sắc của Mao Trạch Đông nhằm được thăng tiến trên con đường chính trị nhưng cũng vì đấy mà ông chuốc lấy rủi ro. Đầu tiên là ông đối đầu với một nhóm theo chủ trương tự do hóa của chế độ Bắc Kinh.
Bạc Hy Lai khuấy động phong trào « hoài Mao », với thơ văn, bài hát ca tụng thời Mao Trạch Đông và tung ra chiến dịch càng quét chống các băng đảng mafia tại Trùng Khánh, từ đó làm lộ ra mặt trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc là các vấn nạn về tham nhũng, bạo lực và suy đồi. Cựu bí thư Trùng Khánh và cựu Giám đốc Côgn an thanh phố Vương Lập Quân đã gây chiến với Đảng nhằm cứu Đảng. Thế nhưng, tham vọng này của ông Bạc đã gây bất bình một số người. Người ta xem cuộc chiến mà ông Bạc tung ra như nhằm mục đích đấu tranh cho tương lai nước Trung Hoa.
Liệu tương lai, Trung Quốc sẽ hướng theo cánh hữu, tức là nghiêng về đấu tranh cho các giá trị nhân quyền, một nền kinh tế tự do hay nghiêng về cánh tả với những lý tưởng cộng sản ? Đối với những người theo cánh tả thì chỉ có Đảng Cộng sản mới có khả năng giải quyết các vấn đề về tham nhũng, bất công. Còn đối với người theo chủ trương cánh hữu thì mọi vấn đề xuất phát từ một quyền lực chính trị quá lớn, như Trung Quốc đã từng chứng kiến dưới thời Mao. Chiến dịch càn quét mà ông Bạc tiến hành tại Trùng Khánh bị xem là quay trở lại thời kỳ Cách mạng văn hóa đã tàn sát không biết bao nhiêu người. Báo Tài Kinh của Trung Quốc tiết lộ trong chiến dịch bài trừ tham nhũng ở Trùng Khánh, ông Bạc đã bỏ tù 20 người giàu nhất Trùng Khánh và sau đó, cướp hết tài sản của họ.
Pháp : Cuộc chiến chống định kiến về nam-nữ
Trên hồ sơ xã hội, tạp chí Le Nouvel Observateur quan tâm đến giáo dục tại Pháp qua bài viết : « Cuộc chiến chống phân biệt giới tính có thể xảy ra ? ». Tạp chí cho biết, phía cánh hữu đã chống đối trong việc hôn nhân đồng tính, bây giờ lại tấn công vào các sách giáo khoa tại trường do các sách này muốn loại bỏ những định kiến truyền thống về nam và nữ vốn tồn tại trong giáo dục tại Pháp. Ví dụ, nữ giỏi việc nội trợ còn nam thì tháo vát trong các việc nặng nhọc. Bài báo trích một câu nói nổi tiếng của Simone de Beauvoir như sau : « Người ta sinh ra không phải đã là nữ mà người ta trở thành phụ nữ ». Câu này muốn nói lên trọng lượng của xã hội trong việc xây dựng và hình thành nên bản ngã của mỗi cá nhân.
Phía cánh tả thì phản đối xây dựng định kiến về bản ngã nam hay nữ trong sách giáo khoa vì họ cho rằng, tính cách nam hay nữ là do giáo dục và ảnh hưởng của xã hội. Do đó, không nên nhồi nhét vào đầu trẻ em những định kiến nặng nề này. Trong khi đó, cánh hữu thì lại muốn duy trì một nội dung giáo dục tại trường mang tên: « lý thuyết về giới tính ». Ví dụ, người ta thấy trong sách giáo khoa dạy toán, có nhiều người đàn ông minh họa hơn là phụ nữ và phụ nữ không có vai trò chủ đạo…Trong một số biển được treo ở truờng học vào những năm 1950, phụ nữ làm các việc nữ công gia chánh như nấu ăn, hút bụi, lau nhà…Tại trường học, nữ sinh vẫn thường giỏi các môn xã hội như sử, địa, văn học trong khi nam sinh thì mạnh về toán, khoa học…Bộ trưởng Giáo dục Vincent Peillon thì chống lại « lý thuyết về giới tính » này và tán thành sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Trước khi mở ra phiên tòa, theo các tin đồn thì chính quyền đã gây áp lực lên ngôi sao Trùng Khánh và buộc ông phải thừa nhận tội tham nhũng. Nếu không sẽ nguy hại đến con trai ông đang du học tại Mỹ. Thế nhưng, tại sao ông lại không chấp nhận kịch bản ban đầu ? Phải chăng, một trong những mục đích của ông khi chối tội tham nhũng là muốn chế nhạo những quan chức khác cũng có các « cậu ấm cô chiêu » đi du học nước ngoài.
Trong số đó, có bao nhiêu người tài trợ việc học hành của con cái mình chỉ bằng thu nhập bình thường của cán bộ nhà nước hay nhờ vào học bổng ? Câu trả lời là rất ít. Phần đông không phải là nhận những đồng tiền bẩn hay sao ? Một số lấy danh nghĩa là nhận sự giúp đỡ từ bạn bè nhưng ví dụ như số tiền mà nhà tỷ phú Từ Minh tặng cho Bạc Qua Qua quá lớn đến mức con trai ông Bạc có nguy cơ bị cáo buộc là nhận hối lộ. Nếu như con trai ông bị truy tố vì tội này, thì tại sao lại không phải là con cái của những quan chức khác ?
Vẫn đề cập đến chủ đề này, phóng viên John Garnaut của báo Foreign Policy được tạp chí Le courrier international trích đăng lại, có bài phân tích : Bạc Hy Lai đã khoác lên mình màu sắc của Mao Trạch Đông nhằm được thăng tiến trên con đường chính trị nhưng cũng vì đấy mà ông chuốc lấy rủi ro. Đầu tiên là ông đối đầu với một nhóm theo chủ trương tự do hóa của chế độ Bắc Kinh.
Bạc Hy Lai khuấy động phong trào « hoài Mao », với thơ văn, bài hát ca tụng thời Mao Trạch Đông và tung ra chiến dịch càng quét chống các băng đảng mafia tại Trùng Khánh, từ đó làm lộ ra mặt trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc là các vấn nạn về tham nhũng, bạo lực và suy đồi. Cựu bí thư Trùng Khánh và cựu Giám đốc Côgn an thanh phố Vương Lập Quân đã gây chiến với Đảng nhằm cứu Đảng. Thế nhưng, tham vọng này của ông Bạc đã gây bất bình một số người. Người ta xem cuộc chiến mà ông Bạc tung ra như nhằm mục đích đấu tranh cho tương lai nước Trung Hoa.
Liệu tương lai, Trung Quốc sẽ hướng theo cánh hữu, tức là nghiêng về đấu tranh cho các giá trị nhân quyền, một nền kinh tế tự do hay nghiêng về cánh tả với những lý tưởng cộng sản ? Đối với những người theo cánh tả thì chỉ có Đảng Cộng sản mới có khả năng giải quyết các vấn đề về tham nhũng, bất công. Còn đối với người theo chủ trương cánh hữu thì mọi vấn đề xuất phát từ một quyền lực chính trị quá lớn, như Trung Quốc đã từng chứng kiến dưới thời Mao. Chiến dịch càn quét mà ông Bạc tiến hành tại Trùng Khánh bị xem là quay trở lại thời kỳ Cách mạng văn hóa đã tàn sát không biết bao nhiêu người. Báo Tài Kinh của Trung Quốc tiết lộ trong chiến dịch bài trừ tham nhũng ở Trùng Khánh, ông Bạc đã bỏ tù 20 người giàu nhất Trùng Khánh và sau đó, cướp hết tài sản của họ.
Pháp : Cuộc chiến chống định kiến về nam-nữ
Trên hồ sơ xã hội, tạp chí Le Nouvel Observateur quan tâm đến giáo dục tại Pháp qua bài viết : « Cuộc chiến chống phân biệt giới tính có thể xảy ra ? ». Tạp chí cho biết, phía cánh hữu đã chống đối trong việc hôn nhân đồng tính, bây giờ lại tấn công vào các sách giáo khoa tại trường do các sách này muốn loại bỏ những định kiến truyền thống về nam và nữ vốn tồn tại trong giáo dục tại Pháp. Ví dụ, nữ giỏi việc nội trợ còn nam thì tháo vát trong các việc nặng nhọc. Bài báo trích một câu nói nổi tiếng của Simone de Beauvoir như sau : « Người ta sinh ra không phải đã là nữ mà người ta trở thành phụ nữ ». Câu này muốn nói lên trọng lượng của xã hội trong việc xây dựng và hình thành nên bản ngã của mỗi cá nhân.
Phía cánh tả thì phản đối xây dựng định kiến về bản ngã nam hay nữ trong sách giáo khoa vì họ cho rằng, tính cách nam hay nữ là do giáo dục và ảnh hưởng của xã hội. Do đó, không nên nhồi nhét vào đầu trẻ em những định kiến nặng nề này. Trong khi đó, cánh hữu thì lại muốn duy trì một nội dung giáo dục tại trường mang tên: « lý thuyết về giới tính ». Ví dụ, người ta thấy trong sách giáo khoa dạy toán, có nhiều người đàn ông minh họa hơn là phụ nữ và phụ nữ không có vai trò chủ đạo…Trong một số biển được treo ở truờng học vào những năm 1950, phụ nữ làm các việc nữ công gia chánh như nấu ăn, hút bụi, lau nhà…Tại trường học, nữ sinh vẫn thường giỏi các môn xã hội như sử, địa, văn học trong khi nam sinh thì mạnh về toán, khoa học…Bộ trưởng Giáo dục Vincent Peillon thì chống lại « lý thuyết về giới tính » này và tán thành sự bình đẳng giữa nam và nữ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten