'Nắm đấm hạt nhân' của Pháp
Trong “Câu lạc bộ hạt nhân”, ngoài Nga và Mỹ, Pháp cũng có các dòng tên lửa đạn đạo, nhưng thông tin về các dòng vũ khí hủy diệt hàng loạt này ít được biết đến.
Tên lửa liên lục địa lớn nhất của Mỹ
'Nắm đấm thép' thoắt ẩn thoắt hiện của Liên Xô
Quỷ Sa-tăng - tên lửa lớn nhất thế giới
'Nắm đấm thép' thoắt ẩn thoắt hiện của Liên Xô
Quỷ Sa-tăng - tên lửa lớn nhất thế giới
M-51 trong một vụ phóng thử. Ảnh: DGACELM |
Ở châu Âu, trong khi Anh hợp tác với Mỹ tập trung sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm SLBM D5 Trident II, thì Pháp lại có dự án phát triển SLBM của riêng mình với chương trình MSBS - Mer-Sol-Ballistique-Stratégique (Sea-ground-Strategic ballistic missile, tạm dịch là tên lửa đạn đạo chiến lược trên biển) bắt đầu từ năm 1971 với sản phẩm đạn tên lửa M-1.
Điểm nhấn của chương trình trên hiện là "nắm đấm hạt nhân" SLBM M5/M51 với nhiều tính năng hiện đại như: Đầu đạn tự phân chia, công nghệ đầu đạn hạt nhân kiểu mới TNO và CEP thấp.
Một cuộc thử nghiệm tên lửa M-51 từ dưới nước. Ảnh: defense-arab |
Năm 1992, Bộ Quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch phát triển SLBM mới với tên mã M-5 tiếp nối theo truyền thống của chương trình MSBS từ năm 1971. M-5 được dự kiến phát triển và hoàn thành để trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Le Triomphant thứ 7 (hạ thủy năm 1995) từ năm 2010.
Tuy nhiên, trong thời gian dài từ thời điểm được duyệt kế hoạch phát triển, thông tin về M-5 rất mờ nhạt. SLBM M-5 được dự đoán là có kết cấu ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn (tương tự SLBM M-45 trước đó của hải quân Pháp) với tầm bắn đạt tới 11.000 km và những cải tiến mang theo mồi bẫy để xuyên thủng lá chắn tên lửa Nga. Theo một số nguồn tin, M-5 dài 12 m, đường kính thân khoảng 2,3 m và tổng trọng lượng tên lửa không dưới 48 tấn. Thiết kế trên cho phép M-5 mang được 6-10 đầu đạn tự phân tách kiểu TN 76 với sức công phá mỗi đầu nổ đạt 100 Kilotone.
Với tổng chi phí phát triển 6,6 tỷ USD (trong khi dự án M-5 là 8,5 tỷ USD), "sức mạnh" của M-51 cũng bị giảm đi đáng kể với tầm bắn tiêu chuẩn chỉ đạt 6.000 km. So với người tiền nhiệm M-5, tầm bắn 6.000 km chỉ áp dụng khi tên lửa mang đủ 10 đầu đạn nặng 1,4 tấn. Điểm mới của M-51 là kết cấu thân và vật liệu làm vỏ tên lửa được áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (sợi các-bon kết hợp với epoxy).
Tuy nhiên, số phận của M-5 đã đi theo hướng mới vào tháng 2/1996, khi tổng thống Pháp thời điểm đó tuyên bố kế hoạch phát triển M-5 phải thay đổi những thông số kỹ thuật quan trọng để phù hợp với ngân sách phát triển bị cắt giảm. Đây chính là tiền đề ra mắt SLBM M-51 với nhiều cắt giảm thông số so với nguyên mẫu M5. M51 vẫn giữ thiết kế nguyên gốc của M-5 nhưng được hạn chế về kích thước và tầm bắn. M-51 cũng được tích hợp công nghệ mới để “chờ đợi” trang bị đầu đạn hạt nhân kiểu mới TNO - Tête Nucléaire Océanique với sức công phá 150 Kilotone từ năm 2015.
Nhỏ, nhưng có võ
Tên lửa M-51 được đưa vào tàu ngầm Pháp. Ảnh: defense-arab |
Được đưa vào biên chế hải quân Pháp từ năm 2010 trên các tàu ngầm lớp Le Triomphant, SLBM M-51 hoàn toàn thay thế phiên bản SLBM M-45 trước đó với nhiều đặc tính ưu thế vượt trội. Từ các thông tin công khai, tổng trọng lượng của SLBM M-51 đạt 50 tấn, nặng hơn đáng kể so với M-45 (35 tấn). M-51 vẫn giữ kết cấu ba tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn nhưng trang bị công nghệ thay đổi vector lực đẩy cho phép tên lửa có khả năng cơ động cao hơn sau khi phóng. Nhờ sử dụng vật liệu composite, bộc lộ nhiệt, tín hiệu phản xạ radar của M-51 được giảm thấp đáng kể, nhưng việc gia công tên lửa cần nhiều thời gian hơn.
Ở tầm bắn tiêu chuẩn 6.000 km, SLBM M-51 có thể mang được 10 đầu đạn tự cơ động quỹ đạo công nghệ MIRV. Tuy nhiên, do không được giải mật nên không rõ nguyên tắc hoạt động của đầu đạn MIRV của Pháp. Hệ thống điều khiển tên lửa không được tiết lộ, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá hệ thống được “cách mạng” để đảm bảo khả năng xuyên thủng bất kỳ lá chắn tên lửa nào trên thế giới.
Đạn tên lửa SLBM M-51 được đặt trong một khoang kín không thấm nước ở chế độ bảo quản. Khi được lắp trên tàu ngầm, khoang kín này cũng là “lớp màng” đảm bảo cân bằng áp suất khi phóng tên lửa từ dưới mặt nước.
Tuy không công bố sai số bắn trượt (CEP), nhưng với hệ thống dẫn đường hỗn hợp quán tính và đạo hàng hình sao, M-51 chắc chắn có CEP nhỏ hơn mức 350m của SLBM thế hệ trước M-45.
Theo QĐND
Tin liên quan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten