maandag 26 augustus 2013

Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê

Chủ nhật 25 Tháng Tám 2013

Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê

Hoa cây cà phê giống robusta ở Đăk Lăk, Việt Nam.
Hoa cây cà phê giống robusta ở Đăk Lăk, Việt Nam.
DXLINH / Wikimédia

Lê Vy
Liên quan đến Châu Á, tạp chí Le Point đặc biệt quan tâm đến Việt Nam qua bài viết : « Việt Nam, ông hoàng mới trong ngành cà phê ». Ít lâu trước đây, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện trên bản đồ các quốc gia sản xuất cà phê. Thế nhưng, hiện nay, đất nước này đã trở thành nơi sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil và là nhà cung ứng hàng đầu cho Pháp.


Le Point cho biết, Việt Nam cung cấp 39% lượng cà phê robusta trên toàn thế giới. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay, diện tích canh tác cà phê là 571 000 hecta. Năm 2012, Việt Nam sản xuất 1 760 000 tấn cà phê và doanh thu lên đến 2,3 tỷ đô la. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với việc thanh niên ngày càng di cư lên thành phố, những thế hệ đi trước khó khăn để kiếm được người nối nghiệp.
Brazil đứng hàng đầu trong sản xuất cà phê arabica, một loại hạt cà phê khác có hương vị dịu hơn. Dân không chuyên thì yêu thích arabica còn các nhà công nghiệp thì chuộng robusta hơn. Thế mạnh của cà phê robusta là rẻ hơn arabica. Người dân Châu Âu ngày càng chuộng loại cà phê robusta.
Ngày nay, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu lo ngại một ngày nào đó, Việt Nam cũng sẽ lập lại kịch bản như các nước Châu Phi. Trong những năm 1990, Côte d'Ivoire hay Cameroun là những nhà cung cấp chính trên thế giới về cà phê robusta, nhưng sau đó, thanh niên đã rời bỏ nông thôn lên thành thị và làm cho sản xuất cà phê suy giảm.
Dường như hiện tượng này cũng chớm bắt đầu tại Việt Nam. Thanh niên ưu ái công xưởng hơn là đồng ruộng vì họ cho rằng làm việc trong công xưởng lương cao hơn và ít cực nhọc hơn. Tạp chí trích ví dụ một nông dân trồng cà phê, cả gia đình ông thu nhập một năm không bằng một công nhân làm việc trong công xưởng một năm tại Hà Nội. Gia đình ông đủ sống sót qua ngày, có muốn tăng diện tích canh tác cũng không được vì tại Việt Nam, đất rừng đã được khai thác hầu như gần hết để trồng trọt và không còn tất đất dư để trồng thêm một cây cà phê nào.
Hơn nữa, chế độ hiện tại luôn lo lắng nếu trồng quá nhiều cà phê sẽ tái hiện lại những đồn điền cà phê thời Pháp thuộc. Do đó, chính quyền cấm một người khai thác quá 3 hecta đất… Một rào cản khác là : "bọn gian thương" mua lại những hạt robusta từ những người trồng trọt rồi bán lại cho giới công nghiệp. Thành phần trung gian này sử dụng nhiều hình thức gièm pha, chính là những người làm chủ cuộc chơi. Họ làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người nông dân. Thủ đoạn mà họ thích làm nhất là : ứng trước tiền phân bón cho người trồng trọt và đến mùa thu hoạch, họ thu mua lại vụ mùa với giá mà họ ấn định.
Các đại diện của các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp tại đây rất khó chịu về tình hình này. Giám đốc xưởng Ecom tại Bảo Lộc nhận định : « Cần phải xóa bỏ thái độ cố tình ăn trên đầu trên cổ người nông dân của các nhà thu mua ». Để đánh trả, giới công nghiệp liên tục đưa ra những ý tưởng giúp ích cho người nông dân. Thay mặt chính quyền, những « người thiện tâm » này giải thích cho người trồng trọt biết các kỹ thuật canh tác, cũng trên một diện tích cho phép nhưng có thể thu nhập nhiều hơn. Tập đoàn Mỹ Mondelez, Neslé, Ecom của Thụy Sĩ hay Ngân hàng thế giới giúp đỡ về mặt tài chính cho người nông dân. Tập đoàn Mondelez đã mở một trung tâm đào tạo để dạy cho thực tập sinh cách trồng trọt, tưới tiêu, bón phân, và thương lượng trong thương mại…Ngoài ra, tập đoàn Mỹ cho biết sẵn sàng đầu tư 200 triệu đô la từ nay đến năm 2020.
Giới công nghiệp biết rằng tương lai của ngành kinh doanh cà phê là tại Việt Nam. Họ biết rằng, ngoài quốc gia này, không một nơi nào có thể cung ứng một nhu cầu lớn về nguyên liệu cà phê robusta, trong lúc mà tiêu thụ loại cà phê này đang bùng nổ.
Các Mác có thể cứu những sinh viên nghèo ?
Cũng liên quan đến Việt Nam nhưng trên hồ sơ giáo dục, trong mục những câu hỏi phụ của tạp chí M của Le Monde có câu hỏi : Các Mác có thể cứu những sinh viên nghèo ?
Vào kỳ khai giảng đại học tới đây, các sinh viên Việt Nam ngành triết học sẽ được ưu đãi nếu chọn học các môn như Triết học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước tình trạng học sinh, sinh viên Việt Nam không mấy đam mê các loại môn học này, chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, luôn lo ngại muốn bảo vệ những kế thừa chính trị này nên đã quyết định hành động. Tháng 7 vừa rồi, chính quyền đã ra nghị định miễn phí tiền học cho những sinh viên nào chọn học các môn học này, vốn đã bị sinh viên xem nhẹ tại giảng đường đại học.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130825-viet-nam-ong-hoang-moi-trong-nganh-ca-phe

'Cà phê sẽ là tương lai của kinh tế VN?'


Cập nhật: 12:43 GMT - thứ năm, 22 tháng 8, 2013

Media Player

BBC tìm hiểu về ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam, khi nước này muốn trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Người Việt Nam đã phải nghe khá nhiều tin xấu về nền kinh tế trong mấy năm gần đây.
Nhưng có lẽ có một ngành công nghiệp sẽ khiến nền kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ: cà phê.
Việt Nam cũng đang đặt mục tiêu vượt Brazil trở thành quốc gia xuất khẩu cả phê lớn nhất thế giới.
Từ thành phố Buôn Ma Thuột, chủ biên trang kinh doanh của BBC, Linda Yueh tìm hiểu xem, liệu sản xuất cà phê có thể đem lại cú thúc cần thiết cho nền kinh tế nước này.
Phóng sự nằm trong loạt chương trình Mùa Việt Nam của BBC phát trên kênh BBC World vào ngày 24 và 25/08/2013.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten