Sunday, August 25, 2013
Chúng Ta Là Một, We're All One
QLB
- Hello, Phương Uyên, chúc mừng em.
- Dạ, em chào mọi người, em rất là vinh dự, em nghĩ trước tòa hôm nay rất là ít, tinh thần rất là khủng hoảng, nhưng mà em đã giữ được danh dự của mình, không mua danh 3 vạn, bán danh chỉ có 3 đồng, nhớ lời mẹ.
- Cảm tưởng của Phương Uyên khi gặp mẹ như thế nào?
- Dạ, rất là vui mừng, mẹ là một người đẻ ra mình, và đã nuôi mình đến giờ này, mẹ không phản đối mọi hành động của mình đã làm.
- Uyên thấy mọi người ủng hộ Phương Uyên như vậy thì tình cảm của PU như thế nào?
- Chị có thể nói là we're all one, chúng ta là một.
- Cám ơn PU nhiều lắm.
- Dạ, em muốn nói là em không thể từ bỏ được tình yêu của mình đối với đất nước, cũng như đối với những ý nghĩ trong đầu của em.
- PU ơi, tất cả mọi người trên thế giới đang lắng nghe tiếng nói của PU, chị thức suốt nguyên một đêm để theo dõi phiên tòa, bây giờ chị rất vui mừng, cảm động, chị muốn khóc, chị muốn hét to lên.
- Vâng, đứng trước phiên tòa rất là run ạ, nhưng không thể nào từ bỏ được, kể cả chủ tọa cũng bảo rằng mình rất là cứng đầu. Không phải cứng đầu, đây là quan điểm vào lập trường của mỗi người. Ở 22 tuổi, giữ vững cái quan điểm và lập trường rất là khó, nhưng mà phải giữ vững lòng tin. Mẹ em vẫn tin mình, gia đình là tế bào của xã hội, mẹ đẻ mình ra, mà cái gia đình này, thì mình phải vinh danh cho gia đình, cho cha và chị nữa. Không thể nào chỉ thọ có bản án mà dừng chân lại, phải bước tiếp, phải nỗ lực hết sức mình, mặc dù không có được tham dự phiên tòa, nhưng mà phải rất cố gắng. Đôi lúc vẫn run, khi đồng phạm của mình là Đinh Nguyên Kha, anh Kha đã nhận tội rồi. Uyên đã tiếp xúc với anh Kha rồi, nhưng mà Kha ơi, không thể từ bỏ, chỉ có nói như vậy thôi. Kha nắm tay chúc mừng, thì tôn trọng quyết định của Kha và mình cũng tự tôn trọng quyết định của mình, cố gắng không thể từ bỏ. Cảm ơn mọi người rất là nhiều.
- Cám ơn PU, PU nói đi.
- Dạ vâng ạ, cảm ơn mọi người, chỉ nói thế thôi.
- Chúc PU được nhiều sức khỏe nhá.
- Dạ vâng, xin nói, chúng là một, we're all one ạ.
- Lan nghẹn lời rồi các anh chị, không thể nói được nữa.
- Rất là xúc động... Uyên thương mọi người nhiều lắm
- Em là một hình ảnh cho tất cả các giới trẻ trong nước noi theo, cái hình ảnh lúc nào cũng bất khuất như vậy. Cám ơn PU nhiều và cám ơn một người con đã nghĩ đến đất nước, thương yêu đất nước, khi mà tòa tuyên án em "vô tội", tòa tuyên án em được thả thì cảm tưởng của em như thế nào.
- Em xin hẹn lại 2 tiếng nữa sẽ trả lời.
- Chị hiểu, sẽ có dịp nói chuyện với em nhiều hơn nhé
- Dạ.
- Chào tạm biệt PU.
Trên là những lời nói đầu tiên sau khi ra khỏi nhà tù CS của cô Nguyễn Phương Uyên với phóng viên Thanh Lan của Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình Việt Nam thuộc hệ thống www.paltalk.com, có thể đã làm xúc động hàng ngàn đang lắng nghe trên FaceBook và diễn đàn. Nỗi xúc động vì đây là lần đầu tiên, Tòa Án Nhân Dân Tối Cao đã thay đổi ngược lại bản án phiên tòa sơ thẩm. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Trương Thị Minh Thơ, đại diện cho nhà cầm quyền Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định bản án: "Nguyễn Phương Uyên: 10 tháng 2 ngày tù giam, 3 năm tù treo, 3 năm quản chế, 52 tháng thử thách - Đinh Nguyên Kha: 4 năm tù giam, 3 năm quản chế". Uyên bị bắt ngày 4/10/2012, nghĩa là đã ở 10 tháng 2 ngày tù giam.
Mặc dù Uyên được ra khỏi nhà tù, bản án vẫn còn vô cùng bất công, vì Uyên vẫn còn bị 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách. Trên thế giới này, chẳng quốc gia nào có thể kết tội công dân của họ vì lòng yêu nước, Uyên phải được trắng án, vô tội, 3 năm tù treo chứng minh nhà cầm quyền Dũng vẫn còn tiếp tục ngoan cố, tiếp tục chà đạp công lý, tiếp tục chà đạp và sỉ nhục lòng yêu nước của tuổi trẻ, không chấp nhận những sai lầm.
Chúng ta vui mừng khi Uyên được thả, có thể xem đây là một tất thắng của chính nghĩa, nhưng vẫn chưa phải là một chiến thắng của công lý, hay công lý được thực thi ở VN. Bất công vẫn còn đầy rẫy, anh Nguyên Kha vẫn còn trong tù, và hàng trăm nhà dân chủ yêu nước khác vẫn còn trong tù. Nếu phân tích kỹ, đây chỉ là một sự "nhượng bộ" của nhà cầm quyền, trước những áp lực đến từ dân chúng trong và ngoài nước, trước áp lực từ quốc tế và những tổ chức nhân quyền độc lập.
Việc anh Điếu Cày chấm dứt tuyệt thực, việc Uyên được thả, phải được hiểu là sự trao đổi ngoại giao trong chuyến đi của Trương Tấn Sang. Trao đổi ở đây có nghĩa là Sang đã chấp nhận đầu hàng, chịu dân chủ hóa đất nước theo những đòi hỏi của Hoa Kỳ để bù lại những hứa hẹn gì đó của Hoa Kỳ. Ngày nào, chế độ CS còn cai tri dân tộc VN là ngày đó dân tộc Việt còn khổ, một ngày qua là tiếc cho một ngày. Từ đây đến cuối năm, lẽ dĩ nhiên sẽ còn nhiều thay đổi nữa từ phía nhà cầm quyền, nhưng việc đấu tranh đòi tự do, dân chủ hóa đất nước của chúng ta, không thể chờ đợi, mà cần phải quyết liệt hơn bao giờ hết. Hãy lấy việc thả Phương Uyên làm đòn bẫy, để bẫy tung tất cả những cánh cửa nhà tù đang giam giữ anh em của chúng ta. Hãy biến sự "nhượng bộ" của nhà cầm quyền thành sự sụp đổ của chế độ CS trên quê hương Việt Nam.
Nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự quyết tâm nhiều hay ít của tất cả chúng ta và we're all one (chúng ta là một) mà Phương Uyên vừa nói, có thể chính là ẩn số X để giải bài toán sụp-đổ-của-chế-độ-CS tại VN. Ẩn số X này chính là sự đoàn kết của một Hội Nghị Diên Hồng cách đây 729 năm, khi chúng ta đánh tan quân Mông, giải quyết bài toán xâm lược.
Ngày 16/8/2013
Mylinhng@aol.com
Đính kèm: Đoạn băng thâu âm cuộc phỏng vấn của phóng viên Thanh Lan và Phương Uyên, sau khi cô vừa bước chân ra khỏi nhà tù:
Mỹ Linh
http://quanlambao.blogspot.nl/2013/08/chung-ta-la-mot-were-all-one.html
Chủ nhật, 25/08/2013
Chủ nhật, 25/08/2013
Tin tức / Việt Nam
Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên
Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.
Trà Mi: Trước giờ phúc thẩm diễn ra, Uyên từ chối luật sư mà trước đó không lâu Kha cũng có quyết định tương tự, khiến dư luận không khỏi thắc mắc về động cơ của việc này. Khước từ luật sư là quan điểm độc lập của Uyên hay được giới hữu trách gợi ý dựa trên một điều kiện thỏa thuận nào?
Nguyễn Phương Uyên: Trước đó giới hữu trách cũng đã đặt vấn đề với tôi cũng như với Kha. Tuy nhiên, quyết định của tôi không bị ảnh hưởng bởi giới hữu trách mà đó là quan điểm của tôi. Tôi đã cân nhắc từ rất lâu và phải cân não để tự biện hộ cho mình.
Trà Mi: Theo Uyên, yếu tố nào quyết định sự thành công của Uyên tại phiên phúc thẩm vừa qua?
Nguyễn Phương Uyên: Uyên nghĩ đây không phải là một sự thành công. Đây là một vấn đề tất yếu mà nhà cầm quyền phải chấp nhận. Xã hội phải phát triển và đây là xu thế của lịch sử, Uyên nghĩ vậy.
Trà Mi: Trước phiên phúc thẩm, Uyên mường tượng kết quả sẽ ra sao trong trường hợp Uyên nhận hoặc không ‘nhận tội’?
Nguyễn Phương Uyên: Với bản án của tôi, khi tôi ‘nhận tội’ sẽ dễ dàng hơn và chắc chắn sẽ được giảm án. Còn nếu không ‘nhận tội’, với thái độ phản kháng như vậy thì các chuyển biến sẽ không có lợi cho tôi, tôi sẽ bị y án.
Trà Mi: Cân nhắc như vậy mà Uyên vẫn quyết định không nhận tội tại cơ may cuối cùng của mình. Điều gì đã khiến Uyên có sức mạnh như vậy?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ mình bị đánh mình không tự la cho mình, không tự kêu oan cho mình thì ai sẽ kêu cho mình. Mình phải tự nhận biết quan điểm của mình. Mình phải tự biết mình không sai và tự kêu oan cho mình thì mới có những người khác kêu cho mình trong khi mình đang bị đòn.
Trà Mi: Uyên không nhận tội được án treo, Kha nhận tội bị 4 năm tù. Uyên hiểu điều này như thế nào? Vì sao có sự khác lạ chưa từng thấy trong các phiên tòa trước nay tại Việt Nam, nơi mà bị cáo thường được khoan hồng dựa trên thái độ ở tòa hơn là hành vi pháp lý?
Nguyễn Phương Uyên: Vấn đề này tôi không thể trả lời được. Mọi người cũng nên nhường câu hỏi cho nhà chức trách, cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Đây là một điều bất ngờ. Hãy nhìn một cách toàn diện. Có những vấn đề rất tế nhị tôi không muốn nhắc đến vì bản án tù treo 3 năm đối với tôi như một cọng dây thắt cổ buộc miệng.
Trà Mi: Từ bao giờ Uyên quan tâm đến chuyện chính trị, hiện tình đất nước, và sự cai trị của đảng cộng sản?
Nguyễn Phương Uyên: Khoảng đầu năm 2010 khi đậu vào trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được học môn Tư tưởng Mác-Lênin. Tôi có cái nhìn toàn diện chứ không phải một phía về những gì được giảng dạy trong môn học đó. Trong khi tôi phải học môn này thì Trung Quốc bành trướng, xâm phạm lãnh thổ lãnh hải và nền kinh tế, thị trường của Việt Nam.
Trà Mi: Thường ở tuổi đôi mươi, đa số các cô gái quan tâm đến thời trang, giao lưu, hay định hướng để tiến thân trong xã hội. Vì sao Uyên chuyển hướng sự quan tâm của mình vào chuyện chính trị, chuyện chủ quyền quốc gia, những việc lâu nay vốn được nói là đã có ‘nhà nước lo’?
Nguyễn Phương Uyên: Nếu nói như nhà nước là ‘đã có nhà nước lo’ thì bệnh vô cảm trong thanh niên cần phải giải quyết như thế nào? Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.
Trà Mi: Trong các hoạt động của Uyên, việc làm nào bạn tâm đắc nhất, hành vi nào bạn hối tiếc nhất? Nếu trở lại từ đầu, Uyên sẽ làm điều gì và sẽ không làm điều gì?
Nguyễn Phương Uyên: Điều tâm đắc nhất, tôi rất hạnh phúc, vinh dự, tự hào vì bản thân mình có thể bảo vệ quan điểm đến cùng dù cũng có run sợ. Về sự hối tiếc, quan điểm của tôi là không hối tiếc về quá khứ của mình. Nếu trở lại, tôi vẫn làm như thế thôi.
Trà Mi: Tuổi trẻ thường được mô tả là ‘nông nổi, bồng bột’. Yếu tố này có không trong hành động và trường hợp của Uyên?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi xin nhấn mạnh là dù có hay không sự ‘bồng bột’, các hành động của tôi cũng xuất phát từ trái tim của mình là yêu tổ quốc, yêu đồng bào Việt Nam lắm.
Trà Mi: Ở Việt Nam rải truyền đơn là việc làm nguy hiểm, Uyên cân nhắc lợi-hại thế nào khi quyết định làm điều đó?
Nguyễn Phương Uyên: Cũng chỉ là những hành động, tôi xin nhấn mạnh lần nữa, xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm cũng như những ai đó đã đan tâm hiến đất, dâng hiến đất nước mình cho giặc.
Trà Mi: Uyên nghiệm ra điều gì từ bản án của mình, học được điều gì từ những ngày tháng bị giam cầm?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi học được cách sống ở những nơi rất khắc nghiệt, nơi mà dường như sự sống và cái chết cách nhau rất gần.
Trà Mi: Khi nói “sự sống và cái chết cách nhau rất gần”, bạn muốn nói lên điều gì?
Nguyễn Phương Uyên: Vâng, có những sự nguy hiểm. Ở tuổi 20, cách sống với xã hội còn khó khăn huống hồ là ở trong vòng lao lý, nơi mà người tốt thì ít mà người xấu thì nhiều, nơi mà ánh sáng, không khí, và tất cả các điều kiện tự nhiên mình cần cũng không có. Điều kiện sống trong tù rất khắc nghiệt.
Trà Mi: Tự nhìn lại chính mình trước và sau khi ra tù, Uyên thấy mình đã thay đổi thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi chỉ có thể nói lên rằng tôi thật sự rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của mọi người cho dù là ủng hộ hay phản đối tôi.
Trà Mi: Nếm mùi tù tội ở lứa tuổi đôi mươi, độ tuổi đầy nhiệt huyết và hứa hẹn tương lai, điều này có ý nghĩa ra sao, ảnh hưởng thế nào đối với cuộc đời và lý tưởng của Uyên?
Nguyễn Phương Uyên: Bước vào vòng lao lý ở tuổi 20 đánh dấu một bước ngoặt trong đời tôi. Với việc đấu tranh của tôi, việc bước vào lao lý với tội danh mà cơ quan an ninh truy tố, tôi cảm thấy mình đã ‘cháy’ hết mình để bảo vệ mình, bảo vệ tổ quốc, không còn vô cảm như trước kia, vượt qua nỗi sợ hãi.
Trà Mi: Uyên nghĩ gì về cái giá của sự chống đối, cái giá của sự tự do? Có người nói nếu không muốn trả giá cho sự tự do thì đừng chống đối. Ý kiến Uyên thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Tự do cũng thế, cũng có cái giá của tự do.
Trà Mi: Được biết Uyên cũng là người rất yêu thơ ca. Trà Mi có dịp đọc được một bài thơ Uyên sáng tác chừng nửa năm trước khi bị bắt nhan đề Đất nước, có đoạn viết rằng:
“Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh”
Uyên muốn nói gì khi gọi ‘chế độ bi hài’?
Nguyễn Phương Uyên: ‘Chế độ bi hài’ tôi muốn nói ở đây là rất đáng thương cho những người sống trong một xã hội mà các quyền con người cần phải có cũng chưa hiểu rõ. Các bạn trẻ như tôi họ không biết các quyền gì được gọi là quyền con người.
Trà Mi: Từ vụ án gây xôn xao dư luận của mình, Uyên muốn nói gì với tuổi trẻ Việt Nam, với nhà cầm quyền Việt Nam, và với công luận thế giới?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn nói với các bạn trẻ hãy sống hết mình, ‘cháy’ hết mình để một lúc nào đó quay lại nhìn quá khứ, nhìn thời gian đã qua, mình không phải hối tiếc về những gì mình đã làm. Với nhà cầm quyền, tôi muốn nói rằng đây là một sự tiến bộ xã hội theo chiều lịch sử, phải như thế. Mong rằng họ sẽ chấp nhận sự tiến bộ này để đẩy mạnh sự tiến bộ của Việt Nam theo cùng bạn bè thế giới. Đối với công luận quốc tế, tôi mong muốn công luận phát huy sức mạnh, quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Uyên đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.
Nghe phỏng vấn Nguyễn Phương Uyên sau khi được trả tự do
Trà Mi: Trước giờ phúc thẩm diễn ra, Uyên từ chối luật sư mà trước đó không lâu Kha cũng có quyết định tương tự, khiến dư luận không khỏi thắc mắc về động cơ của việc này. Khước từ luật sư là quan điểm độc lập của Uyên hay được giới hữu trách gợi ý dựa trên một điều kiện thỏa thuận nào?
Nguyễn Phương Uyên: Trước đó giới hữu trách cũng đã đặt vấn đề với tôi cũng như với Kha. Tuy nhiên, quyết định của tôi không bị ảnh hưởng bởi giới hữu trách mà đó là quan điểm của tôi. Tôi đã cân nhắc từ rất lâu và phải cân não để tự biện hộ cho mình.
Trà Mi: Theo Uyên, yếu tố nào quyết định sự thành công của Uyên tại phiên phúc thẩm vừa qua?
Nguyễn Phương Uyên: Uyên nghĩ đây không phải là một sự thành công. Đây là một vấn đề tất yếu mà nhà cầm quyền phải chấp nhận. Xã hội phải phát triển và đây là xu thế của lịch sử, Uyên nghĩ vậy.
Trà Mi: Trước phiên phúc thẩm, Uyên mường tượng kết quả sẽ ra sao trong trường hợp Uyên nhận hoặc không ‘nhận tội’?
Nguyễn Phương Uyên: Với bản án của tôi, khi tôi ‘nhận tội’ sẽ dễ dàng hơn và chắc chắn sẽ được giảm án. Còn nếu không ‘nhận tội’, với thái độ phản kháng như vậy thì các chuyển biến sẽ không có lợi cho tôi, tôi sẽ bị y án.
Trà Mi: Cân nhắc như vậy mà Uyên vẫn quyết định không nhận tội tại cơ may cuối cùng của mình. Điều gì đã khiến Uyên có sức mạnh như vậy?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ mình bị đánh mình không tự la cho mình, không tự kêu oan cho mình thì ai sẽ kêu cho mình. Mình phải tự nhận biết quan điểm của mình. Mình phải tự biết mình không sai và tự kêu oan cho mình thì mới có những người khác kêu cho mình trong khi mình đang bị đòn.
Trà Mi: Uyên không nhận tội được án treo, Kha nhận tội bị 4 năm tù. Uyên hiểu điều này như thế nào? Vì sao có sự khác lạ chưa từng thấy trong các phiên tòa trước nay tại Việt Nam, nơi mà bị cáo thường được khoan hồng dựa trên thái độ ở tòa hơn là hành vi pháp lý?
Nguyễn Phương Uyên: Vấn đề này tôi không thể trả lời được. Mọi người cũng nên nhường câu hỏi cho nhà chức trách, cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Đây là một điều bất ngờ. Hãy nhìn một cách toàn diện. Có những vấn đề rất tế nhị tôi không muốn nhắc đến vì bản án tù treo 3 năm đối với tôi như một cọng dây thắt cổ buộc miệng.
Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.
Trà Mi: Từ bao giờ Uyên quan tâm đến chuyện chính trị, hiện tình đất nước, và sự cai trị của đảng cộng sản?
Nguyễn Phương Uyên: Khoảng đầu năm 2010 khi đậu vào trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được học môn Tư tưởng Mác-Lênin. Tôi có cái nhìn toàn diện chứ không phải một phía về những gì được giảng dạy trong môn học đó. Trong khi tôi phải học môn này thì Trung Quốc bành trướng, xâm phạm lãnh thổ lãnh hải và nền kinh tế, thị trường của Việt Nam.
Trà Mi: Thường ở tuổi đôi mươi, đa số các cô gái quan tâm đến thời trang, giao lưu, hay định hướng để tiến thân trong xã hội. Vì sao Uyên chuyển hướng sự quan tâm của mình vào chuyện chính trị, chuyện chủ quyền quốc gia, những việc lâu nay vốn được nói là đã có ‘nhà nước lo’?
Nguyễn Phương Uyên: Nếu nói như nhà nước là ‘đã có nhà nước lo’ thì bệnh vô cảm trong thanh niên cần phải giải quyết như thế nào? Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.
Trà Mi: Trong các hoạt động của Uyên, việc làm nào bạn tâm đắc nhất, hành vi nào bạn hối tiếc nhất? Nếu trở lại từ đầu, Uyên sẽ làm điều gì và sẽ không làm điều gì?
Nguyễn Phương Uyên: Điều tâm đắc nhất, tôi rất hạnh phúc, vinh dự, tự hào vì bản thân mình có thể bảo vệ quan điểm đến cùng dù cũng có run sợ. Về sự hối tiếc, quan điểm của tôi là không hối tiếc về quá khứ của mình. Nếu trở lại, tôi vẫn làm như thế thôi.
Trà Mi: Tuổi trẻ thường được mô tả là ‘nông nổi, bồng bột’. Yếu tố này có không trong hành động và trường hợp của Uyên?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi xin nhấn mạnh là dù có hay không sự ‘bồng bột’, các hành động của tôi cũng xuất phát từ trái tim của mình là yêu tổ quốc, yêu đồng bào Việt Nam lắm.
Trà Mi: Ở Việt Nam rải truyền đơn là việc làm nguy hiểm, Uyên cân nhắc lợi-hại thế nào khi quyết định làm điều đó?
Nguyễn Phương Uyên: Cũng chỉ là những hành động, tôi xin nhấn mạnh lần nữa, xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm cũng như những ai đó đã đan tâm hiến đất, dâng hiến đất nước mình cho giặc.
Trà Mi: Uyên nghiệm ra điều gì từ bản án của mình, học được điều gì từ những ngày tháng bị giam cầm?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi học được cách sống ở những nơi rất khắc nghiệt, nơi mà dường như sự sống và cái chết cách nhau rất gần.
Trà Mi: Khi nói “sự sống và cái chết cách nhau rất gần”, bạn muốn nói lên điều gì?
Nguyễn Phương Uyên: Vâng, có những sự nguy hiểm. Ở tuổi 20, cách sống với xã hội còn khó khăn huống hồ là ở trong vòng lao lý, nơi mà người tốt thì ít mà người xấu thì nhiều, nơi mà ánh sáng, không khí, và tất cả các điều kiện tự nhiên mình cần cũng không có. Điều kiện sống trong tù rất khắc nghiệt.
Trà Mi: Tự nhìn lại chính mình trước và sau khi ra tù, Uyên thấy mình đã thay đổi thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi chỉ có thể nói lên rằng tôi thật sự rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của mọi người cho dù là ủng hộ hay phản đối tôi.
Trà Mi: Nếm mùi tù tội ở lứa tuổi đôi mươi, độ tuổi đầy nhiệt huyết và hứa hẹn tương lai, điều này có ý nghĩa ra sao, ảnh hưởng thế nào đối với cuộc đời và lý tưởng của Uyên?
Nguyễn Phương Uyên: Bước vào vòng lao lý ở tuổi 20 đánh dấu một bước ngoặt trong đời tôi. Với việc đấu tranh của tôi, việc bước vào lao lý với tội danh mà cơ quan an ninh truy tố, tôi cảm thấy mình đã ‘cháy’ hết mình để bảo vệ mình, bảo vệ tổ quốc, không còn vô cảm như trước kia, vượt qua nỗi sợ hãi.
Trà Mi: Uyên nghĩ gì về cái giá của sự chống đối, cái giá của sự tự do? Có người nói nếu không muốn trả giá cho sự tự do thì đừng chống đối. Ý kiến Uyên thế nào?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Tự do cũng thế, cũng có cái giá của tự do.
Trà Mi: Được biết Uyên cũng là người rất yêu thơ ca. Trà Mi có dịp đọc được một bài thơ Uyên sáng tác chừng nửa năm trước khi bị bắt nhan đề Đất nước, có đoạn viết rằng:
“Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh”
Uyên muốn nói gì khi gọi ‘chế độ bi hài’?
Nguyễn Phương Uyên: ‘Chế độ bi hài’ tôi muốn nói ở đây là rất đáng thương cho những người sống trong một xã hội mà các quyền con người cần phải có cũng chưa hiểu rõ. Các bạn trẻ như tôi họ không biết các quyền gì được gọi là quyền con người.
Trà Mi: Từ vụ án gây xôn xao dư luận của mình, Uyên muốn nói gì với tuổi trẻ Việt Nam, với nhà cầm quyền Việt Nam, và với công luận thế giới?
Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn nói với các bạn trẻ hãy sống hết mình, ‘cháy’ hết mình để một lúc nào đó quay lại nhìn quá khứ, nhìn thời gian đã qua, mình không phải hối tiếc về những gì mình đã làm. Với nhà cầm quyền, tôi muốn nói rằng đây là một sự tiến bộ xã hội theo chiều lịch sử, phải như thế. Mong rằng họ sẽ chấp nhận sự tiến bộ này để đẩy mạnh sự tiến bộ của Việt Nam theo cùng bạn bè thế giới. Đối với công luận quốc tế, tôi mong muốn công luận phát huy sức mạnh, quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Uyên đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten