woensdag 24 juli 2013

Sông Dương Tử và sông Hán sẽ được dẫn lên miền Bắc tưới tiêu cho tỉnh Sơn Đông và Bắc Kinh

Chẳng có gì quá lớn đối với Bắc Kinh
Liên quan đến thời sự tại châu Á, báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa : « Khi Trung Quốc đảo ngược các dòng sông ». Tờ báo cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng mơ ước rút nước từ sông ngòi trù phú ở miền Nam để tưới tiêu cho những tỉnh cằn cỗi ở miền Bắc. Giờ đây, giấc mơ ấy đã thành hiện thực nhưng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cho con người.
Sông Dương Tử và sông Hán sẽ được dẫn lên miền Bắc tưới tiêu cho tỉnh Sơn Đông và Bắc Kinh ; 340 000 người dân sẽ bị di dời. Quốc gia này hiện đang đối mặt với nạn ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Tờ báo gọi đây là một dự án « kếch xù » với 2 tỷ euro, đã bắt đầu được tiến hành trong những năm 2000 và được khai trương vào mùa thu này.
Bài báo còn thuật lại nỗi cay đắng của người di tản tại thành phố Huệ Dân thuộc tỉnh Sơn Đông. Đây là một thành phố mới được lập nên để đón những người di tản sau khi nhà nước Trung Quốc tung ra dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc. Bầu khí của người dân tại đây vô cùng ảm đạm. Họ không ngại kể lại nỗi thất vọng khi phải di dời chỗ ở  và sống trong những căn nhà « tồi tệ » mà chính phủ dành cho họ. Một người dân khác kể lại nước hút từ các mạch nước ngầm bị ô nhiễm đến mức ngay cả khi được đun sôi đã để lại những hạt nhỏ như những hạt muối.
Tờ báo nhận định là 340 000 người, tương đương với dân số thành phố Nice ở miền nam nước Pháp phải di cư đến miền trung của Trung Quốc để thực hiện dự án « điên rồ » của Mao là đảo chiều dòng nước. Con số này ít hơn bốn lần so với số dân phải di dời trong dự án xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang, mà Bắc Kinh đã phải thừa nhận dự án này gây ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết về mặt sinh thái và tái định cư người dân. Một số người dân không hề muốn di cư, nhưng Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, nếu ai từ chối đi di tản thì sẽ không nhận được gì. Do đó, người dân buộc phải di dời chỗ ở vì ít ra nhà nước cũng cấp cho họ một mái nhà. Việc cưỡng chế di dân đã làm cho một số thanh niên bỏ xứ đi làm việc trong các công xưởng tại các thành phố lớn. Đất đai mới cấp cho dân quá ít, sản lượng không đủ để cả gia đình cùng lao động, nên một số người dân phải đi đánh bắt cá trên đập.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130723-kate-diana-hai-hinh-tuong-trai-nguoc-cua-hoang-gia-anh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten