dinsdag 23 juli 2013

'Sao chổi thế kỷ' sắp tiến sát trái đất

Thứ ba, 23/7/2013 15:39 GMT+7

'Sao chổi thế kỷ' sắp tiến sát trái đất 

ISON được mệnh danh là "sao chổi thế kỷ” sẽ tiến gần trái đất với cường độ ánh sáng lớn nhất từ trước đến nay trong tháng 11 tới, và nhiều người sẽ thấy hiện tượng này.

Hình ảnh của sao chổi ISON được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA  Ảnh : NASA, ESA, và Z. Levay (STScI)
Hình ảnh của sao chổi ISON chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. Ảnh: NASA, ESA, và Z. Levay (STScI).
Hai nhà thiên văn học người Nga là Vitali Nevski và Artyom Novichonok tìm thấy sao chổi ISON tháng 9 năm ngoái. Nó mang tên một chương trình khảo sát bầu trời ban đêm của họ. Sao chổi ISON có quỹ đạo cách mặt trời 1,4 triệu km, giới khoa học ước tính khoảng cách gần nhất của ISON đến mặt trời là 1,2 triệu km.
Trong tháng 7 hoặc tháng 8, ISON sẽ vượt qua “đường đóng băng”. Tại ranh giới này, nó cách mặt trời 370-450 triệu km, băng của nó tan chảy khiến nó trở nên sáng hơn.
Sao chổi ISON dự kiến bay ngang qua sao Hỏa và sao Thủy vào tháng 10. Do sự gia tăng cường bộ bức xạ mặt trời, vật chất sao chổi bị đốt nóng, sao chổi có thể bị phá vỡ thành từng mảnh nhỏ, một cơn bão mặt trời không đúng lúc sẽ xé rách đuôi của nó ngay lập tức.
Tháng 9, Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) dự định khởi động một khí cầu bay lên không gian cách trái đất 37 km để chụp lại hình ảnh của ISON, bởi chất lượng các bức ảnh không bị ảnh hưởng bởi bầu khí quyển trái đất nếu chụp ở trên cao thế này.
Ngày 28/11 tới, "quả cầu tuyết" sẽ bay qua mặt trời với khoảng cách nhỏ hơn một triệu km. Nếu không bị phá vỡ, nó sẽ xuất hiện rực rỡ như ánh sáng mặt trăng. Đuôi sao chổi kéo dài trên bầu trời đêm nên nhiều người trên thế giới có thể quan sát hình ảnh của ngôi sao này.
Theo NASA, đầu tháng 12, ở bắc bán cầu, người quan sát thấy nó xuất hiện lúc buổi sáng ở đường chân trời hướng đông-đông nam. Tiếp đó vào tháng giêng, người xem sẽ thấy sao chổi ở tất cả các đêm.
Sự tiếp cận của sao chổi ISON với bầu không khí rực lửa của mặt trời, các nhà khoa học có thể tìm hiểu cách thức mặt trời hoạt động thông qua cách mà sao chổi tương tác với bầu khí quyển của nó.
Lê Hùng (theo Space)
 
 
Thứ sáu, 28/9/2012 12:02 GMT+7

Sao chổi sáng hơn trăng

Các nhà thiên văn vừa phát hiện một sao chổi có độ sáng cực lớn và con người có thể quan sát nó vào cuối năm 2013.

s
Một sao chổi có độ sáng lớn trên bầu trời. Ảnh: astronet.ru.
Artyom Novichonok và Vitali Nevski, hai nhà thiên văn người Nga, là những người đầu tiên phát hiện một sao chổi mới và gọi nó là 2012 S1. Liên minh Thiên văn Quốc tế xác nhận sự tồn tại của 2012 S1 vào ngày 24/9, National Geographic đưa tin.
Hiện nay 2012 S1 cách trái đất khoảng 990 triệu km và đang di chuyển giữa quỹ đạo của sao Thổ và sao Mộc. Nếu sử dụng kính thiên văn cỡ lớn, con người chỉ thấy 2012 S1 giống như một dải sáng mờ nhạt trong chòm sao Cancer (Cự Giải). Nhưng vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014, nó sẽ tới gần địa cầu và con người có thể thấy nó bằng mắt.
Đây sẽ là sao chổi sáng nhất mà chúng ta từng thấy, Raminder Singh Samra, một nhà thiên văn của Trung tâm Vũ trụ H.R MacMillan tại Canada, phát biểu.
Độ sáng của sao chổi phụ thuộc vào lượng khí và bụi thoát ra từ lõi - gồm băng và đá - của chúng. Lượng bụi và khí thoát ra càng nhiều thì lượng ánh sáng mà sao chổi phản chiếu càng lớn.

Do 2012 S1 là một sao chổi có kích thước lớn - với chiều rộng lên tới 3 km - và sẽ bay rất gần mặt trời nên các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ có độ sáng lớn hơn cả trăng tròn vào buổi tối, Ngoài ra, dường như 2012 S1 đang di chuyển theo quỹ đạo của Sao chổi lớn 1680, một trong những sao chổi sáng nhất mà con người từng thấy từ trái đất.
Tuy nhiên, giới thiên văn vẫn chưa biết nguồn gốc của 2012 S1. Quỹ đạo của nó cho thấy có thể xuất phát từ đám mây Oort, nơi "cưu trú" của hàng tỷ sao chổi.
Minh Long
 
 
 
Thứ tư, 13/3/2013 13:20 GMT+7

Cảnh tượng sao chổi ở bán cầu nam

Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.
> Sao chổi đang bay sát trái đất

d
Bức ảnh này được chụp từ thành phố Melbourne, Australia vào tuần trước. Ảnh: TWAN.
 sao-bang-2-1363167649_500x0.jpg
Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. Ảnh: ESO
 sao-bang-3-1363167649_500x0.jpg
Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. Ảnh: Diaz Bobillo.
 sao-bang-4-1363167649_500x0.jpg
Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. Ảnh: Emilio Lepeley.
 sao-bang-5-1363167649_500x0.jpg
Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.
 sao-bang-6-1363167649_500x0.jpg
Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. Ảnh: Luke O'Brien.
Minh Long
 
Thứ hai, 18/2/2013 15:59 GMT+7

Phân biệt sao băng, thiên thạch và sao chổi

"Đá trời" được gọi là thiên thạch khi chúng bay trong vũ trụ, nhưng khi chúng lao vào bầu khí quyển trái đất, người ta gọi chúng là sao băng.

thienthach4-1361181603_500x0.jpg
Hình minh họa một thiên thạch trong vũ trụ. Ảnh: blogspot.com.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) định nghĩa thiên thạch (asteroid) là những khối đá trong vũ trụ có kích thước nhỏ hơn hành tinh (đôi khi người ta gọi chúng là tiểu hành tinh). Một số người gọi chúng là “rác vũ trụ” hay những mảnh còn sót lại trong quá trình hình thành của hệ mặt trời, Space cho biết.
Hàng triệu tiểu hành tinh đang bay quanh mặt trời, trong đó khoảng 750.000 viên “cư ngụ” trong vành đai thiên thạch ở giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc. Chiều rộng của thiên thạch có thể lên tới hàng trăm km. Ceres, thiên thạch được mệnh danh là một hành tinh lùn, có chiều rộng tới 940 km.
Thiên thạch không có bầu khí quyển, nhưng nhiều viên có kích thước đủ lớn để tạo ra lực hút. Trên thực tế, một số thiên thạch “sở hữu” một hoặc hai vệ tinh. Đôi khi hai thiên thạch có kích thước tương đương xoay quanh nhau và tạo nên hệ thiên thạch kép.
Giới khoa học rất quan tâm tới tiểu hành tinh bởi chúng có thể cung cấp rất nhiều thông tin về quá trình hình thành của Thái Dương Hệ từ khoảng 4,6 tỷ năm trước. Một trong những cách để nghiên cứu tiểu hành tinh là quan sát chúng khi chúng bay tới gần địa cầu.
Sao băng (meteor) là thiên thạch hoặc vật thể bốc cháy khi tiếp xúc bầu khí quyển của trái đất. Người ta cũng thường gọi sao băng là sao sa. Nếu thiên thạch không cháy hết, chúng rơi xuống mặt đất và được gọi là “meteorite”.
Người ta phân chúng thành hai loại: thiên thạch sắt và thiên thạch đá. Sắt chiếm từ 90% hàm lượng của thiên thạch sắt, còn thiên thạch đá được tạo nên bởi khí oxy, sắt, silicon, magie và nhiều nguyên tố khác.
Meteoroid là thuật ngữ tiếng Anh dành cho những sao chổi (comet) hoặc thiên thạch xoay quanh mặt trời. Trên thực tế, giới khoa học chưa đạt được sự đồng thuận về một định nghĩa chung để phân biệt meteoroid với thiên thạch. Họ giải thích một cách đơn giản rằng: Meteoroid nhỏ hơn thiên thạch.
Meteoroid và thiên thạch chỉ được gọi là sao băng khi chúng lao vào bầu khí quyển trái đất. Chúng có thể nổ, cháy trong không khí, tạo nên những khối cầu lửa.
Sao chổi là những thiên thể được tạo nên chủ yếu bởi băng. Chúng chứa khí carbon dioxide, metan, nước đóng băng, bụi và các khoáng chất.
Minh Long

Geen opmerkingen:

Een reactie posten