Nhập cư: Khuôn mặt mới của nước Mỹ là một tập hợp những câu chuyện cá nhân, hình ảnh tương tác và tài liệu tham khảo với mục đích đưa cuộc tranh luận chính trị về sát với đời sống thực tế. Ðây là nơi để bạn đọc suy ngẫm về "Giấc mơ Mỹ" và tìm hiểu vì sao giấc mơ đó trở thành hiện thực đối với một số người, nhưng với những người khác thì vẫn còn là điều xa vời. Hãy tham gia cuộc trò chuyện cùng chúng tôi.
JavaScript của bạn đang tắt hoặc bạn có phiên bản Flash Player cũ của Adobe. Hãy trang bị Flash player mới nhất.
Video
Hành trình nhập cư của nhà làm phim gốc Việt
Trở thành một công dân Hoa Kỳ gần như đã khiến anh Minh Nguyễn mất cả mạng sống. Anh vượt biên khỏi Việt Nam bằng thuyền lúc còn là một cậu bé và suýt chết trong chuyến đi. Anh và gia đình cuối cùng đã tìm đường đến được Hoa Kỳ. Nay là một nhà làm phim, anh Minh sống ở Los Angeles với vợ và gia đình người anh trai. Câu chuyện về sự tranh đấu, đau khổ và lòng can đảm là một nguồn khích lệ cho những người tham gia một thách thức gay go về cải cách di trú ở nước này.
Khi bộ mặt nước Mỹ thay đổi thì chính sách nhập cư cũng thay đổi.
Trong thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nếu một người nhập cư có 50 xu và không phải là một "tội phạm bị kết án, người điên hay kẻ ngu ngốc," thì cánh cửa đến Mỹ khá rộng mở cho họ. Nhưng khi đất nước phát triển và điều chỉnh theo thực tế mới, như chiến tranh và suy thoái kinh tế, ai đến và đến bao nhiêu người đều bị hạn chế. Giờ đây, Quốc hội đang tranh luận về một bộ luật kiểm soát tình trạng nhập cư hiện thời của Mỹ.
Trong khi Tổng thống Barack Obama theo đuổi cải cách nhập cư được ủng hộ bởi cử tri gốc Tây Ban Nha và châu Á, thành phần đã giúp ông tái đắc cử, ông cũng chỉ thị quyết liệt trục xuất nhiều di dân và khiến nhiều nhà hoạt động bất bình.
Bấm vào hình để xem những vụ trục xuất.
Trong thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nếu một người nhập cư có 50 xu và không phải là một "tội phạm bị kết án, người điên hay kẻ ngu ngốc," thì cánh cửa đến Mỹ khá rộng mở cho họ. Nhưng khi đất nước phát triển và điều chỉnh theo thực tế mới, như chiến tranh và suy thoái kinh tế, ai đến và đến bao nhiêu người đều bị hạn chế. Giờ đây, Quốc hội đang tranh luận về một bộ luật kiểm soát tình trạng nhập cư hiện thời của Mỹ.
Trong khi Tổng thống Barack Obama theo đuổi cải cách nhập cư được ủng hộ bởi cử tri gốc Tây Ban Nha và châu Á, thành phần đã giúp ông tái đắc cử, ông cũng chỉ thị quyết liệt trục xuất nhiều di dân và khiến nhiều nhà hoạt động bất bình.
Bấm vào hình để xem những vụ trục xuất.
Thượng viện Mỹ bắt đầu thảo luận về Luật Cải tổ Di trú
Thượng viện Hoa Kỳ đã mở các phiên tranh luận xem xét toàn bộ hệ thống di trú nước Mỹ theo một dự luật do một 'Nhóm 8 Thượng nghị sĩ' của hai đảng soạn thả ThêmTổng thống Obama hô hào cải cách di trú
Visa H-1B được đăng ký nhanh chóng
Các nhà lập pháp Mỹ đưa ra đề xuất để cải tổ di trú
Cấp thẻ xanh cho những nhà đầu tư từ 500.000 đôla vào Hoa Kỳ
Dự luật giúp sinh viên nước ngoài có thể định cư tại Mỹ
Người trẻ Việt được trao Giải Hành trình Can đảm
Giới trẻ Mỹ gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
Hoa Kỳ: Người gốc châu Á tăng nhanh nhất trong năm 2012
Giới trẻ người Mỹ gốc Á ngày nay tại Hoa Kỳ
'Nếu trở thành Tổng thống Hoa Kỳ gốc Á đầu tiên...'
Người nhập cư gốc Hoa rời khu phố Tàu để sinh sống lập nghiệp
Ngày người Mỹ gốc Việt tại Texas
TT Obama: Lịch sử Do Thái gây cảm hứng cho người Mỹ gốc Phi
Chủ nông trại Mỹ ủng hộ cải tổ di trú
Người Mỹ gốc Việt có tên trong danh sách 'tài năng trẻ' của Forbes
Dân biểu Hubert Võ tái đắc cử tại Texas
Westminster có Thị trưởng gốc Việt đầu tiên
Việc giam giữ người nhập cư bị buộc tội vi phạm luật Mỹ khá tốn kém và đang tăng mạnh. Bộ An ninh Nội địa xin gần 2 tỷ đô la cho hoạt động giam giữ trong năm 2013. Yêu cầu này được đưa ra sau năm 2011 với con số kỷ lục 429.000 người nước ngoài đã bị giam giữ.
Chính phủ sử dụng khoảng 250 nhà tù tiểu bang và địa phương, nhà tù tư nhân và các cơ sở do chính phủ sở hữu làm nơi giam giữ tù nhân.
Mỗi chấm đỏ trên bản đồ Google dưới đây đại diện cho một cơ sở giam giữ người nhập cư. Rê chuột lên những chấm này để xem chi tiết. Bấm nút “play” hoặc kéo tam giác màu đỏ để xem sự phát triển những trại giam này.
Ðồ biểu: Số người di trú bị tạm giam tăng vọt do Cuộc Hội thảo Tường thuật Ðiều tra và PBS/ Frontline cung cấp.
Thiết kế: Jacob Fenton, Catherine Rentz, Stokely Baksh và Lisa Hill. Nguồn: ICE.
Hệ thống nhà giam của ICE giam giữ đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ gần như mọi nước trên thế giới. Một số vượt biên trái phép hoặc ở lại quá hạn visa, những người khác phạm trọng tội. Trong số này còn có những thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ và người xin tị nạn. Những người này có thể bị giam nhiều ngày hoặc nhiều tháng, chờ đợi quản lý di trú hoặc tòa án định đoạt số phận của họ.
http://www.voatiengviet.com/section/di-dan-khuon-mat-moi-cua-my/4189.html
Chính phủ sử dụng khoảng 250 nhà tù tiểu bang và địa phương, nhà tù tư nhân và các cơ sở do chính phủ sở hữu làm nơi giam giữ tù nhân.
Mỗi chấm đỏ trên bản đồ Google dưới đây đại diện cho một cơ sở giam giữ người nhập cư. Rê chuột lên những chấm này để xem chi tiết. Bấm nút “play” hoặc kéo tam giác màu đỏ để xem sự phát triển những trại giam này.
Thiết kế: Jacob Fenton, Catherine Rentz, Stokely Baksh và Lisa Hill. Nguồn: ICE.
Hệ thống nhà giam của ICE giam giữ đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ gần như mọi nước trên thế giới. Một số vượt biên trái phép hoặc ở lại quá hạn visa, những người khác phạm trọng tội. Trong số này còn có những thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ và người xin tị nạn. Những người này có thể bị giam nhiều ngày hoặc nhiều tháng, chờ đợi quản lý di trú hoặc tòa án định đoạt số phận của họ.
http://www.voatiengviet.com/section/di-dan-khuon-mat-moi-cua-my/4189.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten